Ngôn ngữ mang đậm màu sắc hiệnsinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 141 - 146)

6. Cấu trúc của luận án

4.3.1. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc hiệnsinh

Ngôn ngữ là chất liệu đầu tiên “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorky). F.de. Saussure từng quan niệm ngơn ngữ như một kí hiệu. R. Jakobson thì quan niệm thơ là ngơn ngữ tự lấy nó làm đối tượng. Thơ là một ngơn ngữ có giá trị tự thân. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra làm thơ tức là làm ngôn ngữ “ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể”.

đánh giá xác đáng. Theo ông, các nhà thơ Việt Nam đương đại đã có sự bứt phá, cách tân trong hình thức biểu hiện để bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại. Với tâm niệm mong muốn đưa thơ trở về với bản thể thuần khiết của thơ, các nhà thơ tiên phong trong quá trình cách tân thơ hiện đại như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hồng Hưng đã có quan niệm “đặc trưng cốt tủy của thơ khơng phải nằm ở những tính năng xã hội của nó mà nằm trong chất liệu ngơn từ”. Chữ hay ngơn từ có vai trị quyết định làm nên tài năng, phong cách của nhà thơ như E. Jabes khẳng định “Chữ bầu lên nhà thơ”. Tác giả Trần Dần cho rằng “Làm thơ tức là làm tiếng Việt”. Nhà thơ được xem là kẻ “phu chữ”. Nhà thơ Lê Đạt giới thuyết “Chữ” bao gồm phần âm thanh và ý nghĩa cùng đảm nhận hai chưc năng “biểu thị” và “hình dung.”

Ngơn ngữ thơ khơng chỉ thể hiện chức năng thông báo, cung cấp thông tin như ngơn ngữ bình thường. Ngơn ngữ thơ thường nhằm mục đích truyền cảm, biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định. Thơ đương đại xem ngôn từ không đơn giản chỉ là phương tiện chuyển tải nội dung mà xem ngôn từ là đối tượng sáng tạo. Nghĩa trong thơ theo quan niệm của các nhà thơ đương đại, nó khơng mang tính chủ định, nó được tạo sinh từ sự cộng hưởng của những thành tố của chữ và nghĩa các con chữ cũng như mối tương tác giữa nhà thơ- bài thơ- người đọc (ý của Trần Ngọc Hiếu). Ngơn ngữ trong thơ thường được cách điệu hóa. Ngơn ngữ thơ khác ngơn từ văn xi, nó thường có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo nên những khoảng lặng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Ngơn ngữ thơ là ngơn ngữ có tính phức hợp tạo nên nhiều cách hiểu và đưa người đọc vào những cuộc tìm tịi bất tận đầy hấp dẫn. Lê Thị Thanh Tâm cho rằng những tên tuổi làm nên thần thái, đường nét của cuộc nổi loạn sang trọng về ngôn ngữ thơ Việt đương đại là Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Hồng Cầm, Dương Tường. Và tác giả cũng không quên kể đến những tác giả mắc duyên nợ cách tân ngôn ngữ thơ Việt đương đại như Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo, Nguyễn Lương Ngọc, Ý Nhi, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều, Phùng Khắc Bắc, Inrasara, Thi Hoàng, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh. Dựa trên nội dung cũng như cách biểu đạt chúng tôi nhận thấy những biểu hiện của ngôn ngữ trong thơ Việt Nam đương đại trên các phương diện sau đây

Các nhà thơ Việt Nam đương đại có sự cách tân táo bạo trong sử dụng ngôn ngữ mang tâm thức hiện sinh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ tập thơ Ngôi nhà mười

bảy tuổi đến Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước sông đã cho thấy

hành trình của sự sáng tạo, cách tân ngơn ngữ. Đó là ngơn ngữ thơ giàu sức gợi đem lại cho người đọc ấn tượng về sự mới mẻ, tinh khôi. Đằng sau ngôn ngữ trong trẻo, tác

giả dẫn người đọc vào hồi ức hồi niệm. Q khứ ln là quầng sáng trong trẻo với bao tiếc nuối. Ngôi nhà không khép của bao giờ/ Khi tôi đến em vừa đi khỏi/ Mái tóc

em gió thổi/ Về đến ngôi nhà khe khẽ má mưa bay/ Tôi tựa vào cánh cửa gọi tên em/ Em làm sao nghe nổi/ Em mải mê trên con đường đầy nắng/ Bỏ lại ngôi nhà 17 tuổi thơ ngây” (Ngôi nhà mười bảy tuổi). Đến tập thơ Sự mất ngủ của lửa, nhà thơ sử dụng

một ngôn ngữ mới, một cách diễn đạt mới: Bóng tối đêm gần sang như một con mèo

nhung khổng lồ bước đi/ uyển chuyển/ Cái đi mềm của nó chạm vào tơi là tơi tỉnh giấc/ Tơi cựa mình như búp non mở lá/ Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai.”

(Ban mai)... Sức sáng tạo ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều càng in đậm dấu ấn trong lòng người đọc qua tập thơ Những người đàn bà gánh nước sơng: “Để hiểu được ý thơ cần có sự vận dụng nhiều góc nhìn từ hiện thực, tâm linh, siêu thực cùng một trí tưởng tượng phong phú: Tơi đã đánh mất tơi một nửa/ Tôi tự sinh cho tôi thêm một nửa/ Nửa nào có máu và nửa nào mất máu/ Hai bàn tay tôi hai chiếc thià mạ bạc nham nhở/ Đang múc từng thìa trăng/ Tơi đói chưa bao giờ đói hơn/ Tơi khát chưa bao giờ khát hơn/ Tơi khóc/ Những rễ cây chộp lấy tôi và nghiền tôi thành nước/ Tôi lao theo những thớ cây vùn vụt lên cành” (Dưới trăng và một bậc cửa). Không thể

cảm nhận ý thơ theo trật tự ngôn ngữ thông thường. Sự mới lạ qua một loạt từ ngữ tưởng chừng đối nghịch nhau như trăng, máu, đêm, đói, khát, khóc, leo lên cây. Một cách biểu đạt lạ hóa chứa đựng trong đó một cái nhìn mới, đa chiều về hiện thực. Ngôn ngữ giàu chất biểu tượng, vừa mơ hồ vừa đa nghĩa ln tạo sức hấp dẫn, bí ẩn cho thơ ca. Khát vọng vươn tới cái đẹp phải trải qua những thăng trầm, những gian nan thử thách đầy máu, bóng đêm. Vậy nhưng con người vẫn ln hướng đến những cây xanh ngoài bậc cửa để ni hy vọng về tương lai phía trước. Ngơn ngữ đối nghịch lại chứa đựng những suy nghiệm sâu sắc trước cuộc đời.

Đó là ngơn ngữ mạnh mẽ, sơi trào trong thơ Vi Thùy Linh mà Văn Giá gọi là “những trận bạo động chữ”. Ngơn từ biểu đạt tình u trong thơ Linh được ví như hỏa diệm sơn của chữ nghĩa. Để minh chứng điều đó tác giả dẫn một loạt từ ngữ được sử dụng trong bài Người dệt tầm gai với những từ ngữ như “cuồng điên, ào tung, nấc,

nồng nàn, trĩu nặng, đè lên, đâm, trầy xước, thấm xót, rớm máu, cài then, tiếng khóc...” Ở bài thơ Venise in ViLi, với những từ ngữ như “thượng đẳng, đại lộ, ngần

ngần ánh sáng, chớp, hưng phấn hoa, cuồng nhiệt, vũ điệu, sốt hồng hơn, rên nóng. Tưới, cường năng, dồn kết, bạt ngàn, đắm đuối, ngập dòng dòng, liếm, vang, lộng, mê đắm, vít lưng trời, ghì bao la, tan chảy, ngùn ngụt, bão cuốn hết, đày đọa,

giày vị.....”.

Inrasara quan niệm nhà thơ là người cư trú, ẩn náu trong ngôi nhà ngôn ngữ dân tộc và cũng là người tạo cho mình một trường ngơn ngữ biểu đạt riêng: “Nhà thơ là người cư trú trong ngôn ngữ dân tộc, canh giữ ngôn ngữ dân tộc và đồng thời làm giàu có ngơn ngữ dân tộc bằng cách tạo dựng cho mình một ngơi nhà ngôn ngữ riêng”. Inrasara viết: “Khép một cõi đất, mở một chân trời/ thơ chập chững ngày mới/ bập bẹ

lời tinh khôi/ Tôi đốt lên hàng đống chữ/ dưới tàn tro bươi lấy vài lời’’ (Những ý tưởng không mùa). Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình lao động nghiệt ngã.

Mayakovsky từng cho rằng để có một ngơn từ, nhà văn phải mất hàng tấn quặng ngơn từ. Lao động nghệ thuật địi hỏi người nghệ sĩ âm thầm, nhẫn nại. Họ như con tằm rút ruột nhả tơ.

Tác phẩm của Mai Văn Phấn giai đoạn sau năm 2000 đã cho thấy nét mới lạ, sang tạo trong ngôn ngữ và cách diễn đạt. Với sự hòa trộn chất tượng trưng, siêu thực đưa đến những vần thơ lạ. “Đọc thơ Mai Văn Phấn giai đoạn này người đọc khó có thể lấy kinh nghiệm cá nhân để lý giải mà phải lấy cái bản thể, tự ngã để cảm nhận, giải mã thơ” [44]. Chẳng hạn: “Bơng hồng sớm nay mình anh thấy/ Tiếng chim hót tỉnh

giấc/ Tạ ơn con đường dẫn anh đi/ Mây trên cao/ Lá cây rơi/ Là những gì chưa hiện hữu” (Hình đám cỏ - Mặt trời khơng có mái che).

Mai Văn Phấn sử dụng lối thơ vắt dòng để diễn tả những truy vấn bức thiết về ý nghĩa hiện tồn của con người, truy vấn về bản thể con người:

Pha xong ấm trà Quay ra

Ơng khách khơng cịn ở đó Gọi điện thoại

Người nhà bảo ông ấy mất đã bảy năm Nhầm lẫn

...

Trong nhà Trà vẫn nóng

Đẩy chén nước về phía ơng khách đã ngồi

Luồng tử khí cao chừng một mét sáu dựng đứng trước mặt Chốc lại cúi gập

(Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ)

nghĩa thâm sâu về cuộc sống, sự tồn tại người. Cuộc sống đầy những bất trắc vô thường. Những khoảnh khắc hôm nay ngày mai đã không lặp lại. Nhịp điệu cuộc sống đời thường gặp gỡ trò chuyện bên ấm nước chén trà chuyện vui chuyện buồn, người lạ người quen cũng thoáng qua và trở thành quá khứ. Cái còn lại là những ngậm ngùi suy tư về lẽ đời.

Thơ Ly Hoàng Ly vượt qua lối tư duy thơng thường, có sự cộng hưởng của hội họa, xếp đặt, trình diễn tạo nên ngơn ngữ chứa đựng nhiều âm vang phức hợp. Chẳng hạn khi tác giả viết:

... Những người đàn bà khơ queo

Vì đi lại nhiều

Quẩn quanh bức tranh khổ vng do người khác vẽ Đi được đến đâu

Khi xác đã bệt lại bởi những nhát mầu Cầm chiếc bay

Cạo xác từng người đàn bà ra khỏi tranh

Thấy mình cũng rời ra từng mảnh Khơng đau đớn.

(Người trong tranh)

Người đọc không thể hiểu, lý giải bài thơ theo cách thơng thường, đã cũ. Cần nhìn nhận bài thơ dưới cái nhìn của ngơn ngữ hội họa, trình diễn, nghệ thuật thị giác. Lê Thị Thanh Tâm qua bài viết “Ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại (nhìn từ giá trị nghệ thuật thị giác trong thơ Ly Hoàng Ly” đã cho rằng thơ Ly (không mấy khác những cơng trình nghệ thuật thị giác của chị) đều có một “người nói” ú ớ bên trong lồng vào một “người câm” có bản ngã, kiểu người lạ ấy... là một “nhân vị” nào đó lấp lửng giữa người sáng tạo và người tiếp nhận. Ly Hồng Ly hình dung cuộc sống là một ổ trứng, con người và vạn vật là những kí sinh trùng:

Những ổ trứng của cuộc đời hãy bung ra cùng một lúc Toàn bộ quả đất này là một ổ trứng nóng

Con người và thú vật là kí sinh trùng sinh sơi và dịch chuyển đến chóng mặt

(Tơi muốn)

Biểu tượng trứng tượng trưng cho sức sống rạo rực của vũ trụ. Từ sức sống ấy sẽ tạo nên sự sinh sơi, sự sinh thành cho vạn vật.

Tóm lại, ngơn ngữ mang đậm màu sắc hiện sinh đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, những ấn tượng ban đầu khó quên cho khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 141 - 146)