Cơ sở pháp lý, trách nhiệm thực hiện trong công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 42)

Trước hết, quản lý là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của hệ thống các cơ quan nhà nước, trong đó có quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính về trật tự xã hội là một bộ phận của quản lý hành chính nhà nước.

Tại Điều 12, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001), có nêu: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa …”. [ 1 ]

Còn tại Điều 47, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001), có nêu: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm”. [ 1 ]

Trên tinh thần đó, thời gian qua ở nước ta đã có nhiều văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơng an nhân dân nói chung, trong đó có lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng, như: Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân năm 1989; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân năm 1991; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân năm 1995; Quyết định số 384/QĐ-BNV(X13), ngày 01/10/1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục cảnh sát QLHC về TTXH … . Qua từng giai đoạn, do yêu cầu thực tiễn đòi hỏi thì những quy định này cũng có những chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung. Mới đây nhất, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khố XI có ban hành Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11, ngày 29/11/2005, trong Chương II có nêu rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân, một số nội dung cần lưu ý:

- Tại điểm 6, Điều 14 (nhiệm vụ, quyền hạn của Cơng an nhân dân), có nêu: “Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội”.

- Tại Điều 16, nêu cụ thể 04 nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đó là:

+ Thực hiện quy định tại Điều 14 của Luật này.

+ Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn xã hội, về bảo vệ mơi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Theo tìm hiểu Từ điển bách khoa Cơng an nhân dân, thì quản lý hành chính về trật tự xã hội là hoạt động “được thực hiện bằng cách sử dụng những quy định của pháp luật về trật tự xã hội để quản lý xã hội, nhằm ngăn ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi khác xâm phạm an ninh trật tự, bảo đảm cuộc sống yên vui, hạnh phúc của nhân dân”.[ 3 ]

Qua nghiên cứu nhiều tài liệu có thể hiểu, hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội, bao gồm nhiều nội dung công tác cụ thể, được xác định là một biện pháp công tác cơ bản của lực lượng Công an nhân dân trong

pháp luật. Kết quả hoạt động của quản lý hành chính vế trật tự xã hội là cơ sở nền tảng để triển khai các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân. Đặc biệt nó có tác dụng tích cực trong việc nắm tình hình, thu nhận các nguồn tin có liên quan đến các yếu cầu nghiệp vụ. Nó có khả năng, điều kiện phát hiện các đầu mối vụ việc, hiện tượng nghi vấn phục vụ và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của các lực lượng Công an nhân dân.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân, ngày 06/06/2003 Bộ Cơng an có Chỉ thị số 05/CT- BCA(C11), về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới, trong Chỉ thị này có yêu cầu về thực hiện công tác điều tra cơ bản: “Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, Công an các địa phương cần xác định đây là một công tác bắt buộc phải thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, tiến hành điều tra cơ bản, chủ động, thường xuyên nắm chắc tình hình có liên quan đến cơng tác giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. Phát hiện những tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, hệ loại đối tượng có nhiều vấn đề phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, các vấn đề mới nổi lên, những loại đối tượng hoạt động phức tạp và khả năng, diễn biến của chúng để xây dựng kế hoạch chủ động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm; tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp các chủ trương, chính sách, giải pháp tích cực về nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Các lực lượng Cảnh sát phải chủ động phối hợp với lực lượng An ninh thực hiện công tác điều tra cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ được giao”.[ 7 ]

Trong cơ cấu tổ chức Công an nhân dân, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là một lực lượng của ngành Công an. Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là lực lượng công khai sử dụng các biện pháp quản lý hành chính để nắm tình hình, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ phịng ngừa, tấn cơng tội phạm.

Theo qui định về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 360/2003/QĐ-BCA(C11) ngày 06/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an), tại điểm a, khoản 1, Điều 5 (về phân cơng, phân cấp) có nêu: “Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trực tiếp là Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự tiến hành điều tra cơ bản các địa bàn xã, phường, thị trấn”. Như vậy, vấn đề then chốt ở đây là công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tập trung chủ yếu là điều tra cơ bản địa bàn xã, phường, thị trấn, mà vai trò chủ lực thực hiện là Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự.

Trên cơ sở đó, ngày 30/09/2003, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có Hướng dẫn số 1026/C13(P4) về thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong Hướng dẫn này tiếp tục khẳng định Công an phường, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự, Cảnh sát quản lý các nghề kinh doanh có điều kiện trực tiếp tiến hành điều tra cơ bản các địa bàn, khu vực, lĩnh vực được phân cơng phụ trách.

Chúng ta có thể thấy, thực hiện tốt các nội dung của công tác điều tra cơ bản là cơ sở quan trọng để thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ, đồng thời thông qua công tác điều tra cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đề ra chủ trương, biện pháp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng muốn hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, trước tiên phải thực hiện công tác điều tra nghiên cứu, nắm tình hình ở địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách, thấy được những yếu tố khó khăn, phức tạp để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế không để phức tạp xảy ra. Nếu không nắm được đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình an ninh trật tự ở địa

bàn thì khơng thể tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo các cấp chỉ đạo các biện pháp, kế hoạch công tác phù hợp với thực tế, dẫn đến bị động, lúng túng trong giải quyết tình hình xảy ra, giảm hiệu quả của cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Trong phạm vi cơng trình nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sâu công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ở cơ sở, với mức độ là từ cấp huyện trở xuống (gồm Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an phường, xã, thị trấn). Do đặc điểm tình hình và tính chất hoạt động của các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma tuý, tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự phải thường xuyên tiến hành công tác điều tra cơ bản, đồng thời phải phối hợp với các lực lượng, cơ quan, tổ chức, đồn thể để nắm tình hình, thu thập thơng tin bổ sung kịp thời vào hồ sơ công tác điều tra cơ bản, phục vụ xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)