1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp
1.4.1. Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
Trạng thái nền kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển vững mạnh và ổn định sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinh doanh như: huy động vốn, đầu tư vào các dự án lớn, có cơ hội lựa chọn bạn hàng...
29
Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăng theo. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì nó sẽ đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Nếu như doanh nghiệp khơng thích ứng được mơi trường này chắc chắn sẽ khơng tồn tại được. Vì vậy, các doanh nghiệp ln chú trọng việc đầu tư vào cơng nghệ. Với những máy móc hiện đại không những tiết kiệm được sức lao động của con người mà còn tạo ra được khối lượng sản phẩm cao với giá thành thấp thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên càng khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện ngày càng tốt hơn. Ngựơc lại, nếu trạng thái nền kinh tế đang ở mức suy thối thì việc doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình tài chính là rất khó khăn.
Mơi trường kinh tế vĩ mơ đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ cịn thay đổi nhanh hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt: q trình tồn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang đe dọa tất cả các ngành kinh doanh.
1.4.1.2. Pháp luật và chính sách của Nhà nước
Vai trị điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không thể thiếu. Điều này được quy định trong các Nghị quyết TW Đảng. Các cơ chế, chính sách này có tác động khơng nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật có tác động rất lớn đến q trình quản lý tài chính của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ví dụ như từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế ( thuế GTGT, thuế
30
thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu...), chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ...đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính.
Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng và quản lý doanh nghiệp nói chung, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng …
1.4.1.3.Môi trường thuế và quy định về khấu hao tài sản cố định
Hầu hết các quyết định tài chính đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó có ảnh hưởng đến mục tiêu quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, nếu thu nhập chịu thuế thấp sẽ tiết kiệm được thuế, do vậy, doanh nghiệp có khuynh hướng đưa khấu hao và lãi vay lớn vào chi phí để tiết kiệm thuế, tuy nhiên, chi phí lãi vay và khấu hao lại bị hạn chế bởi những quy định của Nhà nước.
1.4.1.4. Mơi trường tài chính
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có lúc tạm thời thặng dư nhưng cũng có lúc tạm thời thiếu hụt vốn. Lúc tạm thời thặng dư, doanh nghiệp cần tìm nơi đầu tư vốn để sinh lợi, lúc tạm thời thiếu hụt, doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và hiệu quả. Do vậy, trong hoạt động của mình, doanh nghiệp ln gắn liền với hệ thống tài chính.