Vấn đề phân loại các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 55 - 60)

6. Cấu trúc của luận án

2.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại và việc phân loại các khuynh hướng

2.1.2. Vấn đề phân loại các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại

Xuất phát từ những hệ thống và mục đích nghiên cứu khác nhau, cách phân loại sẽ khác nhau. Theo chúng tôi, từ sau năm 1986 trở đi, thơ Việt Nam chia theo thi pháp thể loại có thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xi, thơ tân hình thức, thơ truyền thống. Phân loại theo đối tượng nhận thức của thi ca gồm có: thơ chính trị, thơ xã hội, thơ điền viên, thơ làng quê …Ở luận án này, do hạn định phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào sự phân loại khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại theo tiêu chí cảm hứng sáng tác chủ đạo. Đề tài chúng tôi quan tâm, phân loại theo cảm hứng tư tưởng sáng tạo và tập trung sự phân tích chủ yếu vào khuynh hướng cảm hứng hiện sinh. Cảm hứng sáng tạo là tình cảm mãnh liệt, một ham muốn tinh thần tích cực, là tư tưởng bão hịa cảm xúc của nhà văn được thể hiện cụ thể, sinh động trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những vấn đề thuộc về thân phận con người khiến cho người nghệ sĩ trăn trở, khắc khoải suy tư. Biểu hiện của cảm hứng tư tưởng thể hiện qua việc khẳng định hoặc phủ định đối với những điều được nhà văn nhà thơ miêu tả. Nghệ thuật vận dụng quy luật riêng của tình cảm nên khi tác giả đứng về thiên hướng nào thì sẽ có cảm xúc mãnh liệt về vấn đề đó. Chính điều đó khiến cho tác phẩm có tính khuynh hướng. Nhà văn Nga Shchedrin (1826-1889) cho rằng: “Ngẫu nhiên, rời

rạc, nguội lạnh, nhạt nhẽo, đó là đặc trưng lớn nhất của tác phẩm khơng có tính khuynh hướng”.

Cụm từ “cảm hứng và tư tưởng sáng tạo” ở đây gợi ta nhớ đến cụm từ “tư duy thơ”. Trong ngữ vựng phổ thông cách dùng phân biệt giữa “tư tưởng”, “tư duy” với “cảm hứng”, “tình cảm” là một thực tế. Nhưng trong sáng tác thơ ca nói riêng, văn chương nói chung ranh giới giữa tư tưởng và tình cảm khơng phải là một đường vạch sẵn hay là giải phân cách khơng thể vượt lẫn. Nói cách khác, tư duy sáng tạo thơ là một tư duy bão hịa cảm hứng tình cảm sáng tạo. Và cách dùng “tư duy thơ” như một tiêu chí để phân loại các xu hướng sáng tác thơ là cách làm của tác giả Giáo trình tư

duy thơ hiện đại Việt Nam. Trong phần 3 chương 8 sách này, tác giả chia thơ ca từ sau

1986 thành các xu hướng như sau:

1) Xu hướng đối thoại dân chủ và cảm hứng phê phán; 2) Xu hướng chối bỏ các thể thơ truyền thống; 3) Xu hướng duy trì các thể thơ truyền thống; 4) Thế tục hóa và dung tục hóa biểu tượng thi ca; 5) Đổi mới về chức năng xã hội và xu hướng thơ chơi [139, tr. 423-596].

Phân loại khuynh hướng sáng tác thơ ca dựa trên cảm hứng tư tưởng sáng tạo cũng có thể đưa đến một hình dung đáng chú ý. Nói chung, phân loại này thích hợp với cách quan sát lịch đại: xem xét sự nối tiếp và chiếm thế chủ đạo của cảm hứng sáng tác nổi trội trong một lưu vực các dịng chảy của một nền thi ca. Nhìn từ góc độ này, ta có thể thực hiện một mơ tả đại lược như sau. Khuynh hướng cảm hứng sử thi thơ trữ tình cơng dân trước năm 1975 thiên về ngợi ca tơn vinh vẫn cịn một dư vọng nhất định trên thi đàn. Rồi thơ ca bắt đầu chứng kiến cuộc chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư thế sự. Nói như chứng nhân và cũng là người trong cuộc - nhà thơ Phạm Tiến Duật - thì đó là “Thơ từ vị trí cái ta chuyển sang cái tôi, từ sự hướng ngoại chuyển sang hướng nội” (“Thơ và sự phát triển”, báo Văn Nghệ, số 10,

11/3/1989). Bước vào thời hậu chiến, con người công dân trở về với tồn tại đời thường với chằng chéo quan hệ thế sự, số phận cá thể nổi lên thay thế cho đội hình và tập thể. Các nhà thơ lắng lịng lại với thế giới nội cảm và những trải nghiệm riêng tư của mình. Những “niềm riêng” sống dậy, chiều sâu trữ tình được kích động, thơ trở về và lan tỏa với kinh nghiệm thuần túy cá thể. Có thể kể đến những thành tựu tiêu biểu của cảm hứng đời tư thế sự như: Bóng chữ của Lê Đạt, Những cánh hoa tiên tri của Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Quang Thiều với Sự mất ngủ của lửa, Vọng trắng của Trần Anh Thái,

Củi lửa của Dương Kiều Minh và Cầu nguyện ban mai của Mai Văn Phấn…

Hoàn toàn có thể mượn trích dẫn sau đây từ bài viết của nhà thơ đồng thời là nhà phê bình Vũ Quần Phương để tổng kết về khuynh hướng cảm hứng đời tư thế sự trong sáng tác thơ Việt Nam đương đại lúc đó: “Khu vực trữ tình cá thể vốn ít được khai thác trước kia, nay được nói tới nhiều. Nỗi buồn từng bị coi là một nhược điểm có tính thẩm mĩ, một thiếu sót về đạo đức cách mạng, giờ đây có phần được thơ nâng niu. Nhiều nỗi éo le thế sự được thơ biết tới. Dung lượng sự đời của thơ nhờ vậy lớn hơn, thấm thía, từng trải hơn, gửi gắm nhiều kinh nghiệm sống” [119].

Nhưng thơ ca với cảm hứng thế sự đời tư chưa phải là thơ ca hiện sinh thực sự. Thơ cảm hứng thế sự đời tư dĩ nhiên cũng nói đến thế giới nội cảm tâm linh, nhưng rốt cuộc đó vẫn là một khuynh hướng lấy tâm linh làm đề tài, hay nói cách khác “phản ánh” tâm linh. Cảm thức hiện sinh trong thơ cho thấy nhà thơ đi sâu vào thế giới tâm linh để nói đúng mình hơn. Nó ném đặt con người chủ thể vào chính trong cảm nhận sâu thẳm của ta về hữu hạn và vô hạn, khoảnh khắc và mn đời nhân sinh. Bản thân hình tượng thơ chứa đủ cả ảo và thực, cả phi lý và hữu lý. Tinh thần của cảm hứng hiện sinh trong sáng tác thơ ca đương đại có lẽ chính là cái tinh thần tốt lên từ diễn giải sau đây: “Existentialism, có người gọi là thuyết Hiện sinh, có người gọi thuyết Sinh tồn hoặc chủ nghĩa Hiện hữu. Chữ gốc La Tinh: Esse, có nghĩa (tự nhiên, đương nhiên, bẩm sinh) + (sinh vật, con người, sự sống, sự tồn tại). Vậy thì căn bản của Existentalism là Đang Sống và Phải Sống. Đang sống gần với Hiện sinh. Phải sống

gần với Sinh tồn. Nói một cách dễ hiểu là “kinh nghiệm đang sống cái phải sống và kinh nghiệm phải sống cái đang sống” là nền tảng của cảm nhận hiện sinh trong lãnh vực sáng tác”, “Sáng tác khơng cịn quan tâm về chủ thuyết mà chỉ cưu mang kinh nghiệm đang sống cái phải sống và phải sống cái đang sống” [166]. Theo nghĩa đó, những câu thơ sau có thể được xem là biểu hiện cụ thể của khuynh hướng cảm hứng hiện sinh của thơ ca đương đại Việt Nam: “Khát vọng rủi ro khát vọng chẳng thành

tên/ Cuộc sống ngẫu nhiên/ Đời người may rủi/ Bị dẫn dắt để bất ngờ lầm lỗi/ Vinh quang ngắn ngủi đến nhường kia” (Tuyết Nga).

Ở đây cần nhắc lại một lần nữa - khi nói đến khuynh hướng hiện sinh trong thơ

ca đương đại là nói đến một cảm hứng sáng tác đã và đang trở nên phổ biến trên thi đàn chứ khơng phải nói đến một sự minh họa cho triết thuyết cụ thể bằng thơ ca. Tình hình vẫn đúng như diễn giải của tác giả bài viết vừa trích dẫn trên: “Những con đường triết học ngổn ngang và những đại lộ tôn giáo một chiều đều dẫn về hai câu hỏi: Người

đến từ đâu? Và về nơi nào? Then chốt là cánh cửa sự chết. Chết là một sự kiện quan trọng. Vì phải chết mà con người phải chọn lựa thái độ sống. Hiện sinh chọn sống ý thức về cái đang sống và phải sống. Vô số thơ văn nhận diện sự chết để đối phó sự phi lý của sống, cùng một lúc "tiêu hóa" chất phi lý để làm đời sống hay đẹp hơn "một cách phi lý". Thơ hiện sinh để chủ nghĩa Hiện Sinh lại trong thư viện và tiếp tục cưu mang chất sống phi lý vào tâm tình hàng ngày” [163]. Quả thật “Hiện sinh chọn sống ý thức về cái đang sống và phải sống”, điều mà như biểu đạt hình tượng ngơn từ trong

Kinh cầu trong mưa với nhiều sắc thái như sau: Hai hàng cây âm thầm

Nhớ một làn môi đỏ Một cung mưa rất trầm Nhớ hai người qua phố Trơi trên hai nấm mộ Một nghìn năm mơng lung Một nỗi khát vô cùng Khô trên hai phiến đá Gõ hai đầu âm dương Một kinh cầu vô vọng Gửi hai cành hoa trắng Về một màu khói hương Hai cánh chim bay về Một tinh cầu đã tắt Hai ánh sao sa mạc Tan thành một cơn mưa Trên tài hoa nhầu nát Trên trần gian khói sương Trên mặt người biến sắc Mưa in dấu vô thường

(Hoàng Phủ Ngọc Tường - Kinh cầu trong mưa) Như vậy, trong thơ có sự phân biệt thơ cảm hứng thế sự đời tư với thơ cảm hứng hiện sinh. Dĩ nhiên đó khơng phải là một sự phân biệt phải thực hiện đến mức cực đoan triệt để hồn tồn. Bởi vì suy cho cùng đã là thơ - kết quả của xung động tư tưởng tình cảm đến độ. Khuynh hướng cảm hứng thế sự đời tư cũng như khuynh hướng hiện sinh cả hai đều hướng đến thế giới

nội cảm đầy biến chuyển, đa cung bậc. Chỉ có điều nội cảm tâm tư trong khuynh hướng thơ cảm hứng thế sự đời tư trước sau vẫn hiển hiện lên như là đối tượng của một sự trữ tình. Nói cách khác những tình tự, xúc cảm hay nói khái qt hơn - thế giới nội tâm con người vẫn có tính cách là một thực tại của sự phản ánh thơ. Nhà thơ hướng về nó, viết về nó, đồng hóa nó vào trong một chủ thể trữ tình. Chủ thể trữ tình đó nói chung cũng là đang bộc lộ mình, bộc lộ cảm xúc suy tư của mình về/trước “thế sự - đời tư”. Khuynh hướng thơ cảm hứng thế sự đời tư rốt cuộc vẫn là ở trong tư thế “viết về…” những tâm trạng, nỗi niềm khởi dấy lên từ tiếp xúc kiểu “Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”. Đó dù sao vẫn là một lối tức cảnh sinh tình của những cái Tơi thay vì tức cảnh sinh tình ngâm vịnh của cái Ta thơ ca trung đại xưa. Ngược

lại, khuynh hướng thơ hiện sinh quan tâm chính “kinh nghiệm đang sống cái phải sống và kinh nghiệm phải sống cái đang sống”. Thơ hiện sinh khơng để nói về “điều trơng thấy” mà chủ yếu nói chính cái “đau đớn lịng”. Nó khơng nói về (đề tài) ngoại vật - thế sự hay phản ánh (nội tâm nhưng như là một đối tượng được vẽ lại) mà tự nó là một tiếng nói - tiếng nói của đang sống - phải sống (hiện hữu sống và hiện hữu để đi đến mất đi). Thơ hiện sinh khơng hình dung cái tâm linh như một sự thể được nhìn nhận trở lại mà nó chính là bản thân cái tâm linh đang tự biết mình. Cái tâm linh chẳng hạn như ở thơ Nguyễn Thiên Ngân cất lời Có những ngày (bài thơ trong tập thơ Mình phải

sống như mùa hè năm ấy, Nxb Văn học, 2012; Nxb Văn hoá - Văn nghệ tái bản, 2019)

đề cập đến tồn tại sống của chính nó:

Có những ngày chỉ muốn lao xuống vực sâu Muốn đi vào rừng

Muốn nuốt mặt trời cho thủng bụng

Muốn đạp con trăng non cho rách chân chảy máu, Muốn len lỏi vào bụi sao cho toác mặt sứt đầu Muốn mình đau thật là đau

Chứng này gọi là tâm thần tự hoại Có những ngày ơi có những ngày.

(Nguyễn Thiên Ngân - Có những ngày) Cái ngoại giới những mặt trời, trăng non, bụi sao đó thực tế là khơng thể tiếp

cận. Nhưng khơng phải vì thế mà cái chủ thể trữ tình này khơng trải nghiệm được nó. Cũng như có thể tiếp cận được nhưng không phải là đã hành động thực (lao xuống

vực) vì đơn giản là nếu thật thế thì đã hết hiện sinh. Nhưng tất cả những điều đó khơng

ngăn cản được việc có thể cảm thấy mọi điều đó như chính đang diễn ra - một sự diễn ra trong chính cái tơi đang sống-phải sống. Dùng đúng cái từ được luyến láy trong bài thơ cho thấy sự diễn trải của sống tức thời gian (có những ngày) đó là MUỐN… Như vậy, trải nghiệm “phi hành động” ngoại tại (không thật về phương diện vật lý) nhưng lại hoàn tồn thật về ý thức sống chính là trải nghiệm về sự tự hoại đớn đau (lao, đi,

nuốt, đạp, len lỏi - thủng bụng, rách chân chảy máu, toác mặt sứt đầu) có thật. Ta có

thể nói khuynh hướng hiện sinh trong những trường hợp tiêu biểu hành động sáng tác đã khơng cịn là dùng thơ ca để phản ánh hay hướng tới bộc lộ điều gì (ngoại giới hay nội cảm) mà là “một thực hành viết như là thực hành sống”. Hoặc cũng có thể nói với khuynh hướng cảm hứng sáng tác hiện sinh, viết tức là sống - sống hiện sinh trong/bởi viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)