CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.3. Năng lực đổi mới tác động lên kết quả đổi mới
Năng lực đổi mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất của kết quả đổi mới công ty, sự khám phá này cũng được cung cấp bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Cooper, 1984). Sự truyền tải thông tin của các tài liệu đổi mới cũng xác nhận lại quan điểm này (Rogers và cộng sự, 2002) và gợi ý rằng DN phải đổi mới để đạt được lợi thế cạnh tranh để tồn tại (Calantone RJ, 1998). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa sự đổi mới và kết quả của DN chưa được thử nghiệm một cách thích đáng. Lý thuyết nguồn lực (Barney, 2011) khẳng định DN cần
có năng lực đổi mới cao để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng kết quả đổi mới cho DN. Trong đó, nguồn lực có giá trị quan trọng tạo ra những sản phẩm độc đáo, khó bắt chước và phải đáp ứng liên tục nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, lý thuyết khuếch tán đổi mới (Rogers, 1976) nhấn mạnh rằng cần phải được mọi người, phòng ban chấp nhận. Muốn được như vậy, người sáng tạo ra ý tưởng cần phổ biến theo quy trình và sử dụng từ ngữ phổ biến để ý tưởng sáng tạo hoặc sản phẩm theo thời gian trở nên khuếch tán đến những người trong và ngồi cơng ty cho đến khi đạt được điểm bảo hòa. Rogers (1976) chỉ ra có 5 loại người chấp nhận một sự đổi mới từ dễ chấp nhận đến không chấp nhận.
Khi năng lực đổi mới tăng, DN sẽ thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới (Lin, 2007). So với đối thủ cạnh tranh, công ty tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Số lượng sản phẩm tăng liên tục trong 5 năm. Bên cạnh đó, với những cách làm mới, cách thức hoạt động mới, tiên phong về những sản phẩm, dịch vụ mới sẽ giúp cho DN thu thập nhiều ý tưởng mới phát triển và chất lượng hơn, từ đó khách hàng đánh giá DN có tính sáng tạo hơn (Oke và cộng sự, 2012). Những điều này tạo lợi thế cạnh tranh, kết quả đổi mới được cải thiện. Vì vậy:
Giả thuyết H3: Năng lực đổi mới tác động dương đến kết quả đối mới.
Lý thuyết dự phòng (Otley, 1980) cho rằng kết quả của một tổ chức phụ thuộc vào các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mơ, văn hóa, cấu trúc vốn, thời gian hoạt động mà nhiều nghiên cứu trước chưa đề cập. Một tổ chức thành cơng phải có những đặc điểm độc đáo, cạnh tranh cần phải dựa trên những điều kiện môi trường mà nó gặp phải (Hatch, 2018). Ngoài ra, tác giả Johns (2006) cho rằng các học giả nên chú ý nhiều hơn đến ảnh hưởng của bối cảnh (Ví dụ: mơi trường bên ngồi) đối với kết quả tổ chức vì bối cảnh tạo ra “Cơ hội ràng buộc tình huống ảnh hưởng
đến sự xuất hiện và ý nghĩa của hành vi tổ chức cũng như các mối quan hệ chức năng giữa các biến”.
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(+) H3
Cạnh tranh giữa các phòng ban
Kết quả đổi mới Năng lực đổi mới
Hợp tác giữa các phòng ban
(+) H1 (+) H2
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 giúp nắm bắt những khái niệm liên quan đến mơ hình nghiên cứu như: Sự cạnh tranh, hợp tác giữa các phòng ban chức năng, năng lực đổi mới, kết quả đổi mới. Mặt khác, luận văn sử dụng các lý thuyết nền như: lý thuyết gắn kết xã hội, lý thuyết nguồn lực, lý thuyết dự phòng, lý thuyết khuếch tán cải tiến để củng cố lập luận vững chắc cho bài. Luận văn xây dựng mơ hình đề xuất với 2 biến độc lập gồm có: Sự cạnh tranh, sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng, 1 biến trung gian năng lực đổi mới, 1 biến phụ thuộc kết quả đổi mới. Chương này cũng đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu bao gồm các giả thuyết chính: H1: Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới; H2: Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đối mới; H3: Năng lực đổi mới tác động đến kết quả đổi mới.