Về nghiên cứu tư tưởng hiệnsinh và khuynh hướng hiệnsinh trong thơ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 33 - 40)

6. Cấu trúc của luận án

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Về nghiên cứu tư tưởng hiệnsinh và khuynh hướng hiệnsinh trong thơ Việt

thơ Việt Nam đương đại

1.1.2.1. Những nghiên cứu về cảm hứng và tư tưởng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại

Những dấu ấn của hiện sinh thực sự đã xuất hiện ở thơ ca Việt Nam từ rất sớm. Có thể tìm thấy những biểu hiện hiện sinh ở sáng tác của các tác giả trung đại Việt Nam như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Cơng Trứ, Cao Bá Qt... Các tác giả này ít nhiều đã thể hiện ý thức về cái tôi cá nhân qua cá tính với những sự bứt phá, nổi loạn để khẳng định mình. Nguyễn Du khái quát kiếp người qua những câu thơ đầy ưu tư: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”. Hồ Xuân Hương nổi loạn để nói lên khát vọng tình u, hạnh phúc đầy nhân bản: “Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt/ Khối tình cọ mãi với non sông”. Con người là trung tâm của vũ trụ, mang trong mình nỗi buồn lớn lao bao trùm cả khơng gian, thời gian. Cái tôi của Nguyễn Công Trứ là cái tơi “ngơng”, ngất ngưởng, đó là cái tơi muốn được sống đúng là mình trong lịng xã hội phong kiến đầy định kiến khắt khe nghiệt ngã. Đó cũng là khát vọng được khẳng định nhân vị “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.

Đến thời kỳ Thơ mới, tâm thức hiện sinh thể hiện rõ nét hơn. Cảm quan nỗi

buồn trong Thơ mới được bày tỏ qua tác phẩm của những tác giả như Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính... qua sự suy tư của thi nhân về ý nghĩa tồn tại của kiếp người. Nhà thơ Chế Lan Viên cảm nhận sự cô đơn vô nghĩa của cuộc đời: “Với tôi tất cả như vơ nghĩa/ Tất cả khơng ngồi nghĩa khổ đau”. Ơng từng

đi tìm câu hỏi trước vũ trụ “Ta đứng trước cõi Ta khôn hiểu thấu/Như không sao hiểu

được nghĩa Thời gian” (Cõi Ta- Chế Lan Viên). Nhà thơ Huy Cận cảm nhận nỗi cô

đơn mênh mang rợn ngợp trước không gian mênh mang của vũ trụ: “Một chiếc linh

hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu”. “Buồn vạn lớp trên mái nhà rợn sóng”. Đó là nỗi

sầu dưới đáy hồn nhân thế. Thơ Hàn Mặc quằn quại đau thương trong sự giằng xé giữa linh hồn và xác phàm: Hồn là ai? Là ai? Tôi chẳng biết! Hồn là ai? Là ai? Tôi không

biết. Nhà thơ Thế Lữ cũng với nỗi sầu buồn khơng lí giải : Tiếng đưa hiu hắt bên lịng/ Buồn ơi xa vắng mênh mơng là buồn. Nhà thơ Nguyễn Bính với nỗi cơ đơn trước

khơng gian “Sầu nghiêng theo cánh chim lìa tổ/ Biết lạc về đâu lịng hỡi lịng”. Xn Diệu thì ln cảm thấy vũ trụ cao vút, chi có con người là cơ đơn tuyệt đối “Ta lên cao

như một ý siêu phàm/Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọt/ Chỉ riêng ta đứng mãi/ Ở nơi đây không dấu vết loài người” …Tuy nhiên, người đọc mới chỉ cảm nhận được

nỗi buồn thế thái nhân tình, nỗi buồn thiên cổ qua tác phẩm chứ chưa quan tâm, có cái nhìn hệ thống về nỗi buồn như một biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh. Có rất ít cơng trình chuyên sâu về chủ nghĩa hiện sinh hoặc vận dụng tư tưởng hiện sinh vào nghiên cứu văn học.

Nhìn chung, nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại còn rất lẻ tẻ. Đề cập đến vấn đề này phần lớn có ở các bài báo hoặc các đề tài luận văn thạc sĩ như đã được luận án nói đến. Chẳng hạn các bài báo “Tâm thức hiện sinh trong thơ Cát Du” (Trần Hoài Anh), “Cảm thức hiện sinh trong thơ Lưu Quang Vũ” (Trần Hoài Anh), “Thời gian và phận người trong thơ Trương Đăng Dung” (Nguyễn Đăng Điệp), “Cảm thức hiện sinh” trong tập thơ Hoa giấu mặt của Mai Văn Phấn” của

Nguyễn Thị Bích Phụng, luận văn thạc sĩ “Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng” của Huỳnh Thị Kiều Diễm, “Triết lý hiện sinh trong thơ Lê Khánh Mai” của Lê Thùy Nhung... Đáng chú ý là bài “Khuynh hướng hiện sinh trong thơ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới” của Trần Hồi Anh (Tạp chí sơng Hương, số 320, tr. 10-15) đã khẳng định “ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh đã tạo thành một khuynh hướng sáng tác trong thơ của nhiều tác giả thuộc các thế hệ cầm bút khác nhau” [11].

Có thể thấy trong đội ngũ đông đảo các nhà thơ Việt Nam đương đại, đã xuất hiện hàng loạt cây bút mà tác phẩm của họ in đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. Luận án quan tâm khảo sát tác phẩm của các tác giả như Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Phạm Thị Ngọc Liên, Trương Đăng Dung, Inrasara, Phan Huyền Thư, Đoàn Thị Lam Luyến...

1.1.2.2. Những nghiên cứu về khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại

Trước hết, xin được nói rõ hai từ khuynh hướng trong khuynh hướng hiện sinh

(tên đề tài luận án là “khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại”). “Khuynh hướng” là một từ Hán Việt, xuất hiện và được dùng rộng rãi trong ngữ vựng tiếng Việt từ những thập niên đầu của thế kỉ 20. Vì vậy, người quan tâm từ vựng Việt ngữ đã sớm có thể tra thấy từ này trong Giản yếu Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh (1932). Trong tính cách là một từ điển giản yếu, định nghĩa mục từ này của từ điển Đào Duy Anh rất vắn tắt: “khuynh hướng: Xu hướng về, xoay theo” [2, tr. 224]. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) một mặt chú ý tới tính cách từ vựng Hán Việt

(kèm thêm chữ Hán) mặt khác cập nhật văn cảnh mới nên đã thực hiện một sự chú giải khá đầy đủ và cô đọng mục từ này như sau: “khuynh hướng 傾 向: Sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá trình phát triển. Ví dụ: Dịng văn học theo khuynh hướng hiện thực phê phán; khuynh hướng gia tăng dân số thế giới [111, tr.

804]. Từ điển này đồng thời cũng xem từ xu hướng là từ đồng nghĩa của từ khuynh hướng. Chúng đồng nghĩa ở cấp độ nghĩa từ vựng, nhưng một khi đã trở thành thuật

ngữ - khái niệm học thuật thì sự phân biệt cách dùng chúng là rất rõ rang (dĩ nhiên ngay cả khi đã trở thành thuật ngữ thì việc quan tâm tới nét nghĩa từ vựng cơ bản vẫn là điều cần thiết cho việc lý giải nội hàm nghĩa thuật ngữ). Đó cũng chính là lý do vì sao mà chúng tơi khơng quản dài dịng trích dẫn cụ thể các cuốn từ điển. Thực vậy, nét nghĩa từ vựng cơ bản “sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong q trình phát triển” vẫn là được dùng làm cốt lõi nội hàm nghĩa khi nó kết hợp với từ “văn học” (hay “văn chương”) để cấu tạo thuật ngữ “khuynh hướng văn học”.

Các khái niệm trên dùng để chỉ những hiện tượng của quá trình văn học. Khuynh hướng, trào lưu là những “cộng đồng” các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mĩ - tư tưởng và về các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật. Trong mĩ học, nghệ thuật học, nghiên cứu văn học cịn chưa có sự thống nhất về tương quan phối thuộc giữa hai khái niệm này. Một số nhà nghiên cứu muốn coi trào lưu là phạm trù rộng hơn, dung chứa nhiều khuynh hướng. Quan niệm được dùng phổ biến hơn thì coi khuynh hướng là phạm trù rộng, dung chứa nhiều trào lưu. Theo 150 thuật ngữ văn học hai khái niệm còn được dùng theo nghĩa rộng như là đồng nghĩa với nhau; “trào lưu” đôi khi được đồng nhất với “trường phái”, “nhóm phái”; khuynh hướng đơi khi được đồng nhất với “phương pháp

sáng tác” hoặc “phong cách”. Diễn giải của cơng trình 150 thuật ngữ văn học và diễn giải của Từ điển văn học nói chúng gần gũi về nội dung: “Khuynh hướng trào lưu là những cộng đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mĩ tư tưởng và các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật”. Như vậy, khái niệm khuynh hướng văn học hay trào lưu văn học dùng để chỉ

những hiện tượng của một quá trình văn học mang những nét thống nhất tương đối về tư tưởng về các nguyên tắc thể hiện cũng như quan niệm thẩm mĩ.

Lại Nguyên Ân nhận thấy những “hiện tượng của quá trình văn học”, “cộng đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mĩ - tư tưởng và về các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật”. Khuynh hướng đôi khi được đồng nhất với trào lưu [17, tr 176]. Một số nhà nghiên cứu muốn coi trào lưu là phạm trù rộng hơn, dung chứa nhiều khuynh hướng. Quan niệm phổ biến cho rằng khuynh hướng dung chứa nhiều trào lưu. Chúng tơi đã tìm hiểu đề tài “khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại” trên nền tảng nhận thức rằng: “Có thể xem lịch sử văn học dưới dạng khái quát như lịch sử các khuynh hướng, bởi vì chúng đánh dấu tiến trình chiếm lĩnh thế giới bằng ngôn từ nghệ thuật, đánh dấu tiến bộ nghệ thuật trong văn học” [17, tr. 178]. Và cũng vì đã xác định “khoảng” thời gian là “đương đại” nên hơn bất cứ lúc nào chúng tôi thấy càng phải lưu tâm hơn đến nhận định của Lại Nguyên Ân nhấn mạnh “Khuynh hướng văn học mang tính chất mở chứ khơng khép kín”. Một điều cũng nên nói rõ là tuy đặt chung trong một mục từ (khuynh hướng, trao lưu văn học) nhưng thực tế diễn giải chủ yếu là để nói về “khuynh hướng”. Thêm nữa, như đã nói ở mục 2.1.2 (Vấn đề phân loại các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại), thực tế cho thấy các tác giả không phải bao

giờ cũng sáng tác với một ý thức phân minh rằng mình “thuộc về” khuynh hướng nào. Những khái quát định danh hóa “tên gọi khuynh hướng” là việc về sau của các nhà lý luận hay văn học sử. Sự thực các tác giả đâu cứ phải luôn bận tâm về “khuynh hướng” khi viết bài thơ. Việc mạnh dạn sử dụng cụm từ “khuynh hướng hiện sinh” như là một thuật ngữ giúp giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án của chúng tôi xuất phát từ một nhận thức như thế.

Chủ nghĩa hiện sinh dù biểu đạt trong và bằng văn chương thì điều đó vẫn được nói đến như là một triết thuyết. Nói cách khác, đó là một tư tưởng. Nếu khơng cịn dẫn dụng từ điển thuật ngữ mà phải lấy ví dụ từ thực tiễn nghiên cứu, chúng tơi cũng tìm thấy chí ít một vài ý kiến giới thuyết thuật ngữ “khuynh hướng văn học” của các nhà

nghiên cứu nói chung - giới thuyết giúp chúng tơi thêm dữ liệu đi đến định hình nội hàm cụm “khuynh hướng hiện sinh” sử dụng ở bản luận án này. Trong trường hợp này, chúng tôi xin dẫn giới thuyết của tác giả cơng trình “Khuynh hướng hiện thực trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. Theo tác giả này, khuynh hướng văn học “là một xu thế tư tưởng bắt nguồn từ cuộc sống bao giờ cũng toát ra một cách tự nhiên từ sự miêu tả sinh động của đời sống chứ không phải qua những lời lý thuyết khô khan, hoặc những tư tưởng trừu tượng” [71 tr. 9-10].

Chúng tôi hiểu khuynh hướng xuất hiện là khi các nhà văn cùng có chúng quan điểm sáng tác, hệ tư tưởng trong việc cảm nhận lý giải đối tượng, thực tại. Nó có cơ sở về mặt triết học và mĩ học. Khuynh hướng là sự gặp gỡ nhau, có sự tương đồng, thậm chí gặp gỡ nhau trong mục đích khám phá và biểu đạt thực tại nhân sinh bằng nghệ thuật của nhóm hay quần thể tác giả. Khuynh hướng là chỉ sự nghiêng về một hướng nào đó, đi tìm một hướng nào đó. Khuynh hướng chỉ “sự gần gũi trong cách hiểu của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự giống nhau về các tình thế xã hội, thời đại, văn hóa, nghệ thuật” [145, tr. 9]. Thực ra, liên quan đến đề tài hiện sinh trong văn chương ta cũng bắt gặp khơng ít những cơng trình hay bài viết đề xuất cách nói “cảm thức hiện sinh trong sáng tác/tác phẩm…”. Nhưng chúng tôi trước sau đồng ý với quan điểm cho rằng cảm thức hiện sinh chỉ “Là sự thể hiện những sắc thái hiện sinh trong quá trình sáng tác của nhà văn một cách cảm tính (khơng chủ ý)” [145, tr. 3].

Các khuynh hướng nghệ thuật hiểu theo nghĩa rộng đã xuất hiện từ lâu trong

lịch sử. Nguyễn Tiến Dũng đã nhắc lại những mốc thời gian đáng chú ý cho thấy dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh đã hiện hữu từ lâu. Từ trong triết lý Phật Giáo qua câu nói của Phật Thích Ca “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn”. Trong quá trình tu hành đắc đạo Đức Phật đã ngộ ra bốn chân lý tối cao về cuộc đời con người “Sinh-Lão-Bệnh- Tử”. Ở phương Tây, người ta nhắc đến câu nói nổi tiếng của Sokrates “con người hãy tự nhận thức chính mình”. Thời trung đại, thánh Augustin đã khẳng định “hãy đi sâu vào bản thân, chân lý nằm trong nội tâm con người”. Kế sau, tính hiện sinh đã tiềm ẩn trong tác phẩm Các suy tư của triết gia người Pháp Pascal, trong tiểu thuyết Tội ác và

trừng phạt của nhà văn hào Nga Dostoievsky... Khuynh hướng hiện sinh mà chúng tôi

đề cập là tư tưởng hiện sinh theo nghĩa hẹp gắn với tên tuổi của triết gia Đan Mạch - Kierkegaard (1813-1885), triết học hiện sinh vô thần của Sartre, chủ nghĩa hiện sinh hữu thần theo quan điểm của Albert Camus. Điểm gặp gỡ ở các nhà hiện sinh này là ở

chỗ khẳng định chủ nghĩa hiện sinh là sản phẩm của thời đại. Đó là thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lo âu khắc khoải về con người trở thành nỗi lo âu thường trực của các nhà văn. Nhà văn trăn trở quan tâm đến thực tại đang diễn ra.

Luận án quan tâm đến ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh từ các triết gia nêu trên đến thơ Việt Nam đương đại. Thực tiễn sáng tác thơ ca Việt Nam đương đại cho thấy các tác giả ít nhiều đều có ý thức tự giác trong việc biểu hiện hiện sinh. Có thể nói

khuynh hướng hiện sinh bao hàm nhiều tác giả mà tác phẩm của họ có những biểu

hiện, những sắc thái của chủ nghĩa hiện sinh. Như vậy, khái niệm khuynh hướng hiện sinh rộng hơn khái niệm cảm thức hiện sinh.

Nhìn về giai đoạn “trước đương đại” ở miền Nam, có thể thấy, chủ nghĩa hiện sinh đã len lỏi và có ảnh hưởng đối với lý luận và sáng tác văn học đô thị miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Nhiều tác giả nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh ở đô thị miền Nam như Trần Hồi Anh với “Lý luận - phê bình văn học ở đơ thị miền Nam 1954 - 1975”; Nguyễn Thị Việt Nga với “Sự hiện diện của triết học và văn học hiện sinh ở đô thị miền Nam 1954 -1975”; Huỳnh Như Phương với “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954 -1975”... Trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt leo thang, tâm trạng người dân lo âu chán chường, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân đô thị miền Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Theo thống kê của Võ Phiến trong cuốn Văn học miền Nam, riêng ở Sài Gịn đã có cả ngàn nhà in, 150 nhà xuất bản. Đời sống văn học phát triển phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ mọi cung bậc cảm thụ, thưởng thức văn chương của mọi tầng lớp độc giả. Văn học dịch phát triển, thị phần sách, theo Võ Phiến, năm 1970 chiếm đến 60% và đến năm 1972 đã lên đến 80% toàn bộ đầu sách xuất bản ở miền Nam. Những tác giả được dịch nhiều nhất là J.P. Sartre, A. Camus, F. Sagan, P. Buck,…Ngồi ra cịn có nhiều bài báo, tạp chí bàn về chủ nghĩa hiện sinh như “Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh” (Sáng tạo số 28/ 1959) của Quang Ninh; “Vị trí của trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý” (Đại học số 18/1960); “Bộ mặt thật của triết học hiện sinh” (Bách khoa số 114/1961); “Những đề tài chính của triết học hiện sinh” (Bách khoa số 115/1961) của Trần Hương Tử; “Chủ nghĩa hiện sinh” (Báo Mai số 30/1961) của Bùi Giáng và Hoàng Minh Tuynh...

Từ trước năm 1960, chủ nghĩa hiện sinh đã rất nhanh nhạy được giảng dạy và đề cập đến trong giảng đường và các trường Đại học như Văn khoa Sài Gòn, Huế, Vạn Hạnh, Đà Lạt... Nhiều cuộc tọa đàm nói chuyện về chủ nghĩa hiện sinh được tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 33 - 40)