Hàm ý lý thuyết

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

5.3. Hàm ý lý thuyết

Đề tài nghiên cứu có những hàm ý lý thuyết như sau

Thơng qua việc xử lý và phân tích dữ liệu được thu thập, đề tài đã xây dựng mơ hình và kiểm định các biến thành cơng. Nghiên cứu đã đưa ra những lập luận để giải thích mối quan hệ giữa sự hợp tác, sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới. Năng lực đổi mới là biến trung gian của sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng lên kết quả đổi mới, đối tượng khảo sát là nhà quản lý cấp trung và cấp cao, được kiểm chứng tại các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Đề tài cũng ủng hộ các lý thuyết gắn kết xã hội, lý thuyết nguồn lực, lý thuyết dự phòng, lý thuyết khuếch tán cải tiến liên quan đến tầm quan trọng của sự đổi mới sáng tạo, cụ thể như sau:

Lý thuyết gắn kết xã hội (Luo và cộng sự, 2006) cung cấp nhận thức về cách mọi người có thể được tích hợp một cách có cấu trúc trong mạng lưới xã hội như thế nào (Granovetter, 1985), như hành vi cá nhân phụ thuộc vào cấu trúc quan hệ xã hội yếu hoặc mạnh. Quan hệ yếu đặc trưng của sự cạnh tranh, quan hệ mạnh đặc trưng của sự hợp tác. Kết hợp hai mối quan hệ này là sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng. Lý thuyết lập luận sự hợp tác giúp

tăng cường chia sẻ kiến thức, sự học hỏi và năng lực đổi mới sáng tạo của DN. Tương tự, cạnh tranh đúng thì nâng cao giá trị năng lực đổi mới sáng tạo cho DN. Lý thuyết này sử dụng cho các giả thiết H1, H2.

Theo lý thuyết RBV, một DN cần sử dụng các nguồn lực sản xuất độc đáo của mình để theo đuổi tăng trưởng, và cần nắm bắt cơ hội tăng trưởng tiềm năng trong mơi trường bên ngồi được nhận thức bởi ban quản lý của DN.

Penrose (1959) lập luận rằng DN cần năng lực đổi mới tốt để thích ứng với thị trường, tạo kết quả đổi mới tốt. Lý thuyết này hỗ trợ cho giả thiết H3.

Lý thuyết khuếch tán cải tiến, phác thảo lần đầu tiên vào năm 1903 bởi nhà xã hội học người Pháp Gabriel Tarde (Toews, 2003), người đã phác thảo đường cong khuếch tán hình chữ S ban đầu, tiếp theo là Ryan và Gross (1943) lý thuyết hiện tại được phổ biến rộng rãi bởi Everett Rogers. Katz (1957) cũng được ghi nhận lần đầu tiên giới thiệu khái niệm của các nhà lãnh đạo có quan điểm, những người theo dõi ý kiến và các cách phương tiện truyền thông tương tác với nhau để tác động đến hai nhóm này. Thuyết khuếch tán cải tiến thường được coi là một mơ hình thay đổi có giá trị để hướng mọi người tăng cường đổi mới như công nghệ, sự đổi mới được sửa đổi và trình bày theo cách đáp ứng nhu cầu trên tất cả các cấp của người áp dụng. Lý thuyết này trình bày sự đổi mới phải được các phòng ban, mọi người chấp nhận, áp dụng mới được xem là sự đổi mới hữu ích cho DN. Lập luận cũng đưa ra các quy trình và nhìn nhận các dạng người khác nhau về sự đổi mới.

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)