Một vài giới thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 91 - 92)

6. Cấu trúc của luận án

3.2. Cảm nhận về con ngƣời theo hướng hiệnsinh trong thơ Việt Nam đương đại

3.2.1. Một vài giới thuyết

Nhận thức về con người trong thơ Việt Nam đương đại là nhận thức con người với nhiều cung bậc trạng thái. Đó là con người tự hào, con người lo âu, bất an. Trong thời đại tồn cầu hóa con người có điều kiện sống cho bản thân mình và suy ngẫm nhiều hơn về chính mình. Nhiều tác giả thơ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm của mình về con người trong thời đại mới. Con người với những trăn trở về chính bản thể với mọi buồn vui, yêu ghét, kiêu hãnh, tự tin và âu lo, buồn chán, thất vọng... Tác giả Lê Khánh Mai khát khao tìm về bản thể mình: “Tơi xương thịt hôm nay, ngày sau cát

bụi/ cát bụi nhỏ nhoi khiêng vác linh hồn/ vẫn khao khát được chở che, cứu rỗi/ và trên phiến ngực trần của đá/ tôi ước ao là một mảnh xương sườn” (Ngày sau). Con

người luôn ám ảnh bởi cái chết, sự hao mòn, bất định. Cuộc đời hữu hạn như là một cái án treo lơ lửng khiến con người bị dồn đuổi bởi nỗi lo âu. Con người ln âu lo phản tỉnh và tra vấn chính mình: Đơi khi ngẩn ra/ Mặt như hóa thạch/ Làm đá/ Có n

khơng? (Lâm Thị Mĩ Dạ). Khi suy tư về kiếp người ngắn ngủi con người giật mình

“ngẩn mặt ra” bởi sự phi lý của cuộc sống. Phi lý vì con người ta sinh ra con người ta lại mất đi. Trong kiếp sống con người nhọc nhằn trải qua bao giông tố, buồn đau thế rồi tất cả trở thành phù du, hư hao. Ngẫm nghĩ như vậy khiến nhân vật trữ tình khơng khỏi bàng hồng, hoảng hốt. Sự phi lý ln là câu hỏi chưa có lời đáp của con người do vậy suốt cả cuộc đời con người vẫn chìm đắm trong sự ưu tư. Con người ln tự

hỏi mình những câu hỏi mang nỗi niềm day dứt về thân phận. Càng ngẫm nghĩ suy tư về kiếp người càng cảm nhận sâu sắc nỗi cô đơn bản thể về kiếp sống phù du - Sao tim

tôi hững hờ/ Sao tôi không xúc động/ Sao tôi không vấn vương/ Tôi cứ bơ vơ mãi/Giữa cuộc đời mến thương (Tạ lỗi - Phan Thị Thanh Nhàn). Đó là cách nhìn nhận theo

hướng con người cần gắn với những cái gì thuộc về con người, thuộc về chính nó trong đời sống thực tiễn.

Khi đề cập đến con người cá nhân, cá thể nhiều tác giả đề cập đến cái tơi của mình một cách tự tin đầy khao khát. Đó là lời tự bạch của Xuân Quỳnh “Em trở về

đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chả có”. Con người máu thịt với

mọi vui buồn, tốt xấu. Đó là con người trong đời thực trần trụi mà ai cũng trải qua chứ không phải con người của hình ảnh, con người chức phận. Tác giả Phùng Khắc Bắc quả quyết: “Ta phải là ta cả phần xác lẫn phần hồn” (Con chó đá). Hà Phương khẳng định: “Tôi không thể đứng trong dàn đồng ca/ hào hứng buồn vui theo nhịp tay nhạc

trưởng”. Trở về với cái tôi cá nhân trước tiên là được sống đúng là mình, trung thực

với những cảm xúc của mình [150, tr. 90].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 91 - 92)