Hàm ý quản lý

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

5.4. Hàm ý quản lý

Bên cạnh những hàm ý lý thuyết, luận văn cũng đưa ta những gợi ý về mối quan hệ giữa các biến và cần xem xét đến các yếu tố “Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng”, “Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng”, “Năng lực đổi mới”, “Kết quả đổi mới”. Chi tiết như sau:

Thứ nhất, để tăng cường sự hợp tác xuyên chức năng, DN cần quan tâm

đến khả năng và cường độ hợp tác giữa các phòng ban chức năng (theo khái niệm hợp tác giữa các phòng ban chức năng).

Thứ hai, để DN nâng cao khả năng hợp tác thì các phịng ban chức năng,

cơng ty cần tăng cường việc tìm kiếm và chia sẻ kiến thức với nhau, hiểu rõ kiến thức và làm việc ăn ý với nhau nhiều hơn, đánh giá để từ đó có thể tích hợp kiến thức mới hữu ích trên thị trường và phải họp cùng nhau, từ đó áp dụng vào DN của mình tạo điều kiện và cơ hội để mọi người có thể khai thác và sử dụng các kiến thức đã được chia sẻ trong quá trình làm việc.

Thứ ba, để thúc đẩy cường độ hợp tác giữa các phòng ban, DN cho các

thành viên công ty tham gia thảo luận các vấn đề chung của công ty, hiểu được các giá trị của mỗi thành viên trong một tập thể để tất cả có thể gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau thực hiện mục tiêu đề ra của tổ chức làm cho mọi người nắm được tầm nhìn và sứ mệnh của DN.

Thứ tư, thúc đẩy năng lực đổi mới, việc đổi mới sáng tạo là yếu tố chính

quyết định năng lực cạnh tranh, tăng trưởng, lợi nhuận và tạo ra các giá trị bền vững cho các doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn thông qua việc tập hợp tri thức, kỹ năng về công nghệ, kinh nghiệm trong sáng tạo và phát triển và giới thiệu ý tưởng mới trong hình thức của đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất hoặc việc đổi mới mơ hình kinh doanh. Nói chung, việc đổi mới sáng tạo đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó: Tập trung nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở cấp độ chiến lược quản lý và cấp độ vận hành các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp; Đẩy mạnh việc sản xuất, cung cấp ra thị trường những sản phẩm sáng tạo dựa trên cơ sở vật chất hiện đại. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, cần có lộ trình, lựa chọn ưu tiên cho vài lĩnh vực đầu tư để chuyển đổi căn bản từ dây chuyền lạc hậu lên phiên bản hiện đại. Các doanh nghiệp phải ưu tiên tính hiệu quả trong đầu tư

vào những dây chuyền công nghệ mũi nhọn, tránh đầu tư dàn trải. Sản phẩm thơng minh về cơ bản có được nhờ vào chất lượng nguồn nhân lực; Đổi mới mơ hình kinh doanh và phương thức sản xuất, yếu tố đầu tư hạ tầng, trang thiết bị cho mơ hình kinh doanh mới. Yếu tố quyết định ở đây vẫn là năng lực đổi mới sáng tạo cua con người.

Thứ năm, bài nghiên cứu đã dẫn chứng điều kiện để chuyển đổi sự hợp

tác giữa các phòng ban chức năng giúp thúc đẩy kết quả đổi mới là cần phải tăng cường năng lực đổi mới vì một trong những điều kiện cần để công ty phát triển bền vững là chú trọng đến các yếu tố nội tại trong DN như nguồn nhân lực, tri thức, kinh nghiệm của nguồn nhân lực hiện có, việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa của DN và cải thiện vốn tri thức của DN. Các DN cần luôn tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới, đổi mới sáng tạo ra những cách làm hiệu quả tiết kiệm thời gian, năng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. DN nên tổ chức ra các cuộc thi để các thành viên thường xuyên thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo mới. Các thành viên trong công ty phải cởi mở sẵn sàng thay đổi để tăng năng lực và kết quả đổi mới sáng tạo. DN xem xét lại hoạt động trong 5 năm để thấy được tình hình số lượng, chất lượng sản phẩm đã tung ra thị trường và bán ra. Năng lực đổi mới sáng tạo cần có hiện nay vì thị trường ngày nay vốn khơng ổn định và cạnh tranh liên tục.

Tuy nhiên giả thuyết cũng ủng hộ sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới nên cần có sự đầu tư nguồn lực thời gian, vốn cho các hoạt động này. Đây cũng là con dao hai lưỡi khi áp dụng sự canh tranh vào các DN nhỏ và vừa tại tỉnh BR-VT. Do thói quen của người dân Việt Nam ít làm việc đội nhóm nhiều, ngại sự thay đổi, thích ổn định, nên khi cộng tác cùng nhau, dẫn đến cạnh tranh lớn, bảo thủ và kỹ năng làm việc hợp tác nhóm chưa tốt. Vì vậy mức độ cạnh tranh càng gay gắt thì càng kìm hãm sự

hợp tác. Vì vậy hiện nay cần xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng được sự cạnh tranh vào các DN nhỏ và vừa tại tỉnh BR-VT.

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)