Giọng điệu chán chườn g sầu muộn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 126 - 133)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Các sắc thái giọng điệu trữ tình hiệnsinh nổi bật

4.2.1. Giọng điệu chán chườn g sầu muộn

Giọng điệu, theo cách hiểu thơng thường, là giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định. Giọng điệu có khi cịn được hiểu như ngữ điệu: Là những biến đổi về độ cao của giọng khi nói, khi đọc có liên quan đến tất cả một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số ý nghĩa bổ sung. Giọng điệu trong tác phẩm thơ nói riêng, trong văn học nói chung, có một vai trò rất lớn đối với một trào lưu, một trường phái, một giai đoạn văn học. Giọng điệu được xem là phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của nhà văn. Giọng điệu bộc lộ thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hơ, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng “giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngơn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng vào, vì thế, giọng điệu là một thuộc tính có vẻ bề ngồi nhưng mang tính bản chất văn học” (Giọng điệu trong thơ Đồn Thị Lam Luyến). Có nhiều kiểu giọng điệu trong thơ đương đại. Có khi là giọng điệu nhanh, gấp, có khi giọng điệu ngọt ngào, có khi là giọng uất ức, giọng hoài nghi, giọng triết lý, giọng buồn thương... Giọng điệu thể hiện lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trị lớn lao trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” (I.S. Turgenev).

Giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ. Đó là “phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học có vai trị lớn trong việc tạo bản sắc riêng của mỗi cá nhân, một trường phái, một giai đoạn văn học” [150, tr. 183]. M. Bakhtin cho rằng: “Giọng điệu bao giờ cũng thể hiện thái độ lập trường của chủ thể”. Giọng điệu không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện quan trọng của tác phẩm văn học mà cịn là yếu tố có vai trị thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm theo một chỉnh thể.

Giọng điệu trong thơ được xem là một hiện tượng nghệ thuật, là phương tiện biểu hiện khả năng sáng tạo bộc lộ tài năng của tác giả. Đồng thời, giọng điệu còn là biểu hiện của thi pháp của từng giai đoạn thơ ca nói chung trong thơ ca đương đại nói riêng. Giọng điệu là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật có thể chi phối đến

các phương diện nội dung và hình thức biểu đạt như nhịp điệu, hình ảnh, gieo vần, dùng ngôn từ... Giọng điệu trong thơ biểu hiện phong phú và ở nhiều cấp độ như giọng điệu một bài, một tập, hay cả chặng đường sáng tác của nhà thơ, giọng điệu tác phẩm, giọng điệu nhà thơ, giọng điệu thời đại.

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách cơng phu bởi nó là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể tác giả nhà văn”. Giọng điệu là yếu tố riêng của quá trình sáng tạo, đi cùng với nhạc điệu để tạo thành âm điệu cho tác phẩm văn học... Giọng điệu là thái độ, cảm xúc của chủ thể đã được hình thức hóa ...Để tạo nên giọng điệu của một tác phẩm người nghệ sĩ cần tổ chức ngôn từ theo một logic và hệ thống nhất định. Qua giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường quan điểm của chủ thể phát ngôn về đối tượng mà nhà văn hướng tới. Trong thơ trữ tình, giọng điệu chính là linh hồn của tác phẩm. Giọng điệu chính là điệu hồn của thi nhân, là những cung bậc cảm xúc trữ tình được thăng hoa qua âm thanh ngôn ngữ. Giọng điệu trong thơ in dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Qua giọng điệu trong thơ, người đọc nhận ra âm hưởng của thời đại.

Giọng điệu trong thơ Việt Nam đương đại rất đa dạng, phong phú. Sự đa dạng ấy xuất phát từ sự đa dạng về đề tài. Sự mở rộng các đề tài trong thơ đem đến những giọng điệu phong phú. Sự đa dạng còn xuất phát từ sự thay đổi vị thế, tâm thế của người sáng tác. Họ khơng bị trói buộc bởi những khn mẫu mà được tự do cất lên tiếng nói cá nhân cá thể. Ngồi ra, sự đa dạng cịn bắt nguồn từ ý thức về sự cách tân đổi mới hình thức thơ ca.

Cùng với những thay đổi trong tư duy, quan niệm là sự thay đổi trong giọng điệu. Đó là “một sự thay đổi về chất” của thơ ca đương đại. Cách sử dụng hình ảnh, ngơn ngữ, nhịp điệu, các phương thức chuyển nghĩa, cách dùng từ ngữ mới lạ... cộng hưởng tạo nên một giọng điệu đa thanh phức hợp trong thơ Việt. Thơ đương đại có sự thay đổi trong cách thức lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ thơ, cấu trúc cú pháp, cách tổ chức văn bản ngôn từ... hướng đến những giới hạn mờ khuất của cá nhân cá thể, vô thức, tiềm thức, nghịch dị, phi lý... Trong thơ Việt đương đại, nhà thơ hướng vào thế giới nội tâm, lấy cái tôi làm chủ đạo. Sự phong phú trong giọng điệu thơ Việt đương đại thể hiện nội dung tư tưởng hiện sinh, qua các kiểu giọng như giọng hoài nghi, giọng chất vấn, giọng triết lí.

từ những vấn đề nhân sinh thế sự, về đời sống riêng tư của con người. Con người bước ra từ chiến tranh cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, cảm thấy bi quan mất phương hướng. Giọng thơ giờ đây khơng cịn hào sảng, sung sức mà trầm xuống, đầy trăn trở với những âu lo băn khoăn mang màu sắc triết luận. Nỗi buồn trở thành dòng chủ lưu của thơ sau năm 1986.

Thơ ca biểu đạt nỗi buồn chán mang tâm thức hiện sinh trên mấy cấp độ: 1) Buồn chán chính mình; 2) Chán người khác; 3) Buồn chán về nhân thế. Giọng điệu buồn chán vì bị đánh mất chính mình. Giọng điệu buồn chán vì thấy mình bơ vơ lạc lõng, đáng thương. Cuộc đời rộng lớn mà con người cảm thấy lòng lạnh lẽo. thờ ơ như bị bỏ rơi. “Tơi ngồi nghe im lặng/ Thấy lịng mình thờ ơ/ Ơi những lời thương mến/

Sao tim tôi hững hờ? /.../Sao tôi không xúc động/ Sao tôi không vấn vương/ Tôi cứ bơ vơ mãi/ Giữa cuộc đời mến thương” (Tạ lỗi - Phan Thị Thanh Nhàn). Nhà văn Nam

Cao nói “cịn gì buồn hơn chính mình lại chán mình” …Khi mình chán chính mình là khi khơng cịn niềm vui, khơng cịn gì tha thiết ở trong cuộc sống. Nếu chẳng cịn gì ao ước ở trong tơi/ Thì có nghĩa chẳng cịn gì để mất”. Tác giả Lâm Thị Mĩ Dạ cảm

thấy như chết chìm trong nỗi buồn. Đó là nỗi buồn thầm lặng len thấm trong cơ thể chỉ bản thân người đó cảm nhận được không thể chia sẻ cùng ai: Em chết trong nỗi buồn/ Chết như từng giọt sương/ Rơi không thành tiếng” (Viết tặng nỗi buồn

riêng)... Nỗi buồn được thể hiện qua tác phẩm các nhà thơ như: Mùa sạch (Trần

Dần), Bóng chữ (Lê Đạt), Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng), Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước sông, Nhịp điệu châu thổ mới, Bài ca những con chim đen (Nguyễn Quang Thiều), Khát, Linh, Đồng Tử (Vi Thùy Linh), Bầu trời không mái che (Mai Văn Phấn), Nằm nghiêng, Rỗng ngực (Phan Thị Huyền Thư), Lô lô (Ly Hoàng Ly), Những kỉ niệm tưởng tượng (Trương Đăng Dung)...

Nỗi buồn hiện sinh thường xuất hiện khi con người cảm thấy sợ hãi, âu lo. Đó là nỗi buồn cố hữu không rõ nguyên nhân. Nỗi buồn xuất phát từ việc con người ý thức giá trị cuộc sống của bản thân. Khi con người nhận thức được giá trị của cuộc sống, giá trị về sự tồn tại của mình thì con người càng cảm thấy ưu tư. Con người ln hồi nghi về cuộc sống và về chính mình. Do vậy, nỗi buồn gắn với sự suy tư, sự truy vấn trước muôn vàn câu hỏi về cuộc sống đầy phi lí. Nỗi buồn được cho là “dấu hiệu nhận biết sự thức tỉnh ý thức của con người hiện sinh, đưa con người tìm về chính nó” [113, tr. 37].

thơ Nguyễn Quang Thiều, người đọc nhận ra từ những sự việc, từ những hình ảnh, biểu tượng, nhà thơ thường suy tư miên man đến vô tận về những sự bất an bất trắc của con người. Trong thơ ông, Làng Chùa, Sông Đáy khơng chỉ là q hương, là cội nguồn mà cịn là khơng gian để nhà thơ thả hồn mình suy tưởng về cuộc sống. Khi tác giả viết “Tơi khóc những cánh đồng rau khúc”, giọng thơ mang âm điệu buồn chán khi chứng kiến cảnh cánh đồng rau khúc khơng cịn được bình n. Âm điệu buồn đó cịn biểu đạt nỗi đau cho quê hương xứ sở tạo ấn tượng sâu sắc trong người đọc.

Giá tơi được bình n như hạt thóc trong bồ Tơi sẽ ngủ ngon lành để sớm mai ra ruộng mạ Bật lá mầm ngơ ngác trước bình minh

(Đêm gần sáng)

Khi ngắm sao trời, Nguyễn Quang Thiều đã đặt ra bao câu hỏi:

Ta không thể nuôi nhau bằng những ánh sao trời Anh nói vậy xin em đừng khóc

Những ngọn tóc em đổ xuống ngực anh Như những rễ cây bị buồn trong sỏi đá (Những ngơi sao)

Giọng điệu bài thơ là giọng tâm sự, giọng kể lể trần tình chứa đựng những âu lo về nỗi buồn len lỏi bò đi, bám vào mọi ngõ ngách của không gian cuộc sống con người. Có khi giọng điệu bài thơ cho thấy sự bâng khuâng, suy tư: Tơi cần có những

đêm gần sáng/ Để thấy chính mình soi bóng xuống suy tư” (Đêm gần sáng- Nguyễn

Quang Thiều). Có khi đó là giọng điệu buồn trước những mặt trái của cuộc sống: Thế

giới cịn lại từng đó con người/ Chúng ta tắm trong đầm lầy nhu nhược và ngao mạn/ Bong bóng bùn mở miệng mỉa mai chúng ta (Những học sinh mới và một thầy giáo cũ - Nguyễn Quang Thiều).

Trong thơ Mai Văn Phấn cũng bộc lộ những suy tư, nỗi buồn đến từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống: “Những thửa ruộng, nóc nhà, bóng cây mái tóc/ Chuyển

động lặng im, vụn rời không quy luật/ Ta chạy qua những ơ cửa lấp lóa/ Ngã bảy ngã ba nờm nợp bóng người/ Nơi cơng cộng tiếng hỏi chào vồn vã” (Cấu trúc tạm thời).

Những sinh hoạt đời thường cứ đều đặn diễn ra theo nhịp sống hàng ngày. Nhưng nếu con người để ý suy nghiệm thì sẽ nhận ra trong nhịp đời thường nhật đó cũng gợi lên bao suy tư. Những chuyện đời thường vẫn thế còn số phận con người thì ln phải ưu tư trăn trở vì sự tồn tại của con người ln đối diện với hư vô. Con người

không bao giờ đứng yên trong sự tồn tại hiện tại, với cái “đang là” mà luôn vươn tới cái “sẽ là”. Càng vươn lên, con người càng nhận ra cõi hư vô và cuộc sống là một chuỗi những dự định không khẳng định được về tương lai sẽ như thế nào. Chính điều đó càng khiến con người lo lắng bất an. Và càng suy tư càng buồn càng phát hiện ra mình khơng có bất cứ điểm tựa nào ngồi bản thân mình và chỉ chính mình. Con người ln nỗ lực vươn tới cái sẽ là nhưng cũng khơng chắc chắn đó là cái gì vì vậy ln đối mặt với cái hư vô và con người ln có cảm giác sợ hãi, lo sợ. Hiểu như vậy, con người càng âu lo băn khoăn. Con người thường đặt câu hỏi Ta là ai? Ta đến với cuộc sống này để làm gì? Vạn vật nó vẫn tồn tại theo quy luật của nó cịn con người khơng ngừng day dứt truy vấn vì ln ẩn chứa nỗi âu lo, buồn và bi quan về những gì đang diễn ra trong cuộc sống con người.

Với giọng thơ trầm buồn, nhà thơ Inrasara đã viết: Tôi đã nuôi hy vọng cuối cùng/ Vào lộ trình đem tịch mịch / Mai rồi trôi về đâu - không biết” (Hành trình).

Giọng thơ buồn chứa đựng triết lý đậm màu hiện sinh khi con người luôn mơ hồ về tương lai. Giọng điệu góp phần biểu hiện giá trị tác phẩm và bộc lộ tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ. Có khi Inrasara bộc lộ suy tư, suy nghiệm qua giọng trầm lắng, u buồn: Anh có hẹn/ mùa sau hái tuyệt tác trần/ ngày đi, ngày qua - hơi thở anh

hiu hắt (Ngụ ngơn viết cho mình).

Giọng điệu buồn suy tư được nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên sử dụng khi biểu đạt nỗi buồn riêng trong cuộc đời: Có gì phải mắc cỡ khi nói rằng em nhớ anh/ em nói với

bầu trời đầy mây/ với những chiếc lá co ro trên cây chờ mong nắng ấm/ em nói với bờ cỏ hiền lành/ và nói với con chim cô độc / rằng chẳng biết bây giờ anh ở đâu. (Trời thành phố đầy mây). Phạm Thị Ngọc Liên nói về những đắng cay phải chịu đựng trong

tình u: Đó là lời thơ được viết ra từ chính những hạnh phúc khổ đau người đàn bà đã trải qua. Ý Nhi nhận xét thơ Phạm Thị Ngọc Liên khi viết về tình u “ln chảy như một dịng thác từ ngữ”. Đó là tiếng lịng của người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời, sống bao dung và giàu lòng nhân ái. “Ôi nước mắt đắng cay đau như rượu ấy/ Em uống một

mình/riêng lẻ một mình say”. Tâm trạng chán chường con người thường tìm đến rượu

“Chỉ có rượu mới phá được thành sầu” (Khuất Nguyên). Vậy nhưng có những nỗi uồn đến rượu cũng không làm con người vơi bớt được nỗi cô đơn. Phạm Thị Ngọc Liên với giọng điệu buồn chán nhưng đã sáng tạo những vần thơ đầy thâm trầm triết lý về con người. Triết lý ấy được cô đọng từ sự chân thành trước cuộc đời và trước chính mình: Tơi soi gương/ Bản cung khai tự thú/ Mặt trước mặt sau/ Đời và đời/ Tôi thấy

tôi tươi vui, thấy tôi già cỗi/ Thấy tôi chân thật, thấy tôi lọc lừa/ Tôi lẳng lơ, tôi đứng đắn/ Tôi cuồng nhiệt, tôi lạnh băng/ Tôi độc ác dịu dàng/ Tơi ma lanh khờ khạo/ tơi nhìn tơi khơng chỗ nào che dấu/ Và tơi nhìn tơi/ Bình minh nhìn xuống đêm thâu...

Giọng điệu buồn thương nhưng chứa đựng những khái quát về những mặt đối lập tồn tại trong mỗi con người. Con người dám tự soi vào chính mình đó là thái độ chân thành và cầu thị, mong muốn cái tơi bản thể được hồn thiện. “Tên những bài thơ, tập thơ của chị viết ra đều thể hiện những nỗi niềm cô đơn, khao khát, mơ ước, sự trăn trở lẫn nỗi hụt hẫng, xót xa”. (Nguyễn Văn Hịa). Chính nỗi buồn đã kết đọng trong những bài thơ đầy trắc ẩn của nhà thơ. Tác giả đã chạm đến những cung bậc nỗi niềm sâu kín của người phụ nữ khát khao hạnh phúc, tình yêu: Con chim sẻ đứng trên

mái ngói kia/ Muốn nói gì với mặt trời/ Lời chim thì nhỏ/ Bầu trời thì cao.../ Mối tình anh như mái ngói đầy rêu/ Nỗi buồn đóng thành tầng/ Em dẫm vào trượt ngã/ Vết nhói đau đến lạ…Em ngã trong nỗi buồn thầm lặng/ Gìà nua/ Mệt nhồi.../ Gíá như anh có một lần biết được/ Em muốn như con sẻ kia/ Bay đi/ Bay đi/ Dù khơng đến được mặt trời. (Một mình trong chiều).

Trước cuộc sống vô thường, nhà thơ luôn nhận ra những mất mát khổ đau của người phụ nữ qua giọng điệu buồn. Người phụ nữ buồn vì hạnh phúc luôn lệ thuộc vào người đàn ông họ đem lòng tin yêu. Nhưng cuộc đời không thiếu những con người thiếu trách nhiệm, phũ phàng: Nếu em đừng gặp anh/ Đêm sẽ không thao thức/ Hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 126 - 133)