CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.2. Sự tác động của cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến năng
đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp
Khi các phịng ban cạnh tranh, họ sẽ có động lực, định hướng học hỏi để nâng cao kiến thức đồng thời tìm hiểu, trao đổi kiến thức với các phịng ban khác (Nguyên và cộng sự, 2018). Luo và cộng sự (2006) mô tả sự cạnh tranh giữa các phòng ban thúc đẩy các phòng ban chia sẻ kiến thức để xác định vị thế xuất phát từ sự tin tưởng, kích thích sự tương tác và khả năng dự đoán hành vi ứng xử trong cạnh tranh, nó cũng khuyến khích sự sẵn sàng để tham gia vào sự chia sẻ kiến thức giữa các phòng ban. Do vậy, sự chia sẻ kiến thức cao sẽ nâng cao năng lực đối với DN (Nguyên và cộng sự, 2018). Ràng buộc yếu, được đặc trưng bởi sự cạnh tranh, sự tương tác không thường xuyên, thiếu sự chân thật và tác động giới hạn (Uzi, 1999) bằng cách kết nối những nhóm phân tán thì khơng tương tác. Do đó có hiệu quả cho tìm kiếm và chuyển giao kiến thức (Reagans & McEvily, 2003).
Chia sẻ kiến thức có thể được xem là có giá trị đầu vào cho năng lực đổi mới vì đặc điểm, tính năng của cơng ty, khu công nghiệp, cộng đồng xã hội (Chiang & Hung, 2010). Rõ ràng khả năng công ty chuyển đổi và khai thác kiến thức có thể xác định mức độ đổi mới của nó, chẳng hạn như phương pháp giải quyết vấn đề mới và sản phẩm mới để phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường (Chiang & Hung, 2010). Tuy nhiên, tổ chức chỉ có thể bắt đầu quản lý hiệu quả kiến thức khi nhân viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức của họ. Chia sẻ kiến thức liên tục đóng góp vào sự đổi mới trong các đội nhóm, đơn vị hoặc
tồn bộ tổ chức. Vì vậy chia sẻ kiến thức làm tăng năng lực đổi mới (Wang. 2012).
Định hướng học hỏi liên quan mối quan hệ sự đổi mới tổ chức (Roger J. Calantone, 2002). Sự đổi mới cần được sự chung sức, sự chấp nhận, sự tiến hành của những ý tưởng, quy trình dịch vụ của các phịng ban trong DN. Tăng cường học tập làm gia tăng cơ hội đưa ra những ý kiến ý tưởng đột phá. Ví dụ: Sự học tập giữa các bộ phận như: tiếp thị, bán hàng, nghiên cứu, phát triển, sản xuất sẽ giúp công ty đưa ra sản phẩm đột phá cạnh tranh phù hợp nhu cầu khách hàng (Nguyên và cộng sự, 2018). Ngoài ra cạnh tranh làm tăng sự phản biện về các ý tưởng đưa ra giữa các phịng ban khác. Từ đó, ý tưởng đóng góp tích cực làm tăng khả năng đổi mới cho DN. Lý thuyết gắn kết xã hội (Luo và cộng sự, 2006) chứng minh rằng sự cạnh tranh giúp các phòng ban có điều kiện tiếp thu kiến thức mới, đa dạng từ các phịng ban khác. Các ý kiến được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau nên chuyển giao kiến thức rõ ràng hơn. Chính điều này giúp thúc đẩy năng lực đổi mới. Do đó luận văn này đề xuất những cơng ty có sự cạnh tranh cao thì tác động đến năng lực đổi mới. Do đó luận văn đề xuất:
Giả thuyết H2: Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới doanh nghiệp.