Nghệ thuật tổ chức ngôn từ biểu tượng hàm ý hiệnsinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 146 - 170)

6. Cấu trúc của luận án

4.3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ biểu tượng hàm ý hiệnsinh

Ngôn từ biểu tượng là nơi chứa đựng những ý nghĩ ẩn kín khái quát về cuộc sống. Ngơn ngữ thơ Việt đương đại giàu tính biểu tượng. Biểu tượng là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. Ngôn từ của một tác phẩm văn học là ngôn từ tự nhiên đã được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật. Đó là ngơn từ của chủ thể hình tượng, chủ thể tư tưởng thẩm mĩ có tầm khái quát, có ý nghĩa đại diện cho tư tưởng tình cảm, tâm trạng... của một tầng lớp giai cấp, của một thế hệ nào đó... Tính biểu tượng của ngơn từ thể hiện ở hệ thống hình ảnh biểu tượng được nhà văn sử dụng trong q trình sáng tạo. Tính biểu tượng của ngơn từ biểu hiện qua cách sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính biểu đạt. Và cao hơn tính biểu tượng của ngơn từ nằm sâu trong bản chất hình tượng của sáng tác. Ngơn từ mang tính biểu tượng là ngơn từ giàu hình ảnh. Hình ảnh trong ngơn từ biểu tượng được tổ chức theo một cách đặc biệt có tính chuyển nghĩa. Ngơn từ mang tính biểu tượng thể hiện sự sáng tạo về nghĩa của nhà văn. Từ nghĩa đen nó chuyển thành nghĩa tượng trưng, có hàm ý sâu xa tùy vào sự tiếp nhận của người đọc.

Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là nhà thơ sử dụng ngôn ngữ đậm đặc những hình ảnh biểu tượng. Đó là một cơn mơ, một cánh đồng, một dịng sơng, ánh sáng, lửa… xuất hiện dày đặc trong thơ ông. Biểu tượng “cánh đồng” trong thơ

Nguyễn Quang Thiều mang nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh tượng trưng cho khơng gian bao la rộng lớn của nền văn minh lúa nước theo quan niệm của người phương Đông. Cánh đồng tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi. Cánh đồng là biểu tượng cho một miền đất của tuổi trẻ và hạnh phúc. Hình ảnh cánh đồng xuất hiện đậm đặc trong thơ ông. Theo thống kê của luận văn Thạc sĩ Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều,

Vũ Văn Sĩ thống kê có: “7 lần trong tập Sự mất ngủ của lửa, 39 lần trong tập

Những người đàn bà gánh nước sông, 25 lần trong tập Nhịp điệu châu thổ mới, 26 lần

trong Bài ca những con chim đêm, 21 lần trong tập Cây ánh sáng - Cánh đồng chính là

q hương là nơi nhà thơ có một tình cảm chân thành, bền lâu. Cánh đồng với những

không gian trải rộng, với mùi vị đất đai rơm rạ, với những mùa màng bội thu hay những năm mất mùa. Cánh đồng ám ảnh trong lòng nhà thơ về thân phận những kiếp người với những nhọc nhằn lo toan vất vả. Nhưng cánh đồng chính là nơi nhà thơ

được sống thật, hít thở dư vị cuộc sống thật nhất và thơ mộng nhất với mọi vui buồn, ước mơ, hoài niệm. Cánh đồng chính là q cha đất tổ, là bến đợi đón con người trở về sau bao bon chen, đố kị vàng thau lẫn lộn để được đối diện với lịng mình để tự sám hối và để sống chừng mực hơn.

Có một ngày khơng gieo, gặt

Tơi trốn những lo âu về lại cánh đồng Đất nâu sẫm hắt lên rười rượi

Mùa huênh hoang ngây ngất đáy chiều

(Cánh đồng)

Ngơn ngữ với biểu tượng cánh đồng có khi trở thành nơi để nhà thơ tự trăn trở, trao gửi những suy tư về thân phận con người:

Giá tơi được bình n như hạt thóc trong bồ/ Tơi sẽ ngủ ngon lành để sớm ra ruộng mạ/ Bật lá mầm ngơ ngác trước bình minh

(Đêm gần sáng)

Trò chuyện với cánh đồng, gửi niềm ao ước, con người khát khao được sống, được vươn lên để khẳng định nhân vị một cách hồn nhiên, phóng khống như cánh đồng, như ruộng mạ bật lên những mầm xanh của sự sống trong trẻo, an lành. Có khi ngơn ngữ mang tính biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều là cặp biểu tượng đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Đó là ánh sáng của lửa, của những vì sao, ánh sáng của mặt trăng, mặt trời. Ánh sáng của lửa và mặt trời tượng trưng cho sự “tinh sạch, hồi sinh, thánh thiện” có sức mạnh xua tan “mọi nỗi hoang mang lo sợ”:

Biểu tượng trong thơ đương đại cho thấy tài năng, phong cách, cá tính cùng tư tưởng của nhà thơ mang dấu ấn hiện sinh đậm nét. Cũng sử dụng biểu tượng “lửa”, Nguyễn Quang Thiều dùng để chỉ cội nguồn văn hóa. Ánh sáng của “lửa” của ngọn đèn đã gắn bó với con người từ nhỏ. Chính đó là biểu tượng gieo vào kí ức đứa trẻ về cội nguồn, về quê hương xứ sở. Tôi hát bài hát về cố hương tơi/ Trong ánh sáng đèn

dầu/ Ngọn đèn đó ơng bà tơi để lại/ Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn/ Thủa tôi vừa sinh ra/ Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tơi/ Để tơi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc (Bài hát về cố hương). Ngọn đèn, ánh lửa đã sớm tác động vào trí nhớ

của đứa trẻ nỗi buồn về tổ tiên, về cội nguồn. Con người sớm biết suy tư về cõi người đó là biểu hiện cái nhìn hiện sinh. Phải chăng chúng ta sống hơm nay, ngồi trước ánh lửa và bóng đèn nó gợi nhắc cho chúng ta về bao kiếp người đã đi qua? Ánh lửa đã

xuất hiện từ xa xưa, nó đồng hành cùng cuộc sống của con người. Đến lúc già thậm chí mất đi nhưng ánh lửa, ánh sáng vẫn tồn tại như nhân chứng ngàn đời về sự sống hữu hạn của kiếp người. Ánh sáng ngọn đèn, ánh sáng của lửa vừa gắn với cuộc sống thực tại nhưng cũng vừa gợi nhắc con người về quá khứ về cội nguồn. Chính điều này giúp nhà thơ biểu đạt một cách sâu sắc sinh động tư tưởng mang màu sắc hiện sinh về lẽ sống cho con người. Ngơn ngữ mang tính biểu tượng tạo sự hàm súc và có sức biểu đạt cao có tác dụng tác động mạnh mẽ vào trí tưởng tượng của người đọc.

Khơng chỉ có ánh sáng, thơ Nguyễn Quang Thiều cịn nói đến bóng tối. Đó là bóng tối của những dục vọng thấp hèn, của dối lừa, phản trắc: “Đêm gần sáng tôi nghe

rất rõ/ Hạnh phúc thương đau rung tê tái tim mình/ Tơi đã sống những đêm gần sáng/ Một chút lạnh cuối đêm, một chút ấm sang ngày/ Nuối tiếc vầng trăng đi, mong mặt trời buổi sớm/ Tôi như cỏ trong vườn cần hai khoảng thời gian” (Đêm gần sáng).

Chọn khoảnh khắc đêm gần sáng, đó là khi bóng đêm sắp tan, bình minh sắp tới. Khoảnh khắc giao thời này khiến cho nhà thơ có nhiều suy tư về kiếp người. Dùng ngơn ngữ biểu tượng giúp cho cách diễn đạt trở nên tinh tế và chuyển tải được nhiều ý nghĩa cũng như bộc lộ chiều sâu nội tâm, tư tưởng của nhà thơ một cách hàm súc, cô đọng.

Nổi bật trong thơ Trương Đăng Dung là ngôn từ gắn với những biểu tượng như ánh trăng, chiếc lá, cây, cỏ, con quạ... Ngôn ngữ biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều gắn với cánh đồng, dịng sơng, cây, ánh sáng, bóng tối, lửa, người đàn bà...

Ngơn ngữ biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn gắn với dịng sơng, bầu trời, đất, nước, lửa, ánh sáng, bóng tối... Ngơn ngữ biểu tượng trong thơ Vi Thùy Linh gắn với lửa, người dệt tầm gai, độc mã, song mã, ánh sáng, bông hoa... Ngôn ngữ thơ Phạm Thị Ngọc Liên gắn với biểu tượng ánh trăng và trái tim...

Trong thơ Trương Đăng Dung, thấy xuất hiện khá nhiều các hình ảnh/ biểu tượng như vầng trăng, lá, sương khói … Chẳng hạn trong bài thơ Có thể của tập thơ

cùng tên, tác giả viết:

Có thể em vẫn nhớ những vầng trăng thức trắng lá rơi thảng thốt trước thềm/ Có thể em vẫn nhớ một bóng hình, giọng nói đã tan trong sương khói những kiếp người (Có thể).

Thơng qua hàng loạt ngôn từ mang tính biểu tượng, ý thơ trở nên mơ hồ, lạ hóa… nhưng chứa đựng hàm ý sâu sắc. Vầng trăng, chiếc lá, sương khói tạo sự cộng hưởng giúp người đọc hình dung về quy luật tuần hồn của tự nhiên đối lập với sự hư

hao mong manh của kiếp người. Trăng, gió mn đời vẫn vận động, vẫn tồn tại chỉ có kiếp người thì khơng vĩnh viễn. Khi dùng một loạt hình ảnh thuộc về vũ trụ tác giả gợi lên trong nhận thức của người đọc về những suy tư trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời. Bằng ngôn từ biểu tượng đưa đến cho người đọc một chiều sâu triết lí về cuộc sống. Khơng thể cái gì tồn tại vĩnh cửu mà ln vận động tàn lụi, kết thúc. Những gì đang tồn tại hôm nay thực ra là đang dần biến mất. Vì vậy có khi nhà thơ cần lưu giữ những vật chứng để khẳng định sự tồn tại của con người trong thực tại.

Ngôn ngữ với biểu tượng “đất” xuất hiện nhiều trong thơ Mai Văn Phấn. Theo khảo sát của Nguyễn Thị Yến (Luận văn thạc sĩ), trong số 100 bài thơ của ơng đã có tới 42 bài nói về Đất. Đất là phù sa, sự bồi đắp, sinh sơi. Đất cịn là biểu tượng gợi

nhắc con người về nơi chôn nhau cắt rốn và là nơi con người lại trở về tái sinh theo quan niệm Kinh Thánh “thân cát bụi lại trở về cát bụi” đậm màu sắc triết lí hiện sinh.

Đất là căn nhà “hộ sinh” đón con người khi sinh ra. Đất là nơi ươm trồng cái đẹp “Tôi trồng hoa nơi cỗi cằn đất không”. Với cái nhìn mang tính chất suy tưởng, Đất trở

thành biểu tượng gắn bó hịa quyện với sự sống và kết thúc của cuộc đời con người vì thế chúng ln gợi cảm xúc mạnh mẽ cho người tiếp nhận.

Thơ Phạm Thị Ngọc Liên có sự xuất hiện dày đặc biểu tượng trăng và trái tim. Theo thống kê của Võ Thị Thanh Huyền (Luận văn thạc sĩ) có 71 lần xuất hiện từ trăng, 143 lần xuất hiện từ trái tim. Số lần xuất hiện từ trăng trong bài thơ có 34/187, từ trái tim có 100/187. Với tần số xuất hiện khá dày đặc biểu tượng trăng và trái tim gắn với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vầng trăng là nơi gửi gắm tâm trạng, số phận, mảnh đời, nỗi niềm u uẩn của nhân vật trữ tình.

Với tư duy hình ảnh khi viết về tình u, Vi Thùy Linh dùng ngơn từ mang biểu tượng thuộc về vũ trụ như ánh sáng, mặt trời, cầu vồng, bình minh, ánh nắng, lửa tạo nên một thế giới đầy sức sống. Những biểu tượng thường được tác giả đặt cạnh nhau và có mối quan hệ với nhau cùng bổ sung tạo nên lối tư duy mà tác giả Hồ Tiểu Ngọc trong cơng trình luận án tiến sĩ Thơ nữ Việt Nam 1986- 2015 nhìn từ lý thuyết giới cho là “đa phức, nhiều chiều, lối tư duy của thơ hiện đại”.

Ánh sáng trong thơ Vi Thùy Linh mang tính biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu. Giá chúng mình mãi mãi ở bên nhau/ Anh chớp mắt đổ một trời ánh sáng/ Những

ước vọng thành cỏ đời xanh mướt/ Đi hết ánh nhìn mình hóa đá trong nhau (Tự tình).

Và đó cũng là biểu tượng cho sức sống, lòng yêu đời của con người trong thực tại. Ở đây có sự đồng nhất ánh sáng của nhân vật trữ tình “Anh” và ánh sáng vật lý khách

quan. Anh đại diện cho khởi nguồn tình người có sức mạnh như nguồn sáng nguồn ấm sưởi ấm cho Em khỏi sự cô đơn âu lo của kiếp người. Ánh mắt anh chớp như “đổ một

trời ánh sáng” đó là ánh sáng như ngun khí trời đất vũ trụ đã sinh tạo ra con người

vì vậy tình yêu với Vi Thùy Linh nằm ở chiều sâu của sự chiêm nghiệm. Trước thực tại mong manh của kiếp người, con người hiện sinh khơng tự bằng lịng thụ động mà muốn nổi loạn, muốn dấn thân để khẳng định mở rộng giới hạn cuộc sống. Vi Thùy Linh sử dụng biểu tượng “độc mã”, “song mã” đầy ấn tượng về sự mạnh mẽ để biểu đạt khao khát được đi, được chạy, được phi qua giới hạn thời gian. “Độc mã/ Vượt

trước gió/ Cuốn ánh sáng ràn rạt/ Đêm khơng ngủ…” (Độc mã). Độc mã một mình

một ngựa tự bay, phi qua mọi khơng gian. Có khi Vi Thuỳ Linh mong muốn vượt ra mọi rào cản để khẳng định chính mình: “Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi/ “Hãy

để con tự đi/ Độc mã!” (Tôi). Hãy để cho con người tự làm chủ những trải nghiệm đó

là cách để anh ta khẳng định sự hiện hữu của chính mình. Vi Thùy Linh có khi muốn làm Song mã: “Qua mọi nẻo đường/ Ruổi mãi ruổi mãi theo những câu kinh/ Tới vùng

sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh/ Cùng cái tham sân si đầu thai kiếp khác” (Song mã).

Biểu tượng Lửa được dùng chỉ sự bùng cháy trong tình yêu đã trở thành quen thuộc trong thơ Vi Thùy Linh: Anh – nguồn em/ Hãy đến đi/ Cho đêm ngày cháy bùng bão

lửa! (Gọi nguồn).

Nhân vật em khi đến với tình yêu được bùng cháy thăng hoa như ánh lửa. Nhưng khi thiếu vắng tình yêu cũng như ngọn lửa hiu hắt lụi tàn, nguội lạnh. Dùng biểu tượng lửa tăng sức biểu đạt mạnh mẽ, ấn tượng. Anh đi rồi em như lửa héo/ Vây bủa em,

lửa của người khác/ Nước mắt làm rơi những nụ-cười -một- nửa của em (Điều anh không

biết).

Cái chết là một tất yếu của con người. Từng có nhiều quan niệm về cái chết. Tôn giáo quan niệm cái chết không phải là hết, là kết thúc hay mất đi mà là sự khởi đầu cho sự sống mới. “Khoa học thì xem cái chết là kết thúc sự sống. Triết học thì xem cái chết là một dữ kiện để suy nghiệm về sự sống còn, triết học hiện sinh thì quan tâm đến vấn đề tơi chết, cái chết mang tính riêng tư nhất của con người” [114, tr. 71]. Con người sinh ra là để chết. Cái chết rình rập ngay cả khi đang sống. Cái chết là một vấn đề được nhiều lĩnh vực quan tâm trong đó có triết học hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh coi cái chết đến từ chính bản thân con người và đến từ thực thể bên ngoài chủ thể. Chết do chính mình là khi con người chỉ tồn tại như cây cỏ mà không vươn tới được tự do. Con người tồn tại trong tình trạng ù lì, đơng cứng, bất động của chủ thể khiến cho nó khơng

cịn là chính mình và dẫn đến cái chết. Con người dần đánh mất chính mình ngay cả khi đang sống.

Heidegger quan niệm sống là hành trình đi đến cõi chết “cái chết là đích cuối cùng của sự sống”. Do vậy, khi sống con người luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Cái chết là khi con người tự đánh mất giá trị sống của mình, sống mà chỉ cịn như là một sự tồn tại. Mặt khác con người luôn sống với người khác tức là tha nhân, lệ thuộc vào tha nhân. “Có một cái khơng bao giờ thay đổi đó là việc thiết yếu con người phải sống trong vũ trụ, sống ở đó với tha nhân và sống ở đó để rồi chết đi” [Dẫn theo 113, tr. 39]. Khi con người sống lệ thuộc vào người khác, anh ta cũng bị đánh mất tính chủ thể của chính mình. Cuộc sống của anh ta cũng dần trở nên mờ nhạt, vô nghĩa. Tha nhân là địa ngục. Cái chết đến từ bên trong lẫn bên ngoài. Theo Sartre, cái chết đến khi con người trút bỏ trách nhiệm làm nên chính mình. Nhưng con người vẫn phải sống. Cái chết xuất hiện ngay cả khi con người đang tồn tại đang sống, nó được xem là “một thực thể suy tàn”. Thông qua ngôn ngữ biểu tượng, về cái chết các nhà thơ đã diễn tả được hành trình sự sống bất an trước cái chết. Và cũng chỉ ra cách để con người thích ứng với quy luật đầy bi kịch của cái chết.

Các nhà thơ đương đại khi nói về cái chết thường dùng ngơn ngữ mang tính biểu tượng con quạ. Nhà thơ xuất phát từ sự suy tư trăn trở về thân phận con người, về sự phi lí của cõi nhân sinh. Trong quan niệm dân gian Việt Nam, con quạ là hình ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 146 - 170)