Giọng hoài ngh i cật vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 133 - 139)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Các sắc thái giọng điệu trữ tình hiệnsinh nổi bật

4.2.2. Giọng hoài ngh i cật vấn

Thơ sau năm 1986, đề tài chủ yếu là viết về đời tư thế sự. Vấn đề con người, cá tơi cá nhân được khai thác ở mọi bình diện, mọi mối quan hệ. Thơ hôm nay trở về với cái hữu thể, cái bản thể của chính mình từ lâu đã bị bỏ quên. Người nghệ sĩ đi sâu khám phá đời sống nội tâm bên trong của con người đầy bí ẩn, phức tạp. Sau chiến tranh con người biết tự nhìn nhận lại chính bản thân mình. Và con người cảm thấy hoài nghi, hoang mang trước những mất mát những đau thương phải hứng chịu trong chiến tranh. Đặng Thu Thủy đã có sự dẫn dắt để khẳng định điều này: “Họ vỡ lẽ ra nhiều điều,

nhận ra nhiều ảo tưởng. “Tự ru mình bằng truyền thuyết ấu thơ/ Ưa bám víu mãi niềm tin nguyên thủy” suốt một thời giờ đây Bằng Việt thấy ân hận xót xa “Tơi mất nửa đời trả giá cho truyền thuyết” (Bánh chưng Bánh dày) [Dẫn theo 150, tr. 184].

Sự hồi nghi là vì thực tại phi lý. Hồi nghi vì sự tồn tại của kiếp người. Cuộc sống hiện đại với đầy đủ điều kiện vật chất nhưng các nhà hiện sinh khẳng định rằng con người ngày càng có cảm giác cơ đơn. Con người cơ đơn bởi thực tiễn cuộc sống tầm thường, rạn vỡ nhốn nháo tạo nên sự chấn thương tinh thần. Cuộc sống phi lí tầm thường tẻ nhạt dẫn đến trạng thái hồi nghi, ù lì, bi quan. Con người sống phụ thuộc tha nhân khơng cịn được là chính mình. Do vậy họ có tâm trạng hoài nghi trước thực tại đầy phi lý, trước sự vô nghĩa vô vị của cuộc sống. Để tồn tại, con người trải qua quá trình đấu tranh tư tưởng, con người thức tỉnh để vươn lên. Giọng hoài nghi thường được tạo nên trên cơ sở xây dựng những vấn đề đối lập. Chẳng hạn thật và giả, thanh cao và thơ tục, tốt và xấu, bề ngồi và thực chất bên trong, giữa lý thuyết và thực tế, giữa ảo và thật... Con người bắt đầu hồi nghi về những giá trị đã có, mà nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào gọi đó là “âm vang của một khủng hoảng xã hội”.

Nhà thơ Inrasara trong Chuyện tơi đã dùng hình thức nghi vấn kích gợi ý thức phản tỉnh nơi người đọc:

Tơi đang làm gì là gì

Nhà thơ nhà nghiên cứu nhà kinh doanh hay miếng giẻ rách. Kiếp trước

làm loài ếch có lẽ kêu ồm ộp ngồi mưa Trí thức khơng hẳn trí thức

truyền thống khơng thật truyền thống thi ca vắng mặt thi ca

Tôi kêu ồm ộp trong mưa thật to

Nhà thơ đặt ra những hoài nghi trước cuộc đời về chính bản thể con người, về “thân phận con người trong guồng quay hỗn độn” đầy những ngẫu nhiên bất trắc trước cuộc sống lơ lửng sự bất an. Chưa bao giờ vấn đề thân phận con người lại được đặt ra ráo riết như trong thời kì hiện đại khi con người đối mặt với nhiều sự đổ vỡ như vậy. Con người là ai là gì trước cuộc sinh tồn? Trí thức chẳng phải là trí thức đúng nghĩa, doanh nhân chẳng phải doanh nhân đúng nghĩa. Nhân vật trữ tình tự nhận mình như con ếch kêu ồm ộp giữa nhiều mắt xích cuộc sống với sự đối lập nhiều thang giá trị. Khi nhìn vào xã hội chỉ thấy con người thiếu nhân tính, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Đằng sau sự hoài nghi đã chứa đựng sự phản tỉnh về con người, về hiện thực đời sống xã hội.

Inrasara viết Đứa con của đất sử dụng giọng kể theo trật tự tuyến tính thời gian của các sự kiện diễn ra trong trường ngôn ngữ giàu biểu cảm và đậm chất thơ: “Lớn

lên/ Tôi đụng đầu vào chiến tranh/ Tôi đụng đầu với áo cơm, cơ cấu, hiện sinh, hiện tượng/ Tơi chới với giữa dịng ngữ ngơn hoang đãng/ Rồi cuộn tròn trong thung lũng tình yêu em”. Nhân vật trữ tình nhập vai đã tường thuật lại cuộc đời mình theo một

trình tự từ khi lớn lên. Đó là hành trình khi đứa con của núi rừng Tháp Chàm lớn lên đã “đụng đầu” với chiến tranh, đã phải chứng kiến cảnh quê hương đổ máu, loạn lạc mang nỗi buồn thời đại. Rồi đứa con núi rừng bước vào chặng đời lo lắng mưu sinh vì cơm áo. Đặc biệt khi biết cầm bút làm thơ viết văn lại đụng phải sự thay đổi bao hệ tư tưởng, triết học. Nhân vật tôi chới với, lúng túng không biết đi theo ngả nào. Và cuối cùng là cuộn trịn, quấn vào cuộc sống gia đình với tình yêu, với bao lo toan đi hết một đời. Lời thơ với giọng điệu kể đượm sắc thái buồn thương. Dù khơng có những từ ngữ có tính than vãn nhưng người đọc cũng nhận ra được những chặng đường chông gai mà một con người đã trải qua trong cuộc đời. Nhân vật trữ tình kể lại những sự kiện lớn mà đời người đã trải với giọng lạnh lùng khách quan nhưng bên trong chứa đựng một cái nhìn bao quát về chặng đời của con người buồn nhiều hơn vui, chủ yếu phải đối mặt với bổn phận trách nhiệm và phải tự quyết cho số phận mình khi con người sinh ra phải sống với tha nhân, phải lệ thuộc vào tha nhân và thế giới bên ngoài.

Giọng điệu biểu đạt nỗi buồn chán của con người còn là do sự tác động ảnh hưởng từ người khác, do tha nhân. Đằng sau nỗi bất an, con người vẫn ln cần mẫn kiên trì trỗi dậy để níu giữ bản ngã đang “suy tàn ghê gớm” Đồng thời nhân vật trữ tình cũng chỉ ra lý do để tồn tại là con người phải không ngừng vươn lên, không ngừng dấn thân để được sống đúng với những khát vọng đúng đắn: “Rồi tơi ngóc đầu dậy và

tơi trườn lên/ Rồi tơi rướn mình qua khỏi hổ hang quá khứ/ Như kẻ bị thương mị tìm lối ra khỏi đống tan hoang thành phố/ Tơi tìm lại tơi/ Tìm thấy nắng q hương” (Đứa con của đất - Inrasara). Nhân vật trữ tình vẫn tiếp tục giọng kể. Sau những thăng trầm

của cuộc sống, tơi ngóc đầu dậy, trườn lên, rướn lên bằng mọi nỗ lực gồng mình như kẻ bị thương, bị vùi lấp trong đống hoang tàn của cuộc chiến đầy khốc liệt ở Thành phố để tìm lại chính mình. Phải chăng khi rời quê hương, quăng quật mình nơi phố xá để mưu sinh, nhân vật tơi tự thấy mình khơng cịn là chính mình nữa giống như đang hịa lẫn vào sự xô bồ náo nhiệt như một rô bốt không có cảm xúc, khơng có hơi thở nồng nàn của quê cha đất mẹ. Bằng sự vượt thoát nổi loạn vẫy vùng mãi, nhân vật tơi mới thốt ra khỏi sự vây hãm đáng thương để tìm về với niềm tin như ngọn nắng ấm của sự sống chân thực của q hương, của chính mình mà từ lâu đã bị đánh mất... Kết thúc cho lời tự sự chính là phần cuối cuộc hành trình của nhân vật tơi. Đó là niềm vui được sống chính là mình khi được trở về nơi chơn nhau cắt rốn: “Lại xanh trong tôi -

dù rừng đã cháy/ Lại chảy trong tôi - dù song đã chết/ Chợt hanh lại cát - chợt buồn lại ru/ Chợt duyên lại em - chợt hoang lại tháp/ Giọng mẹ xa vời dỗ giấc thiên thu”

(Đứa con của đất - Inrasara). Sau giọng kể chuyện tưởng như dửng dưng lạnh lùng là dòng cảm xúc dồn chứa bùng lên như cây lại xanh, như rừng lại sống, như sông lại chảy. Nhân vật tôi trở về sống trong sự ôm ấp chở che của tình quê hương Tháp Chàm, của tình yêu với người yêu, người vợ và đặc biệt lại trở về trong âm thanh vang vọng tiếng mẹ dỗ dành như trẻ lại tuổi thơ. Đằng sau lời kể về cuộc đời dài dặc là chất thơ thấm quyện đưa đến cho người đọc cảm xúc thẩm mĩ về tình người, tình q hương xứ sở.

Sự hồi nghi về hiện thực cuộc sống nhân vị đã được nhà thơ Lưu Quang Vũ bày tỏ sự trăn trở về bản thể mình qua những câu hỏi đầy suy tư: “Ta là ai? Ta đến để

làm gì... Ta đến làm gì ta sẽ đi tới đâu?” (Bài hát trong một cuốn phim cũ). Những câu

hỏi là sự tự vấn lòng mình về sự tồn sinh của cái tơi bản thể trước hiện hữu, trước hư vô. Nhà thơ suy nghiệm về cuộc đời và nhận ra sự trống rỗng cũng như sự phi lý của con người: “Khơng có làng quê nào để từ bỏ/ Khơng có thành phố nào để đi đến/

Không thành quách nào để chiếm lĩnh/ Không vị thần nào để tin/ Không quỷ ma nào để sợ/ Không thuộc bài hát nào để tự hát lên/ Khơng có góc tối nào để một mình giấu mặt/ Khơng người con gái nào để thương yêu/ Khơng người đàn ơng nào để trọng/ Khơng có kẻ thù nào để ác?/ Khơng có tội lỗi nào để phạm/ Khơng có cả một nỗi buồn để khóc/ Cũng chẳng có chiến lũy nào để chết/ Chúng ta làm gì cho hết buổi chiều nay?” (Không - Lưu Quang Vũ). Bài thơ sử dụng đến 15 từ “không” tạo ra một cách

diễn đạt mới lạ. Ẩn chứa sau những điều “khơng” có là sự hồi nghi, sự tra vấn về hiện hữu cuộc sống của con người. Có khi con người rơi vào khoảng khơng mơng lung của sự trống rỗng, con người trở nên cơ đơn khơng tìm được một sợi dây gắn kết với cuộc đời. Đó là một cái tơi tuyệt vọng sầu buồn trước cuộc sống. Câu hỏi cuối cùng “Chúng

ta làm gì cho hết buổi chiều nay?” ám ảnh và làm day dứt lịng người. Đối diện với

chính mình bằng những câu hỏi tra vấn về cuộc sống xung quanh. Có khi nhà thơ cảm nhận những sự mong manh của kiếp người: “Mưa cướp đi ánh sáng của ngày/ Đường

chập choạng trăm mối lo khó gỡ/ Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ/ Hạnh phúc con người mong manh mưa sa” (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa - Lưu Quang Vũ). Ý thơ đượm

nỗi âu lo mang tính hiện sinh. Con người ln ám ảnh bởi những nỗi sợ vơ hình. Sợ vì khơng chắc chắn được về thực tại và tương lai: “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa/ Thương

vườn cũ gẫy cành và rụng trái/ Áo em ướt để anh buồn rồi khóc mãi/ Ngày mai chúng mình sẽ ra sao em ơi?” (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa - Lưu Quang Vũ). Luôn thường

trực nỗi âu lo vì cuộc đời phi lý của con người, Lưu Quang Vũ lý giải về nỗi buồn về thân phận hư hao mỏng manh của con người: “Ôi nếu phải tan thành bụi cát/ Thành

hư vơ, khơng khí trời, khơng ánh sáng/ Chỉ rỗng khơng câm lặng, vơ hình” (Bài hát ấy vẫn còn là dang dở - Lưu Quang Vũ). Lưu Quang Vũ luôn suy tư về kiếp người phi lý

vô thường: “Khi cánh cửa cuối cùng khép lại/ Chẳng cịn gì ngồi cõi hư vô? Cha

thương yêu những dịng sơng khơng ngừng chảy” (Buổi chiều ấy). Cuộc sống luôn đổi

thay, tất cả những gì đang tồn tại sẽ trở thành quá khứ: “Ai biết ngày mai sẽ có những

gì/ Người đổi thay năm tháng cũng qua đi/ Giữa thế giới mong manh và biến đổi” (Và anh tồn tại). Cuộc sống đang diễn ra hàng ngày với bao bộn bề đời thường hòa lẫn

trong cái tầm thường thậm chí buồn nơn, phi lý: “Quán cà phê chạng vạng khói bay/

Mùi khói cũ cay xè con mắt/ Ngồi quanh bàn giờ bao người lạ khác/ Cãi ồn ào những chuyện làm ăn/ Chỉ anh điên vẫn đứng sững ngồi đường/ Thân tiều tụy ơm mặt cười lặng lẽ” (Quán cà phê ngoại ô). Cuộc sống bộn bề, người với người trở nên

chuyện làm ăn, toan tính bận bịu. Đối lập với cuộc sống ồn ào chỉ có người điên, người khơng bình thường, khơng hiểu biết gì thì ơm mặt cười ngu ngơ lặng lẽ.

Nguyễn Trọng Tạo bộc lộ sự hồi nghi về thần tượng, lịng tốt “Khi đang đắm

yêu có tin được bao giờ/ Rồi một ngày người ta yêu đổi dạ/ Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ/ Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn.” (Tản mạn thời tôi sống - Nguyễn Trọng

Tạo). Con người đầy sự hồi nghi về chính những điều mình hằng tin tưởng. Trong bài thơ Những đối lập, Vi Thùy Linh đặt câu hỏi cật vấn: Hỡi những dịng sơng/ Tại sao

nước mặn chiếm ba phần tư trái đất/ Tại sao con người lại ít cười hơn khóc (Những đối lập). Câu hỏi muôn đời được đặt ra và cuộc sống vẫn tuần hoàn những mặt đối lập

ấy. Con người khó tìm được câu trả lời thỏa đáng. Và chỉ biết sống, biết chấp nhận quy luật mà con người phải đối mặt.

Giọng điệu hoài nghi - cật vấn biểu lộ tập trung nhất, thường trực nhất cảm niệm hiện sinh về “phù ảnh” của kiếp người xuất hiện nổi bật ở thơ Cát Du. Tần suất dày đặc của câu ngữ điệu hỏi trong thơ nhà thơ nữ này thậm chí cho phép ta xem đó như là một dấu hiệu thi pháp phong cách thơ nổi trội. Hiện hữu trong thơ Cát Du là giọng điệu hoài nghi. Hoài nghi ngay cả khi đối diện với chính mình: Em đang làm gì?

/ Soi gương/ Soi gương làm gì?! Tìm em/ Em sao? (Ủa lạ nào). Ln trở đi trở lại câu

hỏi mang tâm thức hiện sinh tồn tại hay không tồn tại, trở thành nỗi ám ảnh trong sự suy tư hoài nghi của con người. Khơng có cái gì là vĩnh cửu, chính bản thân mình cũng có lúc cảm thấy lạc lõng xa lạ với chính mình: Em ngắm anh mỗi ngày/ Mà sao

bỗng lạ? / Những tế bào yêu của ngày hôm qua đã chết/ Cuốn đi nụ hôn nồng của em/ Đôi môi mới của ngày hôm nay lạnh lùng thờ ơ quá thể/ Em nhìn thấy người đàn bà hệt em/ Trong mắt anh lạ lẫm/ Em của ngày qua đâu rồi? / Đâu rồi anh? /Anh của ngày qua đâu rồi? (Lạ hoắc).

Cát Du có một thi tác nhan đề là một lời cảm thán - Ủa, lạ nào!Về mặt kết cấu có thể hình dung văn bản bài thơ lan trải như là một cuộc đối thoại hoặc cũng có thể là một phân thân độc thoại chỉ của một cái tơi trữ tình Em. Tùy vào cách đọc mà ta có thể chọn lấy một cách xác định kết cấu này… Điều quan trọng là dù đọc theo cách nào thì vẫn nổi bật lên một tâm tư hoang mang biến ảo bất định của chính cái chủ thể lung linh sắc màu hiện sinh. Chủ thể này ngơ ngác giữa cảm thán “Lạ nào!” và băn khoăn “Rồi sao?”. Bài thơ không dài, nhưng luận phiên sáu câu hỏi - “Em đang làm gì ?/ Soi

gương tìm gì?/ Em sao?/ Rồi sao nữa?/ Rồi sao?/ Có phải em khơng?/ Thế em đâu rồi?”. Đó là khơng kể đến một câu hỏi khác khơng độc lập thành một hàng thơ, nó là

câu hỏi “hòa lồng” vào câu trần thuật - trần thuật về một cảm nhận cũng đầy sắc thái hiện sinh nhuốm chút hài hước phúng dụ: Em giống nàng Nguyệt Nga mặc đồ cổ trang

và ngồi trên xe ngựa liếc tình với Lục Vân Tiên (là em nghĩ thế chứ khơng biết có phải chàng Lục khơng. Vì chưa nhìn thấy bao giờ). Con người có những khoảnh khắc tự

thấy mình như lạc lõng, bị bỏ rơi. Những khi cô đơn con người trở nên hoài nghi những cái tưởng chừng như có trật tự và giá trị trong cuộc sống. Khi rơi vào trạng thái cơ đơn, con người cảm nhận thấm thía sự trống rỗng sự phi lí và hồi nghi về cuộc sống. Ngữ điệu truy vấn bộc lộ cảm thức hoài nghi thảng thốt trước tồn tại hiện sinh biến ảo phù động của con người vang động cả bài thơ Nhìn - một thi tác cách tân của Cát Du: Em ở đâu? Em ở đâu? Em ngồi trong hốc mắt Em ngồi trong hốc mắt làm gì? Em làm gì? Em nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 133 - 139)