Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩahiệnsinh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 42 - 49)

6. Cấu trúc của luận án

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩahiệnsinh trong

sinh trong văn học

Lý thuyết phân tâm học

Lý thuyết phân tâm học nghiên cứu về thế giới bên trong con người, nhằm tìm ra lời giải cho những biểu hiện ra bên ngoài của khách quan, thể hiện qua hành vi của con người mà biểu hiện của loại hành vi đó là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của đạo đức và xã hội. Người sáng lập ra lý thuyết này là S. Freud, một bác sĩ tâm thần học người Áo. Học thuyết Freud ra đời trong bối cảnh văn hóa xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đang lâm vào khủng hoảng, hoang mang mất phương hướng trước thời đại khoa học kĩ thuật phát triển buộc họ chuyển sang tìm hiểu về thế giới nội tâm con người. Ưu thế của phân tâm học là đã đưa đến những phát hiện mới về con người chứa đựng những hiểu biết mang tính triết học sâu sắc về tồn tại người trong thế giới hiện đại. Trong quan niệm của Freud, đời sống tâm lý hàng ngày diễn ra ở con người không phải chủ yếu do ý thức mà do vô thức điều khiển. Vô thức được cho là nơi chứa đựng tầng sâu thẳm nhất của tâm thần con người. Đó là nơi dung chứa phần bản năng, tình cảm và dục vọng của con người. Con người là một bản thể phức tạp. Nếu chỉ xem xét con người như một sinh thể có ý thức và hồn tồn duy lý sẽ dẫn đến một cái nhìn thiếu toàn diện về con người. Tri thức về phân tâm học giúp con người hiểu hơn về chính con người, điều này rất gần với tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh quan tâm đến thân phận con người trong đời sống thực tại. Luận án vận dụng mối liên hệ của phân tâm học với chủ nghĩa hiện sinh để lí giải rõ hơn về các phạm trù hiện sinh trong thơ ca đương đại. Rất nhiều phạm trù của phân tâm học như “vô thức” (unconscious), “mặc cảm”, “tính dục” (sexuality), “cái tơi” (ego), “cái siêu tơi” (super ego) đều có mối quan hệ chặt chẽ và được thể hiện trong quá trình sáng tạo văn học.

Cảm thức nghệ thuật theo quan niệm của S. Freud là sự biểu hiện của những ham muốn vơ thức. Điều đó trở thành tiền đề lí luận để nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong thơ ca đương đại. Thậm chí, như ta biết, chính đại biểu lớn của chủ nghĩa hiện sinh Jean-Paul Sartre đã đề xuất thuật ngữ “phân tâm học hiện sinh” (existential psychoanalysis) để chỉ một hình thức của phân tâm học, có nhiệm vụ chính yếu là “khảo sát” lịch sử một cá nhân nhằm “phát hiện ra bản tính của sự lựa chọn nền tảng độc nhất của anh ta về chính anh ta và dự phóng nền tảng rút ra từ đó”. Tức là Sartre đồng ý với Freud khi cho rằng nền tảng sáng lập rằng tính nhân vị đã được hình thành tự tuổi thơ. Nhưng ơng khơng đồng ý rằng các động cơ và ham muốn nền tảng đó là

bất biến và quyết định một lần cho suốt đời. Nếu Freud coi ham muốn tính dục là thứ giúp soi sáng các hành động và ứng xử phức tạp và ham muốn gốc đó tác động gần như là đồng nhất thì Sartre cho rằng nền tảng đó khơng phải là bất biến, trải nghiệm sinh trong đời (tiểu sử và kinh nghiệm sống) làm thay đổi và hịa trộn “kiến tạo lại” nền tảng bản năng đó. Chính Sartre đã thực hành vận dụng phương pháp phân tâm học hiện sinh vào các tác phẩm phân tích tiểu sử nhà văn cụ thể như các chuyên luận

Beaudelaire (1946), Saint Genet (1952). Lý thuyết liên văn bản

Lý thuyết liên văn bản là hệ thống những diễn ngôn về văn bản trong sự cố gắng soi tỏ các vấn đề của văn bản. Với lý thuyết liên văn bản, ta có thêm cơng cụ hiểu sâu về mọi thuộc tính bản thể của một văn bản văn học nói chung, một văn bản thơ ca nói riêng. Lý thuyết liên văn bản tạo điều kiện tìm ra cách tiếp cận phù hợp đáng tin cậy đối với những sáng tác mang tâm thức của thời đại mới và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại như các tác phẩm mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. Vì chủ nghĩa hiện sinh vốn được xem là một trong những triết học khó hiểu bậc nhất do vậy sử dụng lý thuyết liên văn bản sẽ góp phần giải mã những quan niệm trái chiều, những quan niệm trừu tượng, mới mẻ và có phần xa lạ. Theo lý thuyết liên văn bản hiện đại thì vịng đời của tác phẩm được hồn tất là nhờ có bạn đọc. Tác phẩm của nhà văn luôn chịu sự chi phối của quy luật các mối liên hệ: đời sống - tác giả - văn bản - người đọc. Người đọc sẽ đóng vai trị định giá làm cho tác phẩm được hồn thành. Tác phẩm có giá trị hay khơng chính là phụ thuộc tầm đón nhận của bạn đọc. Tầm đón là một

khái niệm do K. Mannheim (1893-1947) - nhà triết học xã hội học người Đức nêu ra, sau đó được Hans Robert Jauss (1921-1997) vận dụng vào văn học. Lý thuyết liên văn bản nhấn mạnh tính kết nối giữa các văn bản. Với một văn bản, ở đó, người ta có thể “nhìn” được sự khúc xạ của vơ vàn văn bản trước đó hoặc cùng thời. Ở Việt Nam, kể từ những năm 1971 cho đến nay, có nhiều tên tuổi đã có cơng lan tỏa thuyết liên văn bản vào đời sống văn học như Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Lã Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Văn Dân, Hoàng Phong Tuấn...

Trước một vấn đề mới mẻ gây nhiều quan điểm trái chiều như chủ nghĩa hiện sinh thì lý thuyết liên văn bản sẽ giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng. Chẳng hạn hiện tượng thơ Lê Đạt, thơ Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Giáng, Cát Du... khi vừa xuất hiện đã gây nên làn sóng bàn luận. Lý

thuyết liên văn bản góp phần hóa giải những quan niệm trái chiều để hướng đến nhìn nhận cơng bằng về tác phẩm và ghi nhận sự đóng góp của các nhà thơ đương đại trong việc tiếp thu và sáng tạo những tinh hoa của văn học thế giới.

Lý thuyết về nghiên cứu loại hình - thể loại và khuynh hướng thơ

Thơ ca là khái niệm chỉ các sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích nhiều ý cơ đọng. Thơ thường dùng như hình thức biểu cảm xúc trữ tình hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Thơ tồn tại như một thể loại văn học, là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người.

Loại hình học chú ý đến những đặc trưng mang tính quy luật chi phối sự hình thành, phát triển của một hiện tượng hay một nhóm hiện tượng văn học. Nghiên cứu loại hình để chỉ ra một cộng đồng thẩm mĩ trong thơ. Nghiên cứu loại hình dựa trên một hệ tiêu chí xác định sự tương đồng có tính quy luật giữa các hiện tượng thơ, nghĩa là nghiên cứu trên một hệ quy chiếu xếp chồng những tác phẩm thơ để tìm ra những trùng hợp nhất định làm nên tính tương đồng để từ đó nắm bắt được những quy luật, xác định được những nguyên tắc chi phối việc hình thành và phát triển của tác phẩm. Nguyễn Thanh Tâm nhấn mạnh “Tư duy loại hình đem đến cho chúng ta cái nhìn mạch lạc về đối tượng” và “Lịch sử loại hình khơng tách rời lịch sử phát triển của tư duy, văn học và nghệ thuật” [134, tr. 32]. Lý thuyết loại hình giúp truy tìm quy luật và sự hình thành vận động của các hiện tượng văn học, thơ ca “Lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học mang tham vọng truy tìm quy luật bất biến, hằng định chi phối sự hình thành, vận động và phát triển của các hiện tượng văn học, chỉ ra tính nhất dạng trong phong phú, lý giải cơ sở tồn tại và hiệu quả thẩm mỹ của các hiện tượng văn học đó” [134, tr. 32].

Trong thời đại tồn cầu hố, con người có sự thay đổi về tư duy, quan niệm thẩm mỹ, từ đó cũng hình thành kiểu thi sĩ, kiểu sáng tác, kiểu tư duy sáng tạo mới. Trong bối cảnh đương đại, người ta nhận ra những thay đổi thực sự quan trọng trong quan niệm của các nhà thơ về chất thơ. Thơ đi sâu khám phá đời sống nội tâm chủ quan của con người cá nhân cá thể. Thơ đương đại có sự thay đổi về chất thơ và cách thức biểu hiện. Đó là tiếng nói đa thanh, phức điệu. Nhà thơ được “cởi trói”, được tự do trong sáng tạo, được sống đúng với cái tôi cá thể. Thơ hơm nay biểu hiện sự hịa hợp giữa ý thức và vô thức, cái cá thể, bản thể, đạo đức, bản năng. Chính quan niệm mới về chất thơ trong cuộc sống mới đã kéo theo sự thay đổi trong cách biểu đạt. Cách

sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng, cấu trúc cú pháp đã có sự đổi khác phù hợp với việc biểu hiện tính hiện sinh khai thác chiều sâu bản thể con người với những tầng sâu, phần chìm trong sâu thẳm tâm hồn con người với những âu lo khắc khoải, những khát vọng vươn lên để khẳng định nhân vị con người. Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngơn từ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh khơi gọi xúc cảm thẩm mĩ nơi người đọc, người nghe.

Lý thuyết về nghiên cứu các khuynh hướng thơ

Các khuynh hướng văn học và thơ ca luôn vận động và phát triển. Một khuynh hướng văn học hay khuynh hướng thơ ca xuất hiện là sự tổng hợp của những yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tính khuynh hướng là điều kiện cần thiết để có tính tư tưởng và tính nghệ thuật cao trong sáng tác. Nó biểu hiện khơng những quan điểm và thái độ nhìn nhận đúng đắn các hiện tượng đời sống được miêu tả, mà còn ở sự nhận thức được chiều sâu của các hiện tượng ấy, miêu tả được sự vận động và xu thế phát triển tất yếu của cuộc sống. Tính khuynh hướng là một xu thế tư tưởng bắt nguồn từ cuộc sống, từ đấu tranh xã hội. Nhà văn phải nhạy bén cảm nhận được bước đi của thời đại, nhìn ra chiều hướng phát triển của lịch sử theo quy luật thì mới có thể sáng tác được những tác phẩm giàu tính khuynh hướng.

Khuynh hướng là những hiện tượng cùng gặp gỡ nhau, có nét tương đồng, thậm chí gặp gỡ nhau trong mục đích đi tìm con người có trong từng tác giả. Khuynh hướng là nghiêng về một hướng nào đó, đi tìm một hướng nào đó. Tính khuynh hướng trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng toát ra một cách tự nhiên từ sự miêu tả sinh động đời sống chứ không phải qua những lý thuyết khô khan hoặc những tư tưởng trìu tượng. Khuynh hướng xuất hiện có cơ sở xã hội chứ khơng phải là từ ý đồ sáng tác mang tính chủ quan của nhà văn. Qua khuynh hướng sáng tác cho thấy quá trình vận động và phát triển của văn học nói chung thơ ca nói riêng. Có nhiều khuynh hướng thơ. Chẳng hạn, khuynh hướng thơ truyền thống, khuynh hướng thơ hiện đại, khuynh hướng thơ trữ tình, khuynh hướng thơ tự sự...

Một số khái niệm, phạm trù của lý thuyết thi pháp học hiện đại.

Trước hết, cần nói đến khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người. Quan

niệm nghệ thuật về con người, theo Trần Đình Sử, là một loại nội dung, cái lí, cái logic của sự miêu tả về con người, tức là nội dung của riêng hình thức, nó trả lời câu hỏi vì

sao nhà văn lại miêu tả con người như thế, chọn chi tiết như thế. Đây không phải là vấn đề quan niệm về nhân vật cụ thể mà là quan niệm về con người nói chung, như một phạm trù khái quát, từ đó mà miêu tả nhân vật cụ thể. Như vậy, khi nói tới “quan niệm nghệ thuật về con người”, quan niệm ấy phải mang ý nghĩa phổ quát. Đồng thời, chính nó cũng có sự vận động, biến đổi. Chính sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người cho thấy sự vận động và cách tân của văn học. Với các thể loại văn học khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có những điểm khác nhau căn bản. Đi vào sáng tác của mỗi nhà văn, rõ ràng, quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ, cho thấy những phát hiện bất ngờ, độc đáo của anh ta so với các nhà văn khác.

Thứ hai, khái niệm thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là hình thức nội

tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể. Trong văn học nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức; sự sống, cái chết, gặp gỡ chia tay, … tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, bay tới tương lai, có thể dồn nén thời gian dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vơ tận. Thời gian nghệ thuật là một phương thức giúp con người tự cảm thấy sự tồn tại, sự có mặt của mình trong thế giới. Mặt khác thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu đều được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu loại hình các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử.

Thứ ba, khái niệm không gian nghệ thuật. Là hình thức bên trong của hình

tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định. Khơng gian nghệ thuật gắn với sự cảm thụ về không gian của chủ thể nên mang tính chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể cịn có khơng gian tâm tưởng. Khơng gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới dùng để mơ hình hóa các phạm trù thời gian

như các cách nói bước đường đời, con đường cách mạng. …Không gian nghệ thuật

chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm của nhà văn, người nghệ sĩ về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn, thời đại văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của hình tượng nghệ thuật.

Thứ tư là khái niệm cấu trúc tác phẩm. Là tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại

của các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi các yếu tố khác. Cấu trúc của tác phẩm văn học được hiểu như là mối quan hệ qua lại của các kí hiệu thẩm mĩ đặc thù, bởi tác phẩm là một thông báo bằng ngôn ngữ đặc biệt. Muốn hiểu tác phẩm cần đặt các yếu tố vào trong cấu trúc của nó. Tồn bộ các yếu tố như nội dung, tư tưởng, chủ đề, kết cấu, ngôn ngữ, biểu tượng đều tham gia vào cấu trúc của tác phẩm tạo ra một hình thái về mối quan hệ thẩm mĩ giữa chủ thể và thế giới. Sự lặp lại một cách bền vững các yếu tố trong cấu trúc cho phép nghĩ đến các mẫu gốc của tư duy nghệ thuật. Cấu trúc tác phẩm của thơ đương đại Việt Nam vừa cho thấy sự tuân thủ nghiêm ngặt về đặc trưng loại thể đồng thời cũng cho thấy những

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 42 - 49)