Những nét chính trong bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 122 - 126)

6. Cấu trúc của luận án

4.1. Bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ

4.1.2. Những nét chính trong bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ

Trong văn học, bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết. Vì trực tiếp gắn với cách viết, lối viết nên có phần tương đồng với khái niệm phong cách, văn phong. Bút pháp có khái niệm hẹp hơn, chỉ yếu tố của phong cách.

Để tác phẩm dễ đi vào lòng người, mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình một thể thơ phù hợp... Thông qua thể thơ, người đọc phần nào nhận ra được tư tưởng tình cảm mà tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm. Cùng với các thể thơ quen thuộc như lục bát, song thất lục bát, thể thơ thất ngơn thì cịn có thể thơ tự do. Thể thơ tự do có số câu số chữ khơng hạn chế, dài, ngắn linh hoạt. Thơ tự do cũng có nhiều cách gieo vần như vần chân, vần liền, vần cách. Cùng với thời gian, thể thơ cũng tiếp thu những tinh hoa của thế giới. Dòng thơ được cho là đặc điểm quan trọng nhất của sự tổ chức ngơn ngữ thơ. Thơ tự do khơng có sự quy định về số chữ, nhưng thường mỗi dòng thơ cũng khơng

q mười hai chữ... Dịng thơ diễn đạt trọn vẹn một ý được gọi là câu thơ. Mỗi câu thơ là một dịng thơ, nhưng có khi hai ba dịng thơ mới thành một câu thơ. Mỗi bài thơ là một chỉnh thể có kết cấu chặt chẽ giữa các yếu tố. Thông qua hệ thống cấu trúc nội tại đó, nhà thơ gửi gắm tư tưởng, tình cảm cảm xúc của mình. Mỗi một nội dung trong tác phẩm thơ trữ tình cần có những phương thức biểu đạt thích hợp. Khi thể hiện trong tác phẩm những nội dung hiện sinh các nhà thơ cũng sử dụng những phương thức biểu đạt thích hợp qua đó thể hiện tư tưởng tình cảm, cách tư duy, quan niệm thẩm mĩ, tài năng và sự sáng tạo của tác giả.

Nói đến cách tổ chức bài thơ là nói đến bố cục - kết cấu - cấu trúc một thi phẩm. Bộ ba các thuật ngữ mà chúng tơi trình bày dưới dạng viết liền bằng gạch nối như trên chẳng qua ngụ ý có thể xem đó là những cấp độ của một tổ chức bài thơ nhìn từ cấp độ bên ngoài bố cục đến cấp độ bên trong kết cấu sâu đến lõi cấu trúc thi tứ.

Phân tích các phương diện này từ góc nhìn lí luận văn học đơn thuần có lẽ là khơng khó. Điều khó là phát hiện ý nghĩa nội dung tư tưởng” của chính bản thân cái hình thức nghệ thuật đó. Hoặc dùng cách nói của thi pháp học - đó chính là giá trị nội dung tư tưởng của bản thân hình thức nghệ thuật.

Các nhà thơ đương đại quan niệm đặc trưng cốt tủy của thơ khơng phải nằm tính năng xã hội mà ở trong chất liệu ngôn từ. Ngôn từ không đơn giản chỉ là công cụ để diễn nghĩa, tải ý tưởng mà cịn có sức gợi, hình dung. Nhà thơ Trần Dần từng nói: “Tơi viết tức là tơi để con chữ tự mình làm nghĩa”. Đó cũng là quan điểm của Milan Kundera: “Nghệ thuật hiện đại là cuộc nổi loạn chống lại nguyên tắc bắt chước hiện thực nhân danh những quy luật tự trị của nghệ thuật”. Các nhà thơ đương đại đã tìm một kiểu ngơn ngữ cho riêng mình. Đó là kiểu ngơn ngữ giàu chất suy nghiệm, triết luận. Chúng tôi từng đặt vấn đề khẳng định những đặc điểm của chủ nghĩa hiện sinh nhìn từ nghệ thuật tổ chức ngôn từ, biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trên cách tổ chức một thi tác. Bài thơ Ủa, lạ nào! của nhà thơ nữ Cát Du là một dẫn chứng cụ thể.

ỦA, LẠ NÀO! Em đang làm gì? Soi gương Soi gương tìm gì? Tìm em Em sao?

Lục Vân Tiên (là em nghĩ thế chứ khơng biết có phải chàng Lục khơng vì chưa nhìn thấy bao giờ).

Lạ nào!

Ừ lạ lắm! Giống như phim vậy Rồi sao nữa? Rồi em chớp mắt

Lại thấy mình giống công chức mặc áo cổ cồn và có đeo ve công chức mặt nghiêm không hé môi cười Lạ nào!

Em đâu có thế Rồi sao? Rồi em chớp mắt

Em thấy mình đang gặt hái trên cánh đồng đầy lúa Êm ả cị bay Có phải em khơng?

Khơng

Hình như cố nội của em

Cố nội cười không răng, hạnh phúc Ủa! Lạ nào! Màn nhung khép lại Thế em đâu rồi? Không biết

Soi gương chỉ thấy cuộc đời Những cuộc đời không em Ủa! Lạ nào! Lạ nào! Ừ, lạ lắm! Lạ lắm!

Nhìn bề ngồi ta thấy bài thơ được bố cục theo lối “cuộc chuyện trò hỏi đáp”. Tiếng Em tùy văn cảnh lời có thể được hiểu thành a) đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất - nhân vật cô gái tự xưng và b) đại từ nhân xưng ngôi thứ hai - người đàn ông gọi cô gái. Dĩ nhiên, khác với trần thuật (văn xi) tự sự, tại đây ta hồn tồn cũng có thể cho bài thơ trước sau chỉ đơn thuần là lời của duy nhất một chủ thể Em phân thân hay nói đúng ra - phân vai “tự thoại” chứ không phải độc thoại nội tâm (đây chỉ là một sự phân biệt tương đối. Ta biết trong văn xuôi, sự trần thuật về lời như là đối tượng và sự trần thuật bằng lời tức sử dụng ngôn ngữ như là công cụ hay sử dụng ngôn ngữ như là chất liệu ngôn từ) nhiều khi được “gá trộn - pha ghép” rất tinh tế. Như trong tiểu thuyết dịng ý thức tình hình lại càng phức tạp hơn nữa). Bất kể là thế nào (hình dung chủ thể lượt lời) khi ta đọc dòng qua dịng ta cũng dần có thể nhóm các câu thơ lại thành - tạm gọi một “đợt lời” hay một chủ đề nói chuyện (nói về một điều/chuyện nhất định …Chuỗi các nhóm câu thơ này chính là luân chuyển các cảnh, thể hiện bố cục bài thơ. Chúng ta thử miêu tả cụ thể về điều này:

1) Có thể cảnh thực khởi phát cho nhưng “tưởng tượng” phiêu diêu nhuốm màu hài hước của bài thơ khơng gì khác chuyện “soi gương”: Em đang làm gì ?!Soi gương/

2) Và huyễn tưởng đầu tiên - một “phiên bản” hay nói đúng ra - hình bóng của giấc mơ cái tơi của Em là “… nàng Nguyệt Nga mặc đồ cổ trang và ngồi trên xe ngựa

liếc tình với Lục Vân Tiên (là em nghĩ thế chứ khơng biết có phải chàng Lục khơng. Vì chưa nhìn thấy bao giờ)”. Mơ mộng tình u lí tưởng thể hiện với một vẻ trộn cả sự

thật thà với tự trào nhưng cũng không thiếu màu sắc giễu nhại “văn hóa chính thống cổ xưa”.

3) Rồi dường như “hiện thực và thời đại” hơn, Em mơ là nữ công chức mặc áo

cổ cồn và có đeo ve. Nhưng có vẻ như Em rốt cuộc cũng vỡ mộng công chức - làm

người nhà nước.

4) Hình ảnh về quê làm ruộng tiếp theo dường như gợi ý cách đọc hiểu như vậy - “Rồi em chớp mắt/ Em thấy mình đang gặt hái trên cánh đồng đầy lúa/ Êm ả cò bay/

Có phải em khơng?”.

5) Nhưng gần như tức khắc tuổi già - cái chết hiện lên sau hình ảnh “cố nội” - “Có

phải em khơng?! Khơng/ Hình như cố nội của em/ Cố nội cười khơng răng, hạnh phúc/ Ủa! Lạ nào!”. Đến đây, “sân khấu” sự phiêu diêu của cái tôi “Màn nhung khép lại”.

6) Em trở lại với cái gương soi nhưng không phải là với bâng khuâng Trang Tử giấc hồ điệp. Bài thơ kết với cảnh tượng thực sự hiện sinh: “Thế em đâu rồi? / Không

biết/ Soi gương chỉ thấy cuộc đời/ Những cuộc đời không em/ Ủa! Lạ nào! / Lạ nào! / Ừ, lạ lắm! / Lạ lắm!”.

Phân tích trên đây của chúng tơi đối với cách tổ chức bài thơ nhằm chứng minh giá trị biểu đạt tinh thần hiện sinh của thi nhân có thể được tổng kết lại như sau. Bài thơ thoạt đọc khơng gì hơn là một chuỗi hỏi đáp có phần rời rạc. Nhưng nhìn kĩ bố cục kết cấu ta khơng khó phát hiện thấy chuỗi các dịng thơ đó thực chất là một sự luân chuyển các cảnh trình chiếu kiểu xi nê hay sân khấu (ở một nhóm những câu thơ nhất định, ta thậm chí cịn nhận rõ ý vị phỏng nhại sân khấu tuồng hay cải lương hoặc phim cổ trang - xin chú ý câu thơ Màn nhung khép lại). Dĩ nhiên sự phiên chuyển đảo cảnh đó chỉ trong tích tắc: Rồi em chớp mắt. Một lần nữa, sắc thái biếm nhại triết ý “giấc

mộng hồ điệp” của Trang Tử được thăng hoa lên cực đỉnh với ý vị hiện sinh luận - đời được cảm nhận trong khoảnh khắc nơi này - lúc này, một khoảnh khắc chứa đầy băn khoăn và hoang mang...

Ngồi ra, có rất nhiều bài thơ có bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ gây ấn tượng. Những thể nghiệm về hình thức ln ẩn chứa những tư tưởng, suy nghĩ về cuộc đời, về kiếp người của các thi sĩ đương đại, nhất là các thi sĩ theo khuynh hướng hiện sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 122 - 126)