Giọng triết lý tư biện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 139 - 141)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Các sắc thái giọng điệu trữ tình hiệnsinh nổi bật

4.2.3. Giọng triết lý tư biện

Triết lí là những quan niệm chung, thuyết lí của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Sức hấp dẫn của một tác phẩm thi ca là sự hòa trộn giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa hình thức và nội dung. Biểu hiện trong trí tuệ và cảm xúc của người nghệ sĩ được chung đúc từ những suy tư và hồi nghi về sự hiện hữu từ đó tạo nên những tác phẩm thơ giàu chất triết lý. Tính triết lý của ngơn ngữ thơ được thăng hoa từ những cảm xúc và suy nghĩ trên cái nền của đời sống hiện thực mà chủ thể sáng tạo đã trải nghiệm hoặc khám phá. Một người nghệ sĩ sáng tạo mang tính triết lý là người có quan niệm và sự đánh giá đối tượng bằng lý tính được hịa điệu trong cảm xúc trữ tình. Nhà thơ thường thao thức và không ngừng khám phá, thức nhận thực tại và chính mình. Nhà văn nhà thơ lớn còn được gọi là nhà tư tưởng, thể hiện cách cảm thụ riêng về thế giới. Họ đóng vai trị trực tiếp hoặc gián tiếp trình bày vai trị sứ mệnh của thi ca trong cuộc sống. Để thực hiện thiên chức đó, người nghệ sĩ tìm đến nhiều cách diễn đạt khác nhau trong đó có ngơn từ mang màu sắc triết lý. Qua một số bài thơ của Trương Đăng Dung, ta thấy thơ ông giàu tính triết lý. Nhà thơ muốn dẫn người đọc nhận thức một quy luật muôn thuở của con người là nỗi cô đơn. Cô đơn trở thành bản tính cố hữu của con người. Xã hội phi lý đầy toan tính, các giá trị bị đảo lộn do vậy con người cảm thấy khó hịa nhập. Có nghĩa là nó đã hiện sinh từ khi hiện hữu về thân xác. Con người chỉ thực sự hiện sinh khi ý thức được mình sống để làm gì, con người biết tự phản tỉnh chính mình. Ngay khi cịn là đứa trẻ thì con người đã biết suy tư, trăn

trở hồi nghi về nguồn gốc sao mình sinh ra, vì sao mình ở đây chứ khơng phải nơi khác. Trương Đăng Dung cho rằng con người “bị sinh ra” bị ném vào cuộc đời. Ông dẫn ý thơ của nhà thơ Hy Lạp Nikos Kazntzakis: “Tôi bị sinh ra/ Tôi phải dấn thân/

Tôi hội đủ những điều kiện chết/ Tơi khơng hi vọng gì” (Tự do). Và rồi kẻ người đó

sau này nghĩ lại “Tơi có tác phẩm đầu tiên là tiếng khóc chờ đợi sau chín tháng ngồi

im tập xếp hình dấu hỏi” (Tự bạch).

Trương Đăng Dung có cách diễn đạt đơn giản nhưng đậm chất triết lí sâu sắc. Ơng ln nêu lên những phản tỉnh mang tâm thức hiện sinh. Con người đang tồn tại nhưng đã trăn trở về tương lai: “Bây giờ con ở đây/ Từng tán lá xanh đang lặng lẽ nép

trong vườn/ Bàn chân con chưa để dấu mn nơi/ Những cánh hoa tay cịn chưa chạm tới/ Trong mắt con trời xanh yên ả/ Những đám mây như gấu trắng bồng bềnh/ Bây giờ con ở đây/ Khi những cánh rừng già châu Phi chết cóng giữa mùa đông/ Khi hàng triệu con chim rời xứ lạnh bay về xứ nóng/ Kiệt sức rồi phải lao xuống biển sâu/ Hơm nay con học đi/ Ơng hàng xóm chống gậy ra vuờn lê từng bước nặng nề/ Hơm nay con học nói/ Bà hàng xóm thều thào với chồng về một miền quê thời tuổi trẻ/ Mai ngày con lớn lên/ Bố không biết những điều con sẽ nghĩ/ Bố khơng biết những con voi cịn chết cóng phía trời xa/ Bố khơng biết những đàn chim cịn bay về xứ nóng/ Bố chỉ mong trái tim con đừng bao giờ lạc lõng/ Trước mọi vui buồn bất hạnh của thời con”. Tác

giả nói với con hay đang nói với đồng loại? Bây giờ con được sinh ra trong sự vui mừng chào đón của người già chống gậy, của mọi người thân quen. Khi con cịn bé thơ thì bao người đã đến mùa thu của đời để hoài niệm và để lo toan tuổi già. Hiện tại con sống trong cuộc sống yên bình, bàn chân chưa nếm trải mọi khổ đau nhọc nhằn. Cuộc sống tràn đầy hoa lá cỏ cây thơ mộng. Con được sống trong thế giới n bình mà ở các châu lục có người cịn phải chịu đói rét, bão tố, hạn hán, khủng bố,... Người bố không biết ngày mai cuộc sống của con sẽ thuận lợi hay khó khăn nhọc nhằn. Dù có sao chăng nữa chỉ mong trái tim con đừng lạc lõng, đừng thờ ơ lạnh nhạt trong thời đại con sống. Thông điệp ở đây là lời nhắn nhủ thể hiện sự băn khoăn âu lo cho thế hệ trẻ sau này sẽ sống sao cho đầy đủ ý nghĩa. Không cầu mong những điều lớn lao, chỉ mong con người đừng trở nên lạc lõng, đừng trở nên xa lạ, vô cảm lạnh lùng trước đồng loại. Đó là nỗi băn khoăn mang tâm thức hiện sinh được thể hiện qua giọng điệu ngôn ngữ nói một cách mộc mạc giản dị mà chứa đựng sự trăn trở, lo nghĩ về thế hệ tương lai. Tác giả như có cái nhìn xun suốt thời gian, khơng gian để bày tỏ sự suy tư về cuộc sống.

khoăn trĩu nặng với những câu hỏi cật vấn Ta là ai? Nhân loại là ai?

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi… chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát trên bờ Ơi mùi cát khói, mùi tóc mẹ tơi Tơi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt Tơi khóc

Cát từ mặt tơi chảy xuống dịng dịng.

(Sơng Đáy)

Giọng điệu xót xa buồn thương khi nghĩ về quê hương. Nơi ấy là cả thế giới kỉ niệm gắn với tuổi thơ được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Khi trưởng thành, nghĩ về quê hương với những hoài niệm về những gian khổ đã đi qua và hình ảnh mẹ hiện lên già “như cát trên bờ”. Cát đã có tự bao giờ, mãi ngàn năm cát vẫn vậy cịn mẹ tơi già rồi sẽ mất đi vĩnh viễn. Nghĩ vậy tôi muốn vốc cát ôm vào mặt ôm vào lòng những năm tháng đã trở thành quá khứ. Và cát từ mặt tơi chảy xuống rịng rịng hòa lẫn trong nước mắt nghẹn ngào cho dòng đời hữu hạn và đầy âu lo ưu tư. Con người không thể trốn chạy khỏi nỗi buồn, nỗi cô đơn vĩnh viễn. Càng suy tư về dòng đời càng thấy buồn thương mặn chát không thể vơi bớt không thể san sẻ hết con người đành ôm nỗi buồn lặn dấu vào thẳm sâu nỗi lịng mình. Đó là nỗi buồn khi con người nhận ra những sự mất mát từ những giá trị cuộc sống mà ln ở ngồi tầm với con người không thể làm chủ hay kiểm sốt.

Có thể nói, nhờ ngơn từ triết lý đã giúp các nhà thơ khám phá, nhận thức cuộc sống hiện sinh một cách cơ đọng nhưng có hàm nghĩa sâu xa. Trên nền tảng là cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời, ngôn từ mang tính triết lý đưa đến cho con người cách nhìn cuộc sống trong chiều sâu của những suy nghiệm sâu sắc.

4.3. Ngôn ngữ và nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 139 - 141)