Đối tượng và nội dung công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 51)

Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Căn cứ theo Hướng dẫn số 1026/HD-C13(P4) ngày 30/09/2003 của Tổng cục Cảnh sát về hướng dẫn thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội:

Đối tượng của công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội bao gồm:

- Địa bàn công tác của Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự.

- Địa bàn, mục tiêu, lĩnh vực của Cảnh sát trật tự.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến hành công tác điều tra cơ bản theo một số nội dung cơ bản sau:

* Đối với địa bàn xã, phường, thị trấn (địa bàn công tác trực tiếp, cụ thể của Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự): Căn cứ tình hình thực tiễn của địa bàn khu vực phụ trách, xác định được các đặc điểm, vị trí, địa hình, lập được sơ đồ, mơ hình, cơ cấu tổ chức của địa bàn, xã, phường, thị trấn. Cụ thể là:

- Vị trí địa lý:

+ Tên địa bàn: xã, phường, thị trấn (huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

+ Diện tích: (tính theo km2).

+ Vị trí giáp ranh: (tiếp giáp với các địa bàn, khu vực, xã, phường, thị trấn khác).

+ Các hệ thống giao thông. + Thơng tin liên lạc … - Tính chất của địa bàn:

+ Tính chất: Biên giới, ven biển, hải đảo, miền núi, tôn giáo …

+ Các mục tiêu quan trọng cần bảo vệ: Trụ sở cơ quan của Đảng, chính quyền …

+ Các cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn (do cấp nào quản lý; gồm những cơ quan nào, kể cả doanh nghiệp tư nhân và hộ tư nhân sản xuất, kinh doanh, buôn bán …).

+ Dân số: Tổng số hộ, nhân khẩu, số nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên, số nhân khẩu là nữ; tình hình biến động nhân khẩu hàng năm …; số hộ, khẩu tạm trú, số vãng lai; người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Chú ý các loại hộ, nhân khẩu: Hộ khẩu là Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; hộ có nhà cho người nước ngồi th; hộ có nhà cho th trọ bình dân; số hộ có mâu thuẫn kéo dài; hộ có đối tượng; hộ kinh doanh dịch vụ có liên quan đến an ninh trật tự; hộ có các đối tượng chính sách, như: Cựu chiến binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình Liệt sỹ …

+ Dân tộc: Gồm những dân tộc nào ? Số hộ, số khẩu ? Số nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên ? Tên, tuổi từng Già làng, Trưởng bản …

+ Tơn giáo: Có những tơn giáo nào ? Số hộ, nhân khẩu theo từng tôn giáo ? Tổng số đình, chùa, nhà thờ ? Số được xếp hạng Di tích lịch sử ? Số chức sắc tơn giáo ? Các Lễ hội hàng năm ? Ngày, tháng diễn ra Lễ hội, quy mô của Lễ hội …

- Tổng số tổ dân phố, ấp, xóm, bản, làng trong xã, phường, thị trấn, khu vực, địa bàn quản lý …

- Số liệu tình hình cán bộ, tổ dân phố, ấp, xóm, bản, làng trong xã, phường, thị trấn, khu vực, địa bàn quản lý.

- Tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể của xã, phường, thị trấn:

+ Tổ chức Đảng: Số Đảng bộ trực thuộc huyện uỷ, thị uỷ, quận uỷ; tổng số Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã, phường, thị trấn (có số liệu phân tích về Đảng uỷ viên, cấp uỷ …); tổng số Đảng viên (nam, nữ); số Đảng viên cao tuổi, có 40, 50 tuổi Đảng; số Đảng viên là cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ trung, cao cấp đã nghỉ hưu; Đảng viên nguyên là lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội); số Đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hành chính, truy tố; cán bộ chủ chốt của cấp uỷ, chính quyền, đồn thể …

+ Tổ chức chính quyền: Cơ cấu tổ chức của chính quyền xã, phường, thị trấn; tổ chức của Hội đồng nhân dân; tổ chức của Công an xã, Công an phường, Công an thị trấn; tổ chức, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, dân phịng; các tổ chức, đồn thể: Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc …

+ Đánh giá thực chất hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể. Đặc biệt chú ý những mâu thuẫn, mất đoàn kết, mất dân chủ trong Đảng, chính quyền, đồn thể.

- Thơng qua các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu cơ bản về tình hình chính trị, văn hố, kinh tế, xã hội, dân cư, các hoạt động về kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến cơng tác đảm bảo trật tự an tồn xã hội. Thu thập các thơng tin, số liệu về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, các sự việc, hiện tượng, đối tượng liên quan đến trật tự an tồn xã hội.

+ Tình hình liên quan cơng tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội: Tình hình nội bộ nhân dân (chú ý đến truyền thống địa phương, những vấn đề phức tạp mang tính lịch sử địa phương, những phức tạp mới nổi lên, tình hình đồn kết nội bộ trong cấp uỷ, chính quyền, những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng …); tình hình hoạt động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và các tổ chức quần chúng tham gia làm công tác an ninh trật tự (tên phong trào, số lượng người tham gia, hiệu quả, tổ chức quần chúng tham gia …).

+ Các tình hình khác liên quan cơng tác giữ gìn an ninh trật tự: Việc thực hiện các Nghị định của Chính phủ có liên quan; số kho vũ khí, vật liệu nổ; số vũ khí, cơng cụ hỗ trợ được trang bị cho các tập thể và cá nhân trên địa bàn; công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ; quản lý con dấu; phịng cháy chữa cháy.

+ Tình hình hoạt động của các loại tội phạm chính trị: Tên các tổ chức phản động hình thành sau 30/04/1975; tình hình hoạt động của các đối tượng chính trị nổi lên đáng chú ý (lên danh sách những đối tượng biểu hiện bất mãn, những phân tử cơ hội chính trị …); những vụ án, vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia (đáng chú ý) đã xảy ra ở địa bàn; danh sách các đối tượng chính trị …

+ Tình hình hoạt động của các loại đối tượng tội phạm hình sự, kinh tế, ma tuý và các loại đối tượng khác: Tổng số đối tượng trong diện quản lý của Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự (đối tượng sưu tra: hình sự, kinh tế, ma tuý; đối tượng có tiền án, tiền sự hiện đang cư trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn; đối tượng quản lý nghiệp vụ (theo thông báo của lực lượng An ninh nhân dân); đối tượng quản lý theo pháp luật (quản chế, tù được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, đang tại ngoại chờ thi hành án, giáo dục tại chỗ …); đối tượng tù tha, đặc xá được tha về, đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; gái mại dâm, chủ chứa, môi giới mại dâm; đối tượng đang có lệnh truy nã; đối tượng trốn thi hành án; đối tượng trong diện quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối tượng cần chú ý khác …); các băng, ổ, nhóm tội phạm hoạt động ở địa bàn đã bị lực lương Cơng an triệt phá từ năm 1995 đến nay; Tình hình hoạt động, phương thức, thủ đoạn của đối tượng ở địa bàn nổi lên cần chú ý; kết quả thực hiện các biện pháp quản lý các loại đối tượng, những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý …

-Hệ thống hố lại những thơng tin, tài liệu đã được thu thập theo phạm vi, các đối tượng điều tra cơ bản và phân tích, đánh giá tình hình, địa bàn, khu vực trọng điểm, các vấn đề phức tạp về trật tự an toàn xã hội. Phát hiện các vấn đề sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Đánh giá mức độ và khả năng diễn biến của các yếu tố liên quan đến trật tự an toàn xã hội ở địa bàn xã, phường, thị trấn, khu vực, địa bàn quản lý.

* Đối với địa bàn, mục tiêu, lĩnh vực của Cảnh sát trật tự:

- Cảnh sát trật tự phải tiến hành điều tra cơ bản, mở hồ sơ theo dõi các địa bàn công cộng có tính chất quan trọng, có u cầu bảo vệ hoặc có điều kiện dễ bị bọn tội phạm lợi dụng để hoạt động phạm pháp ở địa bàn đầu mối giao thông như: Ga hàng không, sân bay quốc tế, ga xe lửa, bến xe liên tỉnh; các trung tâm thương mại, khu vực thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá, nghệ thuật; các địa điểm lễ hội, các danh lam thắng cảnh …; các địa bàn cần phải bảo vệ. Cần tập trung điều tra cơ bản các địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ việc liên quan hoạt động của tội phạm và các loại tệ nạn xã hội hoặc những địa bàn giáp ranh, liên quan nhiều địa phương, đơn vị có yêu cầu phải bảo vệ, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra ở địa bàn được an toàn.

- Nội dung điều tra cơ bản gồm:

+ Xác định phạm vi, vị trí, địa giới hành chính của địa bàn; vẽ sơ đồ địa bàn và đánh dấu các vị trí quan trọng cần được bảo vệ, các địa bàn phức tạp về trật tự an tồn xã hội, trật tự cơng cộng.

+ Đặc điểm, tính chất hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại địa bàn: Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, danh sách các cá nhân được giao phụ trách, quản lý địa bàn công cộng; đặc điểm, quy luật, phương thức hoạt động của các thành phần, đối tượng, phương tiện hoạt động ở địa bàn công cộng; số người làm nghề tự do và các hoạt động dịch vụ khác, như: xe ôm, bốc vác, xích lơ …; số tổ chức, cá nhân làm nghề kinh doanh dịch vụ (cho thuê nghỉ trọ, nhà hàng, karaoke, cầm đồ, bán hàng ăn uống … trong địa bàn); các lực lượng khác tham gia giữ gìn trật tự cơng cộng, như: Lực lượng giao thơng cơng chính, lực lượng tự quản …

+ Địa bàn công cộng ở trên lãnh thổ phường, xã, thị trấn nào thì phối hợp với Cảnh sát khu vực, Cơng an phụ trách xã về an ninh trật tự phụ trách

địa bàn đó lập hồ sơ điều tra cơ bản của địa bàn đó, trong đó có hồ sơ điều tra cơ bản địa bàn công cộng.

+ Công tác tổ chức, sắp xếp giữ gìn trật tự ở địa bàn, các thể lệ, nội qui, qui chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác đảm bảo trật tự cơng cộng.

+ Tình hình hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các vụ việc vi phạm pháp luật khác: Số tụ điểm phức tạp, tính chất phức tạp của từng tụ điểm; danh sách các đối tượng hình sự, kinh tế, ma tuý, tệ nạn xã hội khác (phân tích cụ thể phương thức, thủ đoạn hoạt động của từng loại đối tượng).

* Địa bàn, lĩnh vực điều tra cơ bản của Cảnh sát quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:

- Địa bàn, lĩnh vực điều tra cơ bản:

+ Nhóm ngành nghề kinh doanh phải cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, gồm: Nghề khắc dấu; nghề sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, cho thuê súng săn, sản xuất và kinh doanh súng đạn; nghề sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ; nghề sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; nghề sản xuất, kinh doanh khí đốt, chất lỏng dễ cháy; nghề kinh doanh các toà nhà cao trên 10 tầng dùng làm khách sạn, nhà ở, văn phòng đại diện.

+ Nhóm ngành nghề phải làm cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự, gồm: Nghề kinh doanh lưu trú (kinh doanh khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà của tổ chức, cá nhân cao từ 10 tầng trở xuống cho người Việt Nam thuê để ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê để ở hoặc làm văn phòng dài hạn hoặc ngắn hạn); hoạt động in; dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; kinh doanh vũ trường; kinh doanh xoa bóp (massage).

+ Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự nói trên áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài,

nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các đại lý, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang (gọi chung là cơ sở) hoạt động tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nội dung điều tra cơ bản:

+ Tên, phạm vi, quy mô hoạt động, vị trí, sơ đồ nội, ngoại thất của cơ sở làm nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự;

+ Chủ cơ sở và những người làm trong cơ sở; + Các điều kiện về an ninh trật tự của từng cơ sở;

+ Các thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự hoặc cam kết thực hiện điều kiện về an ninh trật tự.

Tóm lại, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng Cảnh sát nhân dân phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp công tác khác nhau, trong đó có cơng tác nghiệp vụ cơ bản. Trong đó, nội dung thực hiện cơng tác điều tra cơ bản chính là yếu tố đầu tiên, làm nguồn cho các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản khác tiếp theo. Công tác điều tra cơ bản là cơ sở quan trọng xác định những hệ loại đối tượng, tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội; phát hiện những việc, hiện tượng, con người liên quan đến trật tự an tồn xã hội một cách có hệ thống; làm cơ sở đề ra các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là một bộ phận của Cảnh sát nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quản lý về trật tự an toàn xã hội công khai, dựa trên các quy định chung của pháp luật, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ Công an theo quy định riêng. Một trong những công tác

chính là cơng tác điều tra cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ. Công tác này đã được quy định trong những văn bản cụ thể, đảm bảo đúng pháp luật và hiệu quả nghiệp vụ. Điều quan trọng là phải nhận thức đúng vấn đề để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu sâu hơn, đánh giá đúng thực trạng công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)