Cơ sở xác định sự hiện diện khuynh hướng hiệnsinh trong thơ Việt Nam đương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 60 - 63)

6. Cấu trúc của luận án

2.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại và việc phân loại các khuynh hướng

2.1.3. Cơ sở xác định sự hiện diện khuynh hướng hiệnsinh trong thơ Việt Nam đương

đến một hình dung “tĩnh tại” - tức cho rằng nền thơ Việt sẽ được phân quy vào những “luồng chảy” phân biệt nhau. Thực ra việc phân loại nào cũng chỉ có thể là một cách sắp xếp lại dữ liệu (hệ thống hóa) trong lúc thực tế sinh tồn của nền thơ ca lại là một sống động chan hòa. Sự thể là ta thấy các tác giả khuynh hướng này có lúc đã nhập làn vào khuynh hướng khác, và những khái quát định danh hóa “tên gọi khuynh hướng” khơng đồng nghĩa với việc có thể đóng khung lên khn cho các sáng tác hay các tác giả. Sự thực là các nhà thơ đâu cứ phải luôn bận tâm về “khuynh hướng” khi viết bài thơ. Và vì thế khi đặt vấn đề khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại chúng tôi muốn thực hiện một nhận diện ít nhiều linh hoạt hơn là cố ý phân vạch ra một danh sách tác giả tác phẩm gọi là “phái nhóm thơ hiện sinh” hoạt động riêng một khoảnh trên thi đàn với tun ngơn sáng tác cụ thể. Nhìn nhận từ một quan điểm như thế ta nhận thấy việc thơ đương đại Việt Nam vận động theo khuynh hướng hiện sinh cũng chính là sự thể hiện của quy luật văn học sử nhất định.

2.1.3. Cơ sở xác định sự hiện diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại Nam đương đại

2.1.3.1. Cơ sở lý luận

Ở Việt Nam, tư tưởng hiện sinh trong văn học và thơ ca ngày càng được công chúng thừa nhận. Marx từng khẳng định “Khơng có gì thuộc về con người mà xa lạ với

tôi”. Hàng loạt trào lưu triết học, tư tưởng triết học xuất hiện đều khẳng định sự tồn tại

Phật giáo cho rằng mọi khổ đau của con người là do hành động từ chính con người trong hiện tại hoặc từ trong tiền kiếp. Con người dù trực tiếp hay gián tiếp ít nhiều đều tạo ra nghiệp chướng cho nên “đời là bể khổ”. Đức Phật là con người đã giác ngộ chân lý và đem chân lý ấy giác ngộ con người. Phật đã từ hi sinh thứ vui trần gian vì nỗi khổ của con người để đi tìm chân lý rồi vạch ra con đường giải thoát khổ đau trầm luân cho con người. Phật đã chỉ ra cho con người biết được con người đã sống xa bản tính của mình ra sao. Con người khơng ý thức được về hiện hữu và bản chất của hiện hữu. Đức Phật đã khai mở cho con người hiểu chính cá nhân con người mới quyết định số phận của chính mình. Đạo Phật cũng chỉ ra cho con người cuộc đời là vô thường, là phù du “sống gửi thác về”. Con người cần có trí tuệ và lịng từ bi để giải thốt và tìm ý nghĩa của cuộc sống. Tư tưởng này rất gần với tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh.

Ki tô giáo cũng hướng đến sự cứu rỗi cho con người. Kinh Thánh bộc lộ một

nhãn giới xét con người trong lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn cho con người được hạnh phúc, muốn nâng cao con người vượt lên trên mọi loài sinh vật.

Kinh Thánh với quan niệm “thân cát bụi lại trở về cát bụi” đã đề cập đến sự vô thường

và số phận mong manh hữu hạn của kiếp người.

Chủ nghĩa nhân đạo là một đạo lý của lòng tốt từ thiện, nhân ái đối với con người. Với nội dung cốt lõi quan tâm con người với những biểu hiện cụ thể như: cảm thông với nỗi khổ đau của con người, tố cáo tội ác chà đạp lên con người, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp ở con người, đồng tình với khát vọng giải phóng của con người... Tất cả mọi biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo đều vì con người mà lên tiếng. Điều này rất gần với tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh.

2.1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ thực tiễn sáng tác thơ Việt Nam đương đại khơng thể khơng thừa nhận có một khuynh hướng ngày càng đi sâu tìm hiểu chính con người mà trước hết là chính tác giả, nhà thơ mà tư tưởng của họ gắn với con người hiện sinh. Thơ ca là tiếng lịng của người nghệ sĩ. Đó là những trăn trở suy tư về kiếp người, phận người trước những biến động của thời đại. Chẳng hạn thời kỳ trung đại nhà thơ Nguyễn Trãi từng đặt câu hỏi “Trăm năm trong cuộc nhân sinh, Người như cây cỏ thân hình nát tan” (“Nhân sinh bách tuế nội, Tất cánh đồng thảo mộc” (Dẫn từ bài Côn Sơn ca - Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình dịch). Cái đẹp thường gắn với nỗi buồn, sự tàn lụi, kết thúc thậm chí là nỗi cô đơn. Tác giả Lê Minh Khuê trong bài “Sự hình thành và ảnh

hưởng của chủ nghĩa hiện sinh” đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa hiện sinh đã manh nha trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều. Số phận những người thiếu nữ được tuyển vào cung nhưng phải đối mặt với cuộc sống buồn tủi, đó cũng chính là thân phận của kiếp người nói chung “Thảo nào khi mới chôn nhau/ Đã mang tiếng

khóc ban đầu mà ra/ Khóc vì nỗi thiết tha sự thế/ Ai bày trò bãi bể nương dâu/ Trắng răng đến thuở bạc đầu/... Trăm năm cịn có gì đâu/ Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”. Con người bất lực trước nỗi cô đơn, sầu muộn. Qua truyện Kiều nhà thơ Nguyễn

Du cũng đã khẳng định nỗi khổ đau, bạc mệnh của người phụ nữ đã trở thành một quy luật nghiệt ngã “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Đến thời kỳ Thơ mới, tư tưởng hiện sinh in dấu ấn trong thơ Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu...

Thời kỳ tạm chiếm tư tưởng hiện sinh phản ánh trong hàng loạt tác phẩm văn học tiêu biểu là tác phẩm của Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Nguyễn Sa... Sau thời kỳ Đổi mới, tư tưởng hiện sinh có cơ hội hiện diện trên diễn đàn văn học Việt Nam với các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Minh Châu, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Dương Hướng, Nguyễn Thị Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu...

Trong thơ đương đại Việt Nam có sự xuất hiện đậm đặc yếu tố hiện sinh. Từ bối cảnh xã hội, thơ ca hướng ngòi bút vào những vấn đề thế sự đời tư. Cái mới của thơ Việt đương đại là cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ đi sâu biểu hiện thế giới tâm hồn bên trong của con người. Con người được quan tâm trên nhiều phương diện như: con người với ý thức về cái bản thể; con người cô đơn trước sự phi lý, buồn nôn của thực tại; con người dấn thân, nổi loạn; con người trong quan hệ với tha nhân...

Bức tranh thơ Việt Nam đương đại đa dạng phong phú trong đó có khuynh hướng hiện sinh. Với sự có mặt của nhiều gương mặt của nhiều thế hệ nhà thơ đã sáng tác trước 1975 đến nay họ vẫn tiếp tục sáng tác chẳng hạn như Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ. Những tên tuổi các nhà thơ thế hệ 7x, 8x, 9x đều có những đóng góp vào q trình hình thành khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. Đó là Bùi Giáng, Hoàng Hưng, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Dương Tường, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara, Trương Đăng Dung... Bên cạnh đó là các nhà thơ trưởng thành sau 1986 như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Dương Kiều Minh, Phan Huyền Thư, Cát Du, Đinh Thị Thu Vân... Mỗi nhà thơ có một phong cách, giọng điệu riêng nhưng họ đã

tạo thành một đội ngũ nhà thơ đông đảo cùng gặp nhau trong tư duy nghệ thuật và cảm thức thẩm mĩ mang cảm thức hiện sinh.

Như ở chương 1 đã trình bày, khuynh hướng là khái niệm chỉ sự nghiêng hẳn về một hướng nào đó. Khuynh hướng thường là sự gặp gỡ của những đặc điểm tương đồng, sự thống nhất tương đối về một hoặc nhiều phương diện. Trong thơ ca, khuynh hướng hình thành khi các nhà thơ có cùng quan điểm, hệ tư tưởng, gần gũi nhau trong việc cảm nhận, lý giải đối tượng hay thực tiễn. So với khuynh hướng, cảm thức có

phạm vi hẹp hơn. Từ những sắc thái những biểu hiện của cảm thức tạo thành khuynh hướng. Dựa trên giới thuyết chung khái niệm khuynh hướng, chúng tôi hiểu khuynh hướng hiện sinh là sự xuất hiện của nhiều tác giả mà tác phẩm có những biểu hiện, những sắc thái về chủ nghĩa hiện sinh trong nội dung và hình thức biểu đạt.

Khuynh hướng hiện sinh, theo nghĩa rộng, là tư tưởng hiện sinh đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Hầu như tác giả tác phẩm văn học chân chính nào từ xa xưa đến nay cũng đều quan tâm đến thân phận con người, quan tâm những nỗi khổ niềm đau của kiếp người. M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học”. Những nỗi niềm của con người bàng bạc trong tác phẩm của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương... Đề tài chúng tôi quan tâm đến chủ nghĩa hiện sinh theo quan điểm đến từ các nhà hiện sinh tiêu biểu như Kierkegaard, Jean-Paul Sartre, Albert Camus. Các nhà hiện sinh có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể cá nhân con người không đơn thuần là chủ thể tư duy mà còn là chủ thể hành động, cảm nhận và sống. Hiện sinh là sản phẩm của thời đại với những khủng hoảng của xã hội tư bản, trong bối cảnh con người hoảng loạn âu lo. Khuynh hướng hiện sinh với nội dung cốt lõi, trọng tâm là quan tâm đến thân phận con người trong đời sống thực tiễn. Nó trở thành nỗi âu lo thường trực của các nhà văn, cho nên tác phẩm của họ thường nói về các phạm trù như cái bản thể, cô đơn, sự phi lý, buồn nơn, nỗi buồn, sự nổi loạn, vấn đề dục tính... với nhiều mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)