Biểu đạt cái tôi hiệnsin h xu hướng phổ biến trong thơ Việt Nam đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 79 - 84)

6. Cấu trúc của luận án

3.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiệnsinh trong thơ Việt Nam đương đại

3.1.2. Biểu đạt cái tôi hiệnsin h xu hướng phổ biến trong thơ Việt Nam đương đại

Cái tôi bản thể trong thơ Việt Nam đương đại là biểu hiện của “một quan niệm nhân văn mới, triết học, mỹ học mới mẻ”. Trần Thiện Khanh khi viết “Suy nghĩ về cái tôi và cái mới trong văn học” đã cho rằng: Cái mới đích thực ln ln biểu hiện cái tơi văn hóa, một cái tơi sáng tạo cụ thể”. Cái tơi là thước đo đúng đắn nhất mọi giá trị văn học. Trong thơ Việt Nam đương đại “cái tơi được xem là nhân vật chính và là trung tâm phát và truyền cảm xúc” [64]. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hội nhập, tồn cầu hóa với nền khoa học kĩ thuật phát triển, con người là những cá nhân cơ đơn, đánh mất mình nhưng đồng thời cũng là con người dám vượt lên chính mình để khẳng định nhân vị, bản ngã của mình.

Dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trong tác phẩm của nhiều nhà thơ Việt Nam đương đại. Khuynh hướng hiện sinh khơng thể hiện trong tồn bộ sáng tác của thơ đương đại cũng như trong toàn bộ tác phẩm của một nhà thơ mà trong từng bài hoặc một nhóm bài. Có tác giả biểu hiện trên các phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh, có tác giả thể hiện nỗi ưu tư cá nhân trước cuộc sống. Có khi chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trong một nhóm tác giả với những biểu hiện phong phú. Luận án khảo sát những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh qua tác phẩm tiêu biểu của các tác giả hoặc một nhóm tác giả từ đó có cái nhìn chung về khuynh hướng hiện sinh trong thơ ca Việt đương đại.

3.1.2. Biểu đạt cái tôi hiện sinh - xu hướng phổ biến trong thơ Việt Nam đương đại đương đại

Cái tôi là một phạm trù triết học chỉ chủ thể nhận thức trong hoạt động xã hội. Lịch sử phát triển của thơ ca trữ tình Việt Nam là lịch sử phát triển, vận động của cái tơi trữ tình. Cái tơi trữ tình là khái niệm chỉ đặc điểm tư duy nghệ thuật của nhà thơ có sự hài hịa giữa lí trí và cảm xúc. Hegel khơng ít lần nhấn mạnh “trong thơ có sự biểu hiện của chủ thể”. Cái tôi trong thơ trung đại là cái tôi vô ngã. Cái tôi trong thơ lãng mạn là cái tôi cá nhân, cá thể. Cái tôi của thơ ca cách mạng là cái tơi sử thi, cái tơi hịa vào cái ta chung. Cái tôi trong thơ đương đại là cái tôi bản thể. Trần Mạnh Tiến nhấn mạnh cái tơi trữ tình trong thơ thời kỳ đổi mới phong phú đa dạng hơn cái tơi trữ tình trong trào lưu Thơ mới. Có thể nói cái tơi trữ tình trong thơ thời kỳ đổi mới là cái tôi trữ tình mn điệu. Chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh xã hội thơ Việt Nam đương đại có sự thay đổi về tư duy về quan niệm thẩm mĩ. Từ đây các nhà thơ có tư

duy mới về vai trị, vị trí của con người trong cuộc sống. Chu Văn Sơn đã cho rằng cái tôi cá thể trong thơ mới thường đi tìm mình trong thế giới. Cịn cái tơi bản thể đi tìm thế giới trong mình. Đối tượng phản ánh của thơ đương đại là cái bên trong chủ thể sáng tạo. Cái tơi bên trong được đề cao có vị trí đẹp nhất, quan trọng và đáng ngưỡng mộ nhất.

Các nhà thơ đương đại hướng đến khai thác con người bản thể mang nỗi đau khơng được là chính mình, nỗi đau sống trong xã hội phi lý, các giá trị bị đảo lộn. Đó là cái tơi mang sự giằng xé chính mình khi Thanh Tâm Tuyền gào lên “Tôi thèm giết

tôi” không phải là ý nghĩ tiêu cực mà thể hiện niềm khao khát sống, thậm chí khao

khát sống hồn nhiên như trẻ thơ “Tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ/ trong sạch

như một lần sự thật” (bài “Phục sinh”, trong Thanh Tâm Tuyền, Tơi khơng cịn cơ độc).

Cái tôi bản thể sau những giằng xé ẩn ức bộc lộ khát khao đi tìm lại chính mình. Tác giả Hồng Hưng đã viết: “Đốt đuốc từ ngữ/ Thơ tìm giúp mặt thơ ơi/ Mình

đi tìm mặt mình, đi tìm mặt mình, đi tìm mặt/ Ta đổi mặt người ta khát mặt ta” (Người đi tìm mặt - Hồng Hưng). Khát khao tìm lại chính mình đã mất, đã bị lưu lạc đã trở

thành nỗi ám ảnh trong cái tôi bản thể. Tiếng gào thét của các chủ thể sáng tạo đã cho thấy khát khao riết róng và đến mức đáng thương khi con người bị đánh mất mình. Nỗi khao khát tìm thấy chính mình có khi đi vào cả trong giấc mơ “Đêm qua /Tôi mơ

thành tôi/ Tôi mơ thành chim/ Tôi mơ thành giấc mơ” (Đề tặng một giấc mơ - Lâm Thị

Mĩ Dạ). Cái tơi của chính mình trở thành khát vọng sống mãnh liệt sau một thời gian dài bị hoàn cảnh xã hội làm cho lãng qn. Sau chiến tranh, con người nhìn lại chính mình và muốn khẳng định vị trí làm người đích thực. Vi Thùy Linh thú nhận “Tơi

khơng bao giờ hóa trang để nhập vai người khác” chỉ muốn “tôi là tôi/ Một bản thể đầy mâu thuẫn”. Con người trong mối tổng hòa các mối quan hệ xã hội với những mặt

mâu thuẫn vừa đối lập vừa thống nhất nhưng luôn khát khao được khẳng định mình. Cái tơi bản thể gắn mình với những ẩn ức, âu lo trăn trở, về kiếp người. Đó là cái tơi lo lắng về những sự bất thường, những tai ương trong cuộc đời của xã hội khiến họ hoài nghi, bất an. Nguyễn Quang Thiều được xem là nhà thơ đầu tiên bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt. Inrasara cho rằng Nguyễn Quang Thiều vừa xuất hiện đã xác lập được một giọng thơ riêng. Với phong cách “sáng tạo độc đáo, đậm màu sắc ma mị”, tác phẩm của ơng có sức lan tỏa rộng rãi. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh “Nguyễn Quang Thiều đã tạo

ra một trường thẩm mỹ cho riêng mình, khước từ mọi ước lệ, khước từ mọi véo von nhễ nhại, khước từ mọi du dương quen cũ, Nguyễn Quang Thiều huy động tối đa những ngẫu nhiên”. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về hành trình lao động nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều song càng ngày ông càng khẳng định được vị thế và chỗ đứng trong lòng bao độc giả và trở thành hiện tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm, đón nhận. Từ khởi nguồn là vùng quê hương sông Đáy với những cảm xúc sâu nặng về Bà, về Mẹ, về quê cha đất tổ, về con người vùng quê ông, Nguyễn Quang Thiều đã có cái nhìn triết lí, suy tư về cõi người, kiếp người: “Nhưng đời tôi phải

chăng đã gặp những lọc lừa/ Nên tôi sợ và tôi nghi ngờ/ Rằng ý nghĩ tôi sẽ mắc vào tơ nhện” (Ám ảnh - Nguyễn Quang Thiều). Khi đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong con

người, các nhà thơ đưa vào trong thơ các vùng mờ của tiềm thức, những miền vô thức mờ ảo. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hình dung về một cõi xa xăm: Với những câu thơ tôi viết dở nhọc nhằn.../ Những câu thơ đỏ hỏn cỗi già.../ Nếu không thấy tôi trở về mặt đất/ Hãy đến đường chân trời run rẩy nhịp thời gian (Đêm gần). Tác giả hình

dung tương lai trở về từ cõi chết. Đường chân trời là con đường không giới hạn, mông lung hư ảo. Con đường hòa nhập run rẩy cùng nhịp bước thời gian là con đường của sự suy nghiệm về sự hư vô. Con người vừa lo âu trước thời gian nhưng cũng dám chấp nhận quy luật hữu hạn mà lại như không nguôi khát vọng đi vào chốn vĩnh cửu của sự sống. Khai thác khuynh hướng tâm linh “tạo ra một không gian rộng lớn đánh thức

phần cảm nhận sâu thẳm ở mỗi con người về cái hữu hạn và cái vô hạn, về cái thường nhật và cõi vĩnh hằng của cuộc đời” [146]. Với khuynh hướng khai thác đời sống tâm

linh, nhà thơ tìm vào những miền khuất trong thế giới tinh thần. Với xu hướng này người nghệ sĩ “nỗ lực đào sâu vào cái tôi ẩn giấu, cố gắng phát hiện chiều sâu tâm

linh của con người” [37, tr. 68]. Tác giả Nguyễn Quang Thiều thể hiện khát khao đổi

mới vươn xa: Con đường/ con đường/ con đường/ Dắt ta về hồ nước cũ... Ra đi từ hồ

nước cũ/ Con đường/ con đường/ con đường” (Lễ tạ). Con đường ra đi và con đường

trở về. Con người khát vọng được ra đi trên mọi nẻo đường thời tuổi trẻ nhưng lại khát khao được trở về với cội nguồn, với lối cũ để cảm nhận được giá trị thực sự của cuộc sống. Nhà thơ thừa nhận nỗi cơ đơn giấu kín trong lịng: “Cô đơn theo con lặng lẽ lớn

dần” …

Các nhà thơ đương đại tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trong quan hệ với chính nó. Chẳng hạn Hồng Hưng viết: Mặt ga đêm/ Miệng mở ngủ/ Giật thức/ Mắt kinh hoàng/ Người bốn phương chạy đổi chỗ/ Em đi về đâu em có đi cùng anh/ Em có

một cái mặt khơng?/ Ta soi nhau mà tìm (Người đi tìm mặt). Với cấu trúc thơ đề cao

lối viết tự động, siêu thực, tác giả diễn tả khát khao đi tìm mặt tức chính là tìm dấu ấn cái tơi riêng với những nỗi niềm ẩn giấu, lẩn khuất. Con người khi ý thức được nhân vị thì càng nhận ra sâu sắc rằng tất cả kiếp người là vơ nghĩa lý. Có rồi khơng, cịn rồi mất, khơng có gì là bất biến, vĩnh hằng. Vì vậy, thi nhân mơ hồ đặt câu hỏi “Em có cái

mặt khơng?”. Ta cũng có thể hiểu câu hỏi của nhà thơ ấy là hỏi em có cịn là chính em

khơng? Đặt trong văn cảnh cả bài thơ, độc giả cũng có quyền hiểu rằng chủ thể trữ tình đang nói “Em cũng chính là tơi, chúng ta bị đặt vào tình thế xuất hiện ngẫu nhiên và mất đi ngẫu nhiên”. Đi tìm mặt chính là đi tìm cái tơi bị đánh mất hay cái tôi trôi lạc. Khi biểu hiện cái tôi tâm linh, các nhà thơ tập trung tìm hiểu mối quan hệ với chính nó.

Cùng với khuynh hướng viết về vùng mờ tâm linh, thơ Việt Nam đương đại còn là khuynh hướng viết về cái tôi gắn với cái ta cộng đồng, quốc gia: Cảm hứng sử thi vẫn được tiếp nối. Nhưng hiện thực về chiến tranh trong thơ Việt Nam đương đại là hiện thực trở về từ kí ức. Các nhà thơ khơng tái hiện hiện thực mà ngẫm nghĩ về thế thái nhân tình qua sự biến động của lịch sử. Hình ảnh đất nước được nhìn từ nhiều góc độ. Đất nước anh hùng nhưng cũng là đất nước của những đau thương mất mát. Các nhà thơ nhìn đất nước, chiến tranh một cách tỉnh táo, lạnh lùng hơn không thiên về ngợi ca một chiều. Chẳng hạn “Cái đất nước có dáng hình tiên múa/ Lại có hình ngọn

lửa lúc cuồng phong” (Trần Mạnh Hảo). Khơng cịn giọng thơ ca ngợi một chiều, đất

nước hiện lên vừa mềm mại, thướt tha nhưng cũng rất rắn rỏi hiên ngang. Thế hệ hôm nay nghĩ về trách nhiệm bổn phận với Tổ quốc cũng chính là để sống tốt trong hiện tại “Người chết sẽ chẳng bằng lịng nếu chúng tơi q đau thương/ Chúng tôi sống thay

cho người đã chết (Những sự vật còn sống - Xuân Quỳnh). Nghĩ về người đã hi sinh

khơng chỉ biết khóc than, bế tắc mà tỉnh táo nhận ra bổn phận của người đang sống. Chúng tôi “sống thay” cho người đã chết, sống theo nghĩa sống tốt với chính mình, sống trong thế giới biết ơn với người đời, với cuộc sống rộng lớn …Khơng cịn là những mĩ từ, sáo ngữ, con người hiện sinh sống cho thực tại. Hoàn thành bổn phận làm người đó là một thiên chức. Khơng đợi đến làm được gì cao cả, siêu phàm mà chỉ làm trịn bổn phận của con người bình thường đã là biết sống và dám sống.

Biểu đạt cái tôi trong thơ ca đương đại có nhiều hướng. Đó là cái tơi cảm xúc, cái tôi lý giải phi lý, cái tơi đa chiều kích, khơng dựa vào một chuẩn mực nào. Tác giả Vi Thùy Linh là một hiện tượng thơ đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi với những

quan niệm trái chiều. Có nhóm những người gọi Vi Thùy Linh là “một hiện tượng thơ mới” là “thơ trẻ thứ thiệt” như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Hồng Hưng, Tơ Hồng, Phạm Xn Ngun… Nhóm người đối lập không coi Vi Thùy Linh là thơ như Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Xuân Tuyền, Trần Mạnh Hảo… Về sau, Vi Thùy Linh đã khẳng định được vị trí của mình. Thơ Vi Thùy Linh ln đề cao cái tôi bản thể, sự khác biệt, thể hiện quan điểm độc lập quả quyết: Qua mọi nẻo đường.../ Ruổi

mãi ruổi mãi theo những câu kinh/ Tới vùng sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh (Song mã).

Qua thơ, Vi Thuỳ Linh không chỉ biểu hiện niềm vui hoan lạc mà cịn có cả nỗi cơ đơn: “Quay lung về em, Anh đi/ Để lại em cánh đồng hạn/ Nứt nẻ và nhợt nhạt/ Những

- vết - chai” … Cơ đơn vì bị lãng qn, cơ đơn vì khơng bao giờ thỏa mãn với hạnh

phúc của con người: “Trong giấc mơ/ Tìm mãi kiếm tìm/ Một vầng trăng khơng bao

giờ khuyết/ Một mùa trăng lênh đênh… Hình như/ Có nỗi buồn nghiêng/ Nơi bóng tối ịa vỡ” (Khơng đề). Càng cơ đơn càng khao khát được đồng cảm sẻ chia: “Em ngắt vài cọng gió/ Thả lên dấu thời gian/ Vừng ơi- em niệm chú/ Uớc mơ về xênh xang” (Giao cảm) … Càng ý thức được về sự hiện hữu của cái tôi bản thể càng khao khát được

sống và chiến thắng tuổi tác qua sự trôi chảy nghiệt ngã của thời gian. “Ta lo âu một

ngày/ Bàn tay nhăn nheo những sợi tóc bạc ngã gục/ Những sợi tóc khơng thể mọc thêm không bao giờ đen được nữa/ Màu trắng run lên” (Lặng lẽ).

Con người với khát vọng rong ruổi dù nhọc nhằn khổ ải như tự đầy ải mình nhưng là để tìm đến được vùng đất rực sáng và màu xanh hy vọng. Nguyễn Thị Hồng Ngát thừa nhận: “Nước mắt đã thôi không chảy/ Và nỗi buồn cũng chẳng thể buồn

hơn”. Cũng có khi là những chiêm nghiệm về chính cuộc sống của con người trong thơ

Tuyết Nga: “Khát vọng rủi ro khát vọng chẳng thành tên/ Cuộc sống ngẫu nhiên/ Đời

người may rủi/ Bị dẫn dắt để bất ngờ lầm lỗi/ Vinh quang ngắn ngủi đến nhường kia”.

Thơ Việt Nam đương đại cũng có chỗ để giãi bày nỗi niềm hồ nghi trong tình yêu, tình người trong cuộc sống: “Em hiểu lắm tình u thường nơng nổi/ Thương

nhau rồi có thể sẽ là khơng/ Nên em lặng im yêu vụng thương thầm/ Yêu một phía hy vọng là vĩnh viễn” (Phan Thị Thanh Nhàn). Phan Huyền Thư khẳng định cần đi tìm

cho mình một hướng đi riêng trong buổi giao mùa. Cách diễn đạt với những vùng mờ nhập nhòa giữa thực và ảo. Thực chất cái tôi muốn tạo lập con đường riêng, muốn khẳng định cái tôi trong mọi nẻo đường vốn phức tạp của cuộc sống: Tự dắt mình men

theo mùa hạ/ Tìm một lối đi thu (Men theo mùa hạ Phan Huyền Thư).

Việt Nam đương đại. Tùy mỗi cá tính sáng tạo mà cách biểu đạt này khác nhau, và sự đa dạng ấy đã làm nên sự phong phú, nhiều màu sắc của thơ ca hiện sinh. Cái tôi trong thơ hiện sinh đã đem lại cho người đọc những thể nghiệm độc đáo, và đặc biệt, giúp họ nhìn thấy được những bí ẩn trong tâm hồn mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 79 - 84)