Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 119)

. Công an phường, xã, thị trấn đã xác định và có kế hoạch chuyển hoá 420 địa bàn (gồm: 152 về hình sự; 14 về kinh tế; 24 về ma tuý; 90 về tệ nạn

3.3. Một số kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, văn bản chính quy của Bộ, của Cơng an Thành phố, trên cơ sở nghiên cứu riêng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói chung và hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Đồng thời qua công tác thực tiễn, đúc rút

tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chúng tơi đề xuất một số kiến nghị như sau:

Một là, do hệ thống thông tin, tài liệu cần thu thập trong công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là rất rộng, đa dạng, liên quan nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận, thu từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, nên nghiên cứu, xây dựng các mẫu trong hồ sơ điều tra cơ bản thống nhất, phục vụ việc thu thập, sắp xếp, nghiên cứu hồ sơ, hệ thống hố, đánh giá, phân tích … được nhanh chóng, đồng bộ. Ví dụ, như mẫu thống kê, rà sốt, phân tích theo: Tình hình về dân số; tình hình về tơn giáo; tình hình về lực lượng an ninh cơ sở; tình hình các hệ, loại đối tượng; tình hình phạm pháp hình sự, vi phạm pháp luật …

Hai là, hàng năm, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cơng an phường, xã, thị trấn, Cảnh sát khu vực, Công an viên đều phải đăng ký thực hiện chỉ tiêu công tác, đến 06 tháng và cuối năm thì phải báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác đã đăng ký. Do vậy, để chủ động thực hiện công tác điều tra cơ bản, cũng là để thể hiện tính trách nhiệm cụ thể, nên xây dựng các mẫu đăng ký chỉ tiêu, mẫu báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu mà trong đó có những yêu cầu, địi hỏi cụ thể về cơng tác này, như: Kết quả đã điều tra cơ bản của năm trước; những tồn tại, hạn chế; các nội dung điều tra cơ bản đăng ký sẽ thực hiện; tiến độ sẽ thực hiện trong 06 tháng, cả năm; tự đăng ký mốc thực hiện, hoàn thành …

Ba là, thời gian qua, Cơng an Thành phố cũng đã có tổ chức một số buổi hội thảo, ban hành một số tài liệu, hướng dẫn về cơng tác nghiệp vụ cơ bản nói chung và cơng tác điều tra cơ bản nói riêng. Để thúc đẩy tiến độ thực hiện, tạo sự quan tâm cần thiết, ý thức tìm hiểu, nghiên cứu, có thể tổ chức các hình thức thi, tìm hiểu về công tác điều tra cơ bản; hoặc hàng tháng sẽ

gửi xuống Công an quận, huyện, phường, xã, thị trấn một số câu hỏi về công tác điều tra cơ bản, rồi qui định thời hạn bắt buộc trả lời và kèm theo kiến nghị, đề xuất, nhận xét, có thơng báo định kỳ hàng tháng về nội dung này trong tồn lực lượng Cơng an Thành phố. Theo đó cần biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt cơng tác này hoặc có những phát hiện, kiến nghị có giá trị; có hình thức xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện; xem đây là một trong những tiêu chuẩn bình xét kết quả thi đua và hiệu quả cơng tác. Ngồi ra, cũng có thể giao trách nhiệm cho đơn vị đang quản lý, sử dụng hồ sơ điều tra cơ bản hàng tháng ít nhất phát hiện 01 vấn đề mới từ kết quả điều tra cơ bản, qua đó có đề xuất, kiến nghị gửi bộ phận chức năng.

Bốn là, thực chất của công tác điều tra cơ bản chính là nắm tổng qt tình hình, sau đó là phân tích, đánh giá được những yếu tố liên quan công tác an ninh trật tự. Do vậy, chỉ riêng lực lượng Cơng an thì khơng thể nắm hết mọi tình hình được, nhất là về mảng dân sự, văn hoá, giáo dục … Do vậy, lực lượng Cơng an có thể tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tham gia, hỗ trợ trong thực hiện điều tra cơ bản ở mức độ có thể. Thậm chí, ngay trong các ban ngành, đồn thể, có thể chọn những người có năng lực, phẩm chất tốt để tập huấn, hướng dẫn thực hiện một số nội dung này. Tất nhiên là phải đảm bảo không để lộ nghiệp vụ, tôn trọng pháp luật, tôn trọng qui định hoạt động của mỗi ngành, mỗi lực lượng.

Năm là, vào ngày 15/11/2006 Giám đốc CATP.HCM có ra các Quyết định: Quyết định số 32/QĐ-CATP(TCCB) về cơ cấu tổ chức của Công an phường, thị trấn; Quyết định số 33/QĐ-CATP(TCCB) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ tổng hợp, thuộc Công an phường, thị trấn; Quyết định 34/QĐ-CATP(TCCB) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Cảnh sát khu vực, thuộc Công an phường, thị trấn; Quyết định 35/QĐ-CATP(TCCB) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Cảnh sát phòng chống tội phạm,

thuộc Công an phường, thị trấn. Trong các quyết định trên, chỉ có Quyết định số 34 là có nêu: Tổ Cảnh sát khu vực phải tiến hành công tác điều tra cơ bản ở địa bàn phường, cịn các tổ khác thì khơng nêu cụ thể như vậy. Điều này dẫn tới cán bộ chiến sỹ các Tổ tổng hợp, Tổ phịng chống tội phạm có thể xem nhẹ công tác điều tra cơ bản, coi đây là công việc của Cảnh sát khu vực đã được qui định. Do đó, cần bổ sung cụ thể vào trong các Quyết định số 33, 35 hoặc có hướng dẫn thêm nội dung Tổ tổng hợp và Tổ phịng chống tội phạm có trách nhiệm phối hợp tổ Cảnh sát khu vực thực hiện công tác điều tra cơ bản ở địa bàn phường.

Bên cạnh đó, tại TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn cịn huyện và xã, tức là cịn lực lượng Cơng an phụ trách xã. Tuy nhiên, có nhiều xã lại phát triển khơng thua kém gì các phường, thị trấn, đồng thời xã ở thành phố thì sẽ quy mơ, phức tạp hơn xã ở các tỉnh. Thực tế, hiện mỗi xã chỉ có 01 đ/c Cơng an phụ trách (của Cơng an huyện), cịn lại chỉ là Cơng an viên, khơng có nghiệp vụ chun mơn. Do đó đ/c Cơng an phụ trách các xã khó có thể thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản địa bàn xã, vì so với ở phường thì do Trưởng Cơng an phường chỉ đạo và Cảnh sát khu vực tham gia thực hiện. Như vậy, cần xem xét lại trách nhiệm và khả năng thực hiện công tác điều tra cơ bản ở các xã, có thể là thêm quân số, có thể là huy động các lực lượng khác, có các qui định kèm theo …

Sáu là, một trong những khó khăn khách quan ảnh hưởng tới cơng tác báo cáo, đánh giá nói chung và báo cáo, đánh giá về cơng tác điều tra cơ bản nói riêng trong thời gian qua chính là việc xác định mốc thời gian để thực hiện, tổng hợp. Trong thực tế, cùng một nội dung cần báo cáo nhưng đơn vị này thì báo cáo theo mốc này, đơn vị khác lại báo cáo theo mốc khác. Cùng một yêu cầu, nhưng cơ quan này thì yêu cầu theo mốc thời gian theo ý họ, còn cơ quan khác thì yêu cầu theo mốc thời gian khác; cùng một vấn đề, nhưng giữa các cơ quan, lực lượng lại có những tiêu chí đánh giá, đòi hỏi

khác nhau … điều này gây ảnh hưởng cho tiến độ thực hiện, gây khó khăn cho việc thống kê, đánh giá, so sánh, phân tích … Chính vì thế, cần có sự thống nhất giữa các lực lượng, đơn vị, ngành trong chế độ thống kê, báo cáo, tạo sự đồng bộ, ăn khớp về thời hạn, mốc báo cáo, tiêu chí đánh giá … như thế sẽ thuận lợi hơn cho bộ phận thực hiện thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá.

Bảy là, như chúng ta đã biết, theo các văn bản hướng dẫn, cán bộ làm công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác nghiệp vụ cơ bản là phải có năng lực, được đào tạo nghiệp vụ. Nhưng kinh nghiệm trải qua thực tiễn cũng rất quan trọng. Do vậy, khi lựa chọn, bố trí cán bộ hướng dẫn, kiểm tra cơng tác điều tra cơ bản nên là những đồng chí từng qua cơng tác thực tế, bám địa bàn … có như vậy, họ mới có thể phát hiện các sơ hở, thiếu sót từ thực tế, hiểu và hỗ trợ tốt hơn cho lực lượng cơng tác ở cơ sở.

Tóm lại, cùng với sự phát triển chung về mọi mặt trên thế giới và trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế - văn hố – xã hội, trong đó có vai trị của việc giữ gìn, đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Tuy nhiên, cũng theo quy luật khách quan và trong đời sống xã hội, sự phát triển nào cũng có những mặt trái nhất định của nó. Sự mở cửa, phát triển nhanh của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kéo theo những vấn đề đáng chú ý như : giao lưu quốc tế rộng rãi hơn, dân cư tăng nhanh, đơ thị hố mạnh, thành phần kinh tế đa dạng, phân hoá giàu nghèo trong xã hội; cùng với đó là sự phức tạp, nguy hiểm, tinh vi hơn trong hoạt động của các loại tội phạm, đối tượng, tệ nạn xã hội trong và ngoài nước…. Chính vì thế, cơng tác giữ gìn an ninh trật tự, mà lực lượng Cơng an có vai trị mũi nhọn, cũng sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên ngoài và bên trong. Từng cán bộ chiến sỹ, từng mặt công tác Công an cũng phải có sự chuyển biến, sắc bén hơn, hiệu quả hơn. Trong lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cần phải tăng cường đội ngũ, nâng chất các nội

dung công tác của mình, trong đó có cơng tác điều tra cơ bản. Do chủ yếu chỉ thực hiện các biện pháp công tác công khai, nên qua công tác điều tra cơ bản tốt, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ có cơ sở chính xác để triển khai thực hiện các nội dung cơng tác khác của mình cho phù hợp; đồng thời đây là nguồn quan trọng cho các mặt công tác nghiệp vụ Công an khác. Bên cạnh những kết qua đạt được, cũng cần phải khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua trong công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trong phạm vi đề tài, chúng tơi có đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, mong góp phần tốt hơn cho cơng tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh. Để góp phần cho mục tiêu giữ gìn an ninh trật tự.

KẾT LUẬN

Quản lý hành chính về trật tự xã hội là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng Công an nhân dân, mà lực lượng thực hiện chủ yếu đó là Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải thực hiện kết hợp nhiều nội dung, biện pháp cơng tác cụ thể khác nhau trong đó có cơng tác nghiệp vụ cơ bản, điều tra cơ bản.

Hệ thống cơng tác nghiệp vụ cơ bản nói chung, trong đó có cơng tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng đã được thể hiện, quy định khá đầy đủ trong các văn bản, hướng dẫn. Qua nghiên cứu về lý luận nói chung, cũng như đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong thực hiện công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Công tác điều tra cơ bản của lực lượng

Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng

ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh -

Thực trạng và giải pháp” là vấn đề cần thiết, sẽ có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trước hết, đây là cơng trình nghiên cứu có tính tập trung nhất về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cụ thể là công tác điều tra cơ bản của lực luợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Thành phố Hồ Chí Minh, một vấn đề khá

dẫn thực hiện, những hoạt động nghiên cứu khác nhau, nhưng đề tài này đã đi sâu nghiên cứu các quy định, hướng dẫn liên quan thực hiện công tác điều tra cơ bản cho lực luợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, đề tài cũng đã đánh giá, làm rõ được một số tình hình chính có liên quan cơng tác giữ gìn an ninh trật tự tại Thành phố hồ chí Minh, cũng như làm rõ thực trạng công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Việc đánh giá, làm rõ thực trạng này đi sâu vào vấn đề tổ chức thực hiện, lực lượng thực hiện, trách nhiệm trong thực hiện, hiệu quả đem lại và những tồn tại, nguyên nhân của nó. Đảm bảo việc đánh giá chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tiễn đang diễn ra.

Đề tài nghiên cứu cũng dự báo và tìm ra một số nhấn tố có thể tác động đến việc thực hiện công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Kết hợp với nghiên cứu lý luận, đề tài cũng mạnh dạn đề nghị một số giải pháp và kiến nghị cho việc thực hiện công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đúc kết lại, trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói chung là cần tích cực nghiên cứu, nắm vững các hướng dẫn, nội dung, yêu cầu … , và biết áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Theo tinh thần chỉ đạo chung: “Công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân đã được xác định là vấn đề cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ hệ thống hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; là cơ sở

chủ yếu cho việc tiến hành các mặt công tác nghiệp vụ khác. Đây là hoạt động nghiệp vụ có tính đặc thù mà Đảng, Nhà nước giao cho lực lượng Cảnh sát nhân dân tiến hành nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời phát hiện, điều tra, khám phá tội phạm. Thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản là thể hiện tính chến đấu sắc bén trong cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Cơng an trong tình hình mới theo Nghị quyết 40/NQ-TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị; đồng thời là yếu tố quan trong để xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo tinh thần Nghị quyết của Đảng”.

Thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản, trong đó có điều tra cơ bản là trách nhiệm của cả lực lượng Công an nhân dân. Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng phải thực hiện tốt với những quy định,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)