Công tác triển khai thực hiện và nội dung công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 65)

bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để thực hiện Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11) ngày 06/06/2003 của Bộ Công an về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới; các Quyết định số 360, 361, 362, 363/2003/QĐ-BCA(C11) của Bộ Công an quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản và Kế hoạch số 1295/KH-C11 ngày 13/06/2003 của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Công an TP.HCM đã có Kế hoạch số 152/KH- CATP(PV11) ngày 26/08/2003 về triển khai thực hiện Chỉ thị 05 và các Quyết định của Bộ Công an về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát. Trong Kế hoạch này có yêu cầu nội dung và tiến độ thực hiện đối với công tác điều tra cơ bản:

- Các Phịng Cảnh sát, Cơng an quận, huyện, phường, xã căn cứ vào Quyết định số 360/QĐ ngày 06/06/2003 của Bộ trưởng, tổng rà soát, xác định địa bàn, tuyến, mục tiêu, lĩnh vực, hệ loại đối tượng trọng điểm, phức tạp về trật tự xã hội để lập hồ sơ công tác điều tra cơ bản. Công tác điều tra cơ bản phải tập trung có trọng điểm, vừa làm, vửa rút kinh nghiệm, mỗi quận, huyện chọn 1-2 phường, xã tổ chức chỉ đạo triển khai thí điểm để nhân rộng (hồn thành trước tháng 12/2004).

- Trên cơ sở điều tra cơ bản, các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch chủ động phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các chủ trương, giải pháp tích cực

để đảm bảo trật tự an toàn xã hội gắn với kế hoạch phân loại và chuyển hoá địa bàn, theo phương châm điều tra đến đâu, xây dựng kế hoạch đến đó.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, ngày 08/09/2004 Cơng an TP.HCM có Văn bản số 32/HD-CATP(PC13) về hướng dẫn thực hiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Hướng dẫn 32 nhằm để thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (trực tiếp là Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, CA chính quy bố trí ở xã) trên địa bàn TP.HCM; đồng thời cũng nêu rõ: Đối tượng, nội dung, phương pháp tiến hành điều tra cơ bản, phân cơng phân cấp và trình tự các bước phải thực hiện đã nêu rõ trong phần I của hướng dẫn số 2400/HD-C11(C12) và phần quy trình cơng tác điều tra cơ bản của Quyết định 730/2003/QĐ-BCA(C11) của Bộ Cơng an.

Tiếp đó, ngày 01/12/2004, Bộ trưởng Bộ Cơng an có Quyết định số 1404/QĐ-BCA(C11) v/v ban hành “Quy chế phân công trách nhiệm trao đổi, cung cấp và xử lý thông tin để thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân” nhằm đề cao trách nhiệm của Lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sỹ Công an các cấp trong thực hiện Chỉ thị số 05 (về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân), Chỉ thị số 10 (về công tác hồ sơ, tàng thư thông tin nghiệp vụ Cảnh sát) của Bộ trưởng Bộ Công an. Ngày 08/04/2005, Giám đốc Công an Thành phố có Văn bản số 05/HD-CATP(PV11) về hướng dẫn thực hiện trách nhiệm trao đổi, cung cấp và xử lý thông tin để thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát, trong đó có trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (được nêu trong Điều 7 của Hướng dẫn này).

Trên tinh thần thực hiện Văn bản số 1026/C13(P4) ngày 30/09/2003 của Tổng cục Cảnh sát về Hướng dẫn thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quảm lý hành chính về trật tự xã hội. Ngày 08/09/2004, Cơng an TP.HCM có Văn bản số 32/HD-CATP(PC13), về hướng dẫn thực hiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Hướng dẫn 32 đã có sự cụ thể hoá, căn cứ theo tình hình địa bàn, thực tiễn công tác của Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng. Một số nội dung thực hiện:

- Về đối tượng điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Hướng dẫn 32 xác định cụ thể là thuộc hệ PC13 và PC13, gồm:

+ Địa bàn điều tra là theo cấp phường, xã, thị trấn. + Địa bàn, mục tiêu, lĩnh vực trật tự công cộng.

- Trong nội dung phương pháp thực hiện: Công an quận, huyện đang có hồ sơ điều tra cơ bản của lực lượng an ninh do đội An ninh nhân dân lưu giữ. Trưởng Công an quận, huyện chỉ đạo để Công an phường, xã, thị trấn thu thập bằng sao chép những tài liệu phù hợp nội dung của hồ sơ điều tra cơ bản địa bàn hành chính, các tài liệu cịn thiếu thì tổ chức thu thập theo phương pháp sau:

Một là, lập bản đồ hành chính phường, xã, thị trấn trên khổ giấy A1 (0,78 x 1m), nội dung phải thể hiện rõ 05 đối tượng cần điều tra cơ bản, phản ánh đặc trưng bằng ký hiệu, hình tượng, đặc điểm, tính chất từng khu vực, vị trí giáp ranh với phường, xã, thị trấn khác, hệ thống giao thông, trụ sở các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục … việc dùng ký hiệu phải được chú dẫn rõ ràng, dễ nhận

biết. Các ký hiệu, biểu tượng cần phải thống nhất, đang được xã hội chấp nhận sử dụng trên bản đồ, riêng những tụ điểm phức tạp thì đúng giấy màu để thể hiện (riêng những tụ điểm, địa bàn phức tạp thì dùng giấy màu thể hiện, có bảng chú dẫn kèm theo, bố trí tại góc phải phía dưới của bản đồ).

Hai là, thu thập tài liệu về cơ cấu tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị (Mặt trận tổ quốc, Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân tập thể, Cựu chiến binh), với nội dung gồm: quyết định chuẩn y tổ chức và nhân sự Đảng uỷ phường, xã, thị trấn, chi bộ khu phố, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Ban chấp hành Mặt trận tổ quốc, Ban chấp hành Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân của phường, xã, thị trấn và những thay đổi về nhân sự; các báo cáo tổng kết công tác năm, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của các tổ chức nói trên.

Ba là, tập hợp, phân tích số liệu hộ, khẩu, các loại đối tượng, lực lượng an ninh cơ sở (từ 1995 – 2003, lấy số liệu thời điểm quý IV hàng năm theo mẫu MBC2). Từ năm 2004, hằng quý thu thập trong báo cáo định kỳ về tình hình hộ, khẩu, đối tượng và kết quả công tác của Cảnh sát khu vực, Công an viên (mẫu KV8 – NK12).

Bốn là, thu thập các thống kê số liệu, báo cáo kết quả về công tác an ninh 06 tháng, năm, theo nội dung như: Thống kê số liệu dân tộc Hoa, Chăm, Kh’mer …; thống kê số liệu Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hoà hảo … và danh sách người đứng đầu các tổ chức tôn giáo; thống kê số liệu và danh sách đối tượng chính trị, đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị (theo mẫu KV3); thống kê số liệu hội, nhóm quần chúng có liên quan công tác an ninh; thống kê người vượt biên trái phép hồi hương; trục xuất người nước ngoài; thống kê số liệu tranh chấp, khiếu kiện; ngoài ra, địa bàn có thêm nội dung nào thì thu thập đủ thống kê đó …

Năm là, thu thập các thống kê số liệu, báo cáo kết quả liên quan đến trật tự xã hội 06 tháng, năm, theo nội dung như: Thống kê số liệu và danh sách đối tượng sưu tra hình sự, kinh tế, ma tuý; thống kê số liệu và danh sách người nghiện ma tuý; danh sách đối tượng tù tha, đối tượng đã và đang thực hiện các Nghị định của Chính phủ; đối tượng có tiền án, tiền sự khác; kết quả đấu tranh chuyển hố địa bàn, tuyến phức tạp về hình sự, ma tuý, mại dâm; tình hình phạm pháp hình sự; vi phạm hành chính về hình sự; tình hình và kết quả giải quyết trật tự giao thông, trật tự lề đường; tình hình, kết quả kiểm tra cháy, nổ.

Sáu là, thống kê số liệu và lập danh sách các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo Nghị định số 08/CP của Chính phủ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ; danh sách ban điều hành khu phố (ấp), tổ dân phố (tổ nhân dân), dân phịng, nhóm trưởng …

Bảy là, các kế hoạch, báo cáo kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo 138 và Công an phường, xã, thị trấn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tám là, báo cáo tổng hợp hàng năm về điều tra cơ bản địa bàn hành chính (phường, xã, thị trấn), nội dung báo cáo gồm các phần sau: Vị trí, đặc điểm; số liệu tình hình dân cư, đối tượng; số liệu tình hình hệ thống chính trị; số liệu, tình hình đảm bảo an ninh chính trị và đấu tranh phịng, chống tội phạm; các kế hoạch và kết quả đã thực hiện qua điều tra cơ bản; những tình hình qua điều tra cơ bản cần có kế hoạch giải quyết tiếp.

- Trong hồ sơ điều tra địa bàn hành chính (phường, xã, thị trấn): Thực hiện theo quy định chế độ hồ sơ (phần cấu tạo hồ sơ điều tra cơ bản), nhưng cần lưu ý một số nội dung sau:

+ Sắp xếp tài liệu theo trình tự, thủ tục, cấu tạo và đăng ký hồ sơ ĐB. + Các tập công tác:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)