CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Sự hợp tác của các phòng ban chức năng tác động đến năng lực đổ
lực đổi mới
Với sự hợp tác các phòng ban chức năng, các thành viên nhận được triển vọng và ý tưởng rộng hơn cho những sản phẩm mới (Olson và cộng sự, 2001). Hơn nữa, sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng cung cấp những hiểu biết có giá trị về các yêu cầu cho các sản phẩm mới phát triển, chẳng hạn như khi hợp tác giữa các phòng ban chức năng cho thấy những gì khách hàng thực sự muốn gì (Irm, Nakata, Park, & Ha, 2003). Lần lượt, các thành viên có thể phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa với khách hàng, như được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hợp tác giữa các phòng ban chức năng và khả năng đổi mới sản phẩm (De Clercq Thangpapanl, & Dimov, 2011) hoặc kết quả sản phẩm mới (De Visser và cộng sự, 2010).
Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng giúp DN nhận thức, hiểu rõ, đánh giá kiến thức mới, thị trường mới và hữu ích từ các phòng ban khác (Berndig và cộng sự, 2018). Trong quá trình tương tác, các thành viên sẽ nghĩ ra những phương thức mới về sản phẩm và cách thức hoạt động. DN chủ động tự tin hơn trong tích hợp, áp dụng, khai thác những ý tưởng, công nghệ, kiến thức mới giúp số lượng và các loại sản phẩm mới thành công được công bố ra thị trường nhiều. Chính những thành tựu đạt khi hợp tác giữa các bộ phận chức năng cải thiện được tình trạng kháng cự trong công ty khi quan điểm đổi mới vẫn được xem là quá mạo hiểm trong nhiều DN Việt Nam hiện nay (Lin, 2017). Lý thuyết gắn kết xã hội (Luo và cộng sự, 2006) cũng khẳng
định sự hợp tác giữa các phòng ban làm tăng sự chia sẻ kiến thức, định hướng học hỏi và nâng cao năng lực đổi mới, kết quả đổi mới cho DN. Vì vậy:
Giả thuyết H1: Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới.