CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Số liệu nghiên cứu
2.2.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải.
Việc thu thập số liệu bao gồm việc sƣu tầm và thu thập các số liệu, tài liệu, thông tin liên quan đã đƣợc công bố và thu nhập những thông tin mới trong phạm vi ngành bảo hiểm, cụ thể nhƣ:
- Các văn bản liên quan đến bảo hiểm của Bộ tài chính - Luật kinh doanh bảo hiểm đƣợc Bộ tài chính thơng qua. - Báo cáo hàng năm của PTI.
Số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ các sách, báo, tạp chí, báo cáo của các bộ, ngành, các cấp...có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã có ở trong nƣớc, qua báo cáo hàng năm của Bộ Tài Chính, .... Thu thập bằng cách sƣu tầm, sao chép, trích dẫn trong luận văn theo danh mục các tài liệu tham khảo. Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch marketing sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới tại PTI.
Số liệu chủ yếu trong các năm 2017 - 2019 để phân tích so sánh biến động chỉ tiêu nghiên cứu giữa các tiêu thức, các chỉ tiêu. Số liệu thứ cấp về hoạt động marketing của Công ty đƣợc thu thập từ Phòng Marketing.
2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này đƣợc tác giả thu thập theo hình thức sử dụng bảng câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc nội dung, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tác giả thống kê và và phân tích số liệu thu thập đƣợc.
33
Đối tượng của bảng hỏi: Khách hàng tại Tổng Cơng Ty Bảo Hiểm Bƣu Điện.
Ngồi ra để phục vụ cho việc nghiên cứu sâu hơn về sản phẩm bảo hiểm XCG, tác giả tiến hành khảo sát không định danh đối với các khách hàng mua bảo hiểm tại PTI với yêu cầu thông tin cơ bản về độ tuổi, giới tính. Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện (phi xác suất). Theo Bollen (1989) thì cỡ mẫu đƣợc lấy trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 nghĩa là kích thƣớc mẫu để đảm bảo phân tích dữ liệu tốt tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ƣớc lƣợng. Với bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này là 25 câu ,do đó kích thƣớc mẫu dự kiến đề ra là n= 125 (25x5). Đây là số mẫu tối thiểu cần có để khảo sát, mẫu càng lớn thì nghiên cứu càng có giá trị. Để hạn chế việc số phiếu phát ra nhƣng thu về không hợp lệ làm ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu , tác giả tiến hành khảo sát với số mẫu n = 150.