Phương pháp, biện pháp tiến hành điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

bàn, lĩnh vực, mục tiêu và đối với từng hệ loại đối tượng.

-Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước về an ninh trật tự và đề xuất các giải pháp tích cực trong quản lý Nhà nước về an ninh trật tự phù hợp với từng địa bàn, tuyến, lĩnh vực để tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền và lãnh đạo Cơng an các cấp chỉ đạo thực hiện. [ 11 ]

1.2.3. Phương pháp, biện pháp tiến hành điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân lượng Cảnh sát nhân dân

Căn cứ theo Hướng dẫn của Tổng cục Cảnh sát, công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân được tiến hành thông qua các phương pháp, biện pháp như sau:

- Thu thập thông tin, tài liệu trong công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân được thực hiện bằng các biện công khai để khai thác rộng rãi các nguồn tài liệu theo qui định.

- Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân phải được thực hiện bắt đầu từ đối tượng địa bàn là xã, phường, thị trấn. Lực lượng Cảnh sát nhân dân các cấp và các hệ nghiệp vụ khai thác kết quả điều tra cơ bản của địa bàn xã, phường, thị trấn để xác định các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, hệ loại cần điều tra cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ và theo phân công, phân cấp. Đối với các địa bàn hành chính cấp huyện, cấp tỉnh chỉ tiến hành

tập hợp, hệ thống lại các thông tin, tài liệu từ hồ sơ điều tra cơ bản các địa bàn xã, phường, thị trấn, không thu thập lại ở các nguồn đã khai thác

- Trước khi điều tra cơ bản về một đối tượng, phải xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản. Kế hoạch phải xác định rõ:

Phạm vi đối tượng điều tra cơ bản;

Những thông tin, tài liệu, số liệu cần thu thập (đối với những đối tượng đã điều tra cơ bản phải xác định những thông tin, tài liệu, số liệu cần thu thập bổ sung);

Xác định nguồn để thu thập thông tin, tài liệu; các cơ quan, đơn vị, tổ chức cần phối hợp; cách thức phối hợp (trực tiếp, gián tiếp);

Phân công lực lượng, cán bộ (đơn vị, lực lượng chủ trì; lực lượng cán bộ tham gia và trách nhiệm cụ thể của mỗi đơn vị, lực lượng, cán bộ);

Dự kiến các bước thực hiện, thời gian hồn thành.

- Q trình thu thập thơng tin, tài liệu phải đối chiếu, xác minh để đảm bảo tính chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tế; chọn lọc thơng tin, tài liệu đưa vào hồ sơ theo qui định về công tác hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát.

- Thời gian thu thập thơng tin, tài liệu tính từ năm 1995; các tài liệu phải được thống kê, hệ thống theo từng năm. Các thông tin, tài liệu từ trước năm 1995 nhưng xét thấy cần thiết cho việc đánh giá, nắm tình hình về đối tượng điều tra cơ bản vẫn có thể thu thập đưa vào hồ sơ điều tra cơ bản. Đối với các địa bàn, mục tiêu, lĩnh vực phải tiến hành điều tra cơ bản bổ sung thông tin, tài liệu, đánh giá tình hình theo định kỳ hàng năm; đối với các tuyến, hệ loại đối tượng, phải căn cứ vào yêu cầu nắm tình hình và giải quyết các u cầu phịng, chống tội phạm để chủ động có kế hoạch điều tra cơ bản.

Như vậy, khác với một số biện pháp công tác khác, công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân chỉ được thực hiện bằng các biện pháp công khai để thu thập được các thơng tin, tài liệu cần thiết, từ đó mới rút ra được các đánh giá, nhận xét phục vụ cho các mặt công tác nghiệp vụ khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)