Những nội dung chính của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

5.1. Những nội dung chính của nghiên cứu

Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mơ hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 339 DN nhỏ và vừa tại tỉnh BR-VT. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn, cụ thể như sau:

- Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.

- Về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đổi mới thông qua biến trung gian năng lực đổi mới: Nghiên cứu đã chỉ ra có 02 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới như: Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá bằng 0,215); Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá là 0,166) và biến Năng lực đổi mới tác động dương đến kết quả đổi mới của các doanh nghiệp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa là 0,254). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 90%, 95% và 99%.

5.1.1. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước

Hiện nay một số đề tài nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đổi mới tại một số công ty cụ thể như: Các phương pháp sáng tạo, giải quyết vấn đề và ra quyết định (Phan Dũng, 2008), Giải pháp cho đổi mới và sáng tạo - Những chiến lược thiết lập và duy trì tăng trưởng thành cơng (Clayton, M. C., Raynor, E. M., 2012), Quản lý những thay đổi trong tổ chức (Nguyễn Bích Đảo, 2009), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (Phan Dũng, 2010), Những bí quyết đổi mới & sáng tạo (Gallo, C, M., 2012). Các tác giả này đều nghiên cứu về việc hoàn thiện và xây dựng sự đổi mới tại một công ty cụ thể ở Việt Nam, họ đều đưa ra tình hình thực tế tại Việt Nam là nhiều DN chỉ tập trung vào lý thuyết và tổng quan nhiều mà không nêu lên mối quan hệ giữa

các phịng ban để từ đó kết hợp hiệu quả, do đó nghiên cứu đưa ra những giải pháp khắc phục thực trạng tăng hợp tác và giảm cạnh tranh để phù hợp với DN Việt Nam. Ngồi ra, có một nghiên cứu khác với các nghiên cứu trên là nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh (2009) nhằm khảo sát vai trò của nguồn lực trong các DN để tăng cường sự đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu suất công việc. Nghiên cứu này, tác giả tiếp tục nghiên cứu về sự đổi mới sáng tạo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả công việc như nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) - Nghiên cứu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu sự tác động của hợp tác, cạnh tranh dương hay âm đến kết quả đổi mới thông qua năng lực đổi mới và sử dụng phương pháp định lượng để ra kết quả cụ thể. Đây là điểm mới của đề tài sự tác động của sự hợp tác, cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới thông qua năng lực đổi mới của các DN nhỏ và vừa tại tỉnh BR-VT và chưa có đề tài nào thực hiện tại Việt Nam.

5.1.2. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngồi

Nhiều nghiên cứu lớn uy tín trên thế giới đề cập đến sự tác động của sự hợp tác đến năng lực đổi mới, năng lực đổi mới đến kết quả đổi mới. Điển hình trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kết quả làm việc của các nhà quản trị trong quá trình đổi mới. Điển hình như Luo, X, Saterial, R., J., & Pan, X. (2006) cho rằng khi các nhà quản trị cần đưa ra các chiến thuật như hợp tác cạnh tranh như một yếu tố kích thích phát triển của DN. Hay nghiên cứu của Riketta (2002) và nghiên cứu của Brownell (1986) cho rằng muốn nâng cao kết quả làm việc thì cần tăng cường sự gắn kết, sự hợp tác giữa các phòng ban trong tổ chức. Còn nghiên cứu của Lin (2017) đã chỉ ra rằng khi khả năng đổi mới tăng, DN sẽ thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên thế giới khám phá về tác động của sự hợp tác và cạnh tranh đến kết quả đổi mới thông qua năng lực đổi

mới. Đó chính là đóng góp mới của đề tài này cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

Luận văn sử dụng các lý thuyết nền như: lý thuyết gắn kết xã hội, lý thuyết nguồn lực, lý thuyết dự phòng, lý thuyết khuếch tán cải tiến để củng cố cho các lập luận của bài được vững chắc. Luận văn xây dựng mơ hình đề xuất với 2 biến độc lập là sự cạnh tranh, sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng 1 biến trung gian năng lực đổi mới, 1 biến phụ thuộc kết quả đối mới.

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)