CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Lý thuyết nền tảng
2.2.1. Thuyết gắn kết xã hội
Lý thuyết gắn kết xã hội (Luo và cộng sự, 2006) cung cấp nhận thức về cách mọi người có thể được tích hợp một cách có cấu trúc trong mạng lưới quan hệ xã hội như thế nào (Grandetter, 1985), như hành vi cá nhân phụ thuộc vào cấu trúc quan hệ xã hội yếu hoặc mạnh. Mỗi nền công nghiệp là một mạng các kết nối: Các công ty, các khách hàng, các nhà bán hàng, các đối thủ cạnh tranh, các đối tác. Tính gắn kết tham chiếu với vị thế của công ty trong một mạng lưới lớn hơn và vị thế là quan trọng: Nghiên cứu chỉ ra rằng sức mạnh của các mối quan hệ của công ty đổi mới các thực thể khác trong nền công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới sức mạnh tài chính của cơng ty đó. Tính gắn kết gồm các yếu tố: sự cạnh tranh, sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng.
Quan hệ yếu, được đặc trưng bởi sự cạnh tranh, sự tương tác không thường xuyên, thiếu sự tin tưởng, và sự tác động có giới hạn (Dahlstrom & Ingram, 2003; Granovetter, 1985; Uzi, 1999), có thể tạo điều kiện kiến thức tiếp cận mới và đa dạng (Harlsen, 1999), bằng cách kết nối các nhóm phân tán thường xuyên không tương tác (Burt, 2009). Do đó, chúng chuyển giao kiến thức rõ ràng (Reagans & MeEvily, 2003). Vì vậy chúng tạo ra những ý tưởng mới, nâng cao năng lực đổi mới DN.
Ngược lại, mối quan hệ mạnh được đặc trưng bởi mức độ hợp tác cao và tương tác thường xuyên, được điều chỉnh bởi các chỉ số thuận nghịch, tin cậy hoặc tiêu chuẩn nhóm (Granovetter, 1985). Họ có thể chuyển kiến thức ngầm một cách hiệu quả hơn (Hansen, 1999), vì mức độ tin cậy và hợp tác cao tạo điều kiện cho các tương tác gần gũi và chia sẻ kiến thức ngầm thường xuyên, mà theo bản chất đòi hỏi nhiều thời gian hơn và nỗ lực hơn là chia sẻ kiến thức rõ ràng. Khi chia sẻ kiến thức nhiều hơn, các thành viên tăng kiến thức, hiểu cách thức hoạt động của nhau giúp tăng khả năng đổi mới.
Sự kết hợp giữa các mối quan hệ mạnh và yếu đặc trưng bởi sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng sẽ làm tăng giá trị lớn hơn so với việc chỉ
có một yếu tố riêng lẻ (Luo và cộng sự, 2006). Ví dụ, thơng qua các mối quan hệ mạnh với ngân hàng, được chứng minh bằng sự tin tưởng, các tổ chức có khả năng sẵn sàng chia sẻ thơng tin riêng tư thay vì thơng tin có sẵn trong báo cáo tài chính, sau đó ủng hộ việc tạo các hợp đồng cho vay ngẫu nhiên (Uzi, 1999). Bổ sung những mối quan hệ mạnh, mối quan hệ yếu giúp tổ chức tìm kiếm thị trường hiệu quả hơn (Quintana Garcia & Benavides Velasco, 2004). Tsai (2002) lưu ý rằng mức độ tương tác giữa các hoạt động kinh doanh tăng theo quy mô của sự chồng chéo thị trường. Khi cạnh tranh gay gắt, tương tác cũng tạo điều kiện thuận lợi để "chuẩn bị cho kết quả của cạnh tranh" (Tsai, 2002). Do đó, một sự kết hợp của các mối quan hệ mạnh và yếu có thể thúc đẩy tăng tìm kiếm và chia sẻ kiến thức mới. Khi có sự tìm kiếm chia sẻ kiến thức giúp nâng cao năng lực sáng tạo, đổi mới DN.
Từ quan điểm nội bộ, sự gắn kết giữa hợp tác và cạnh tranh của các tổ chức có thể ảnh hưởng chia sẻ kiến thức chức năng giữa các phòng ban của họ bằng cách quản lý cân bằng của mối quan hệ mạnh (hợp tác) và các mối quan hệ yếu (cạnh tranh). Cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đề cập đến mức độ đối với phòng ban tranh đua để giành lấy các tài ngun vơ hình và hữu hình hạn hẹp cũng như về tầm quan trọng đối với chiến lược, quyền lực và điều lệ của phòng ban (Srese, Meuer, Flatten, & Brettel, 2016). Luo và cộng sự (2006) mô tả sự cạnh tranh giữa các phòng ban (đối với giới hạn nội bộ và bên ngoài nguồn lực, tầm quan trọng chiến lược, hoặc tình trạng và quyền lực) thúc đẩy các phòng ban trao đổi kiến thức như thế nào để xác định vị thế của họ. Cách học tập bắt nguồn từ những tương tác như vậy giúp kích thích sự tự tin và khả năng dự đốn những hành vi cạnh tranh, khuyến khích sự sẵn sàng hơn tham gia vào sự chia sẻ kiến thức giữa các phòng ban chức năng. Do đó, định hướng học tập làm nâng cao năng lực đổi mới của các phòng ban trong kinh nghiệm. Vì vậy có thể thấy rằng, gắn kết giữa các phịng ban, ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới.