Thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiệnsinh trong thơ ca nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 76 - 79)

6. Cấu trúc của luận án

3.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiệnsinh trong thơ Việt Nam đương đại

3.1.1. thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiệnsinh trong thơ ca nói chung

Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tơi với những người khác. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cái tôi từ thời cổ đại. Hoàng Thị Huế dẫn giải tiếng Latinh cổ đại là persona, tiếng Latinh trung cổ là personalitas. Nghĩa gốc của từ này là mặt nạ, được dùng để chỉ vẻ bề ngồi của một cá nhân. Cịn Carl Gustav dùng thuật ngữ personna để chỉ cái tôi được biết

đến của một cá nhân. “Tuy nhiên personna bao gồm rất nhiều nghĩa, cả đặc điểm bên trong và những phẩm chất cá nhân cũng như diện mạo bên ngồi của người ấy. Vì thế Boethius đã đưa ra một định nghĩa kinh điển “Con người là một thực thể riêng lẻ có một bản chất dựa trên lý trí” [64].

Cái tơi trong thơ ln có sự vận động. Xét về mặt xã hội và mặt đời sống, cái tôi vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Khi nghiên cứu về đời sống và văn học, không thể bỏ qua vấn đề cái tôi - con người. Trong văn học Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng đại từ “tôi” đã cần vài thế kỷ để phôi thai. Và Truyện Kiều được xem là một cái mốc quan trọng trong sự hình thành cái “ tơi”,… Đồn Cẩm Thi trong bài “Hành trình cái “tôi”s trong văn Việt” cho rằng “Ở Việt Nam chữ “tôi” đầu tiên xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỷ XVII. Đến những năm 1804-1807, trong Truyện

Kiều, “tôi” được Nguyễn Du để cho Kiều xưng hô với Hoạn Thư “Rằng tơi chút phận

đàn bà” thì chính Nguyễn Du đã chứng tỏ một tư tưởng hiện đại. Mang cái nhìn đồng cảm với các nhân vật nữ, tác phẩm của ơng có thể coi là có một bước tiến mới trong sự hình thành khái niệm cái tơi cá nhân tại Việt Nam” [143]. Cũng theo Đoàn Cẩm Thi, từ thế kỉ XVIII - XIX sự phát triển của Thiên Chúa giáo tại Việt Nam dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa con người và Chúa trời đã góp phần ít nhiều vào sự vươn dậy của ý thức cái tôi cá nhân. Kế đến là cái tôi chỉ mối quan hệ giữa cá nhân và thế giới xuất hiện trong truyện Thầy Lazzaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản và tiểu

thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách. Đoàn Cẩm Thi nhấn mạnh tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Quản “có thể coi là tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên theo nghĩa hiện đại”. Tố Tâm “là tác phẩm viết bằng thể loại “thư” đầu tiên để cho cái “tôi” nội tâm

mâu thuẫn nhất, thầm kín nhất của nhân vật nữ được bộc lộ”. Cái tôi dấy lên mạnh mẽ trong Thơ mới và đó là cái tơi cơ đơn. Nhà phê bình Hồi Thanh đã nói “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình u khơng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” [140, tr. 46]. Nỗi buồn trong thơ mới là nỗi buồn của những con người giàu khát vọng nhưng sống trong cảnh nước mất nhà tan nên phải chịu cảnh tơi địi tủi nhục. Nỗi buồn vì mất phương hướng “khơng biết đi đâu đứng sầu bóng tối”. Nỗi buồn vì cuộc sống ngưng đọng mất hết ý nghĩa. Cái tơi cơ đơn tìm vào tơn giáo, thiên nhiên, cõi mơ, cõi thực. Cái tôi trong Thơ mới là cái tôi ý thức cá nhân, cá thể, cái tôi ý thức cao nhất về sự tồn tại của bản thân mình trong thế giới khách quan.

Thời kỳ sau Thơ mới, thời kỳ cách mạng cái tôi gắn với cái ta. Đó là cái tơi lãng mạn Cách mạng. Cái tôi sử thi, nhân danh cộng đồng, dân tộc, nhân dân. Chế Lan Viên từng viết “Khi đứng riêng ta thấy mình xấu hổ”. Cái ta khiến cho thơ hướng về cái tơi vì cộng đồng, vì sự xả thân, sự cống hiến mà gác lại những tình cảm riêng tư. Cái ta cùng nhịp đập vì lý tưởng cách mạng. “Cùng đổ mồ hôi/ Cùng sôi giọt máu/ Ta

sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao”. Cái tôi trong thơ ca

cách mạng thường hướng tới cái chung, cái cao cả, sự kiện lịch sử, số phận tồn dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cái tơi kết tinh sức mạnh cộng đồng. Cái tôi công dân ý thức được mình là một phần của sự vận động lịch sử. Con người sống chủ yếu cho hiện tại và tương lai. Vận mệnh dân tộc đã thống nhất mn người như một: “Những

năm đất nước có chung tâm hồn, có cùng khn mặt/ Nụ cười tiễn đưa con nghìn bà mẹ như nhau” (Chế Lan Viên).

Trước thời kì Đổi mới (1986), cái tơi trong sáng tác văn chương gắn với cái ta. Cái tơi hịa vào cái ta chung. Bởi vì khi quyền lợi quốc gia khơng cịn thì khơng nghĩ về quyền lợi cái tôi. Điều này cũng là lẽ hiển nhiên phải chấp nhận. “Khi Tổ quốc cần/

Ta biết sống xa nhau” (Trà Hoa Nữ - Quách Lan Anh). Con người sống với sứ mệnh

cái ta chung của dân tộc: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm... Đông sang Tây không

phải đường thực. Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo” (Phạm Tiến Duật). Nhà

thơ Tế Hanh khẳng định cái ta chung “Chúng ta sống với bốn nghìn năm lịch sử/ Biết

đời ta không phải của riêng ta”. Cái tôi sử thi, cái tôi cách mạng khiến con người quên

máu thịt/ Như mẹ như cha như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sơng” (Chế Lan Viên). Trong khói lửa chiến tranh, cái tơi chưa

nghĩ cho riêng mình - “Cái tinh tế cỏ hoa tạm thời khơng nghĩ đến”. Cái tôi say mê lý tưởng, tự hào về dân tộc - “Như khí phách Trần Lê/ Như oai vũ Quang Trung” (Bài ca

xuân 68 - Tố Hữu). Thơ ca giành tất cả sự quan tâm cho cái ta của cộng đồng, dân tộc

do vậy cái tôi đời tư thế sự bị lãng quên. Một thời kỳ dài ngay cả nỗi buồn đau cũng phải giấu, để sống cho cái ta cộng đồng dân tộc.

Sau năm 1986 là thời kỳ Đổi mới, hồn cảnh xã hội có nhiều điều khác biệt so với thời chiến tranh. Điều đó địi hỏi người nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp với hồn cảnh lịch sử mới. Sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ thông tin trong thế giới hiện đại đã tạo nên một “thế giới phẳng” có ảnh hưởng tác động đến cách tư duy, cách cảm, cách nghĩ của con người trong thời đại mới. Đổi mới, cách tân là con đường tất yếu của thơ ca Việt Nam nếu nó muốn tìm được nơi trú ngụ vững vàng trong sự đổi thay của xã hội. “Có thể nói, chưa bao giờ, cách tân lại trở thành ý thức tự giác, một nhu cầu khẩn thiết, một cao trào phổ biến, rộng rãi như giai đoạn này” [150, tr. 33].

Sự thay đổi trong tư duy, cách cảm, cách nghĩ đã tạo nên sự thay đổi trong quan niệm thẩm mĩ về con người về cái tôi trong văn học va thơ ca. Sự vận động của cái tôi cá nhân được xem là nền tảng thẩm mĩ, là thước đo cho sự phát triển của xã hội, của dân tộc. Đoàn Cẩm Thi cho rằng “mở đầu cho thời kì Đổi mới, nhà văn có nhiều cơng phu nhất là Nguyễn Huy Thiệp. Qua tác phẩm Tướng về hưu đã xây dựng một cái

“tôi” không đơn giản chút nào, không cá tính, khơng chân lí, phi-anh-hùng, bình thường, thậm chí tầm thường của thời hậu chiến”. Trong thơ Việt Nam đương đại, từ vị trí những nghệ sĩ ngợi ca đất nước, nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây, các nhà thơ phải chuyển sang cái nhìn phi sử thi. Nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca Việt Nam sau năm 1975 là “cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh cá nhân” [37, tr. 59]. Vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ được coi trọng, được “cởi trói” thì cái tơi càng bùng nổ thể hiện sự thay đổi của xã hội và tư duy của người cầm bút. Cái tôi trong thơ ca sau 1986 khơng cịn là cái tơi cá nhân, cái tơi sử thi mà là cái tôi bản thể. Chu Văn Sơn quả quyết “Nếu cái tôi trong thơ mới là cái tôi cá thể, cái tôi trong thơ Cách mạng là cái tơi tập thể - đồn thể thì cái tơi của thơ Đương đại là cái tơi bản thể. Cái tơi bản thể soi mình vào mọi người” [Dẫn theo, 167, tr. 47]. Chu Văn Sơn cũng lí giải rõ cái tơi trong Thơ mới thường soi mình vào tập thể cảm thấy mọi

trạng thái cảm xúc “nhất nhất đều tương thuộc bầy đàn” thiên về hướng ngoại. Cái tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khuynh hướng hiện sinh trong thơ việt nam đương đại (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)