Kinh nghiệm quản lý tài chính một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần thiết bị và hóa chất thăng long (Trang 50 - 54)

1.6. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số doanh nghiệp

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính một số doanh nghiệp

1.6.1.1. Công ty Cổ phần Bibica

Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa ( Bibica) là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quyết định số 234/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/12/1998. Tiền thân của công ty là phân xưởng bánh kẹo của Nhà máy đường Biên Hòa được thành lập từ năm 1990.

Ngày 16/01/1999, Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh kẹo và mạch nha của Cơng ty đường Biên Hịa.

Trụ sở của Công ty được đặt tại Khu cơng nghiệp Biên Hịa 1, Đồng Nai, ngành nghề chính của cơng ty là sản xuất và kinh doanh các sảm phẩm: Bánh, kẹp, mạch nha.

Vốn điều lệ của công ty vào thành lập là 25 tỷ đồng, đến tháng 3/2001 công ty đã nâng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng từ vốn tích lũy, vào tháng 7/2001 cơng ty đã phát hành thêm cổ phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá là 21 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ thành 56 tỷ đồng. Hiện nay, BBC có vốn điều lệ là 154 đồng.

41

Cơ cấu sở hữu vốn cổ phần của Công ty Bibica như sau: cổ đông nhà nước chiếm 3,54%, cổ đông là cán bộ công nhân viên sở hữu 30,63%; cổ đông nước ngồi cơng ty sở hữu 59,85% với số cổ đơng là 30 người, 5,97% cịn lại là cổ phiếu quỹ. Công ty Bibica hoạt động trong những lĩnh vực như sau:

Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên các lĩnh vực về công nghiệp chế biến, xuất khẩu các sản phẩm bánh- kẹo-nha và các loại hàng hóa khác; nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Cơng ty.

Trong q trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý tài chính nói riêng.

Áp dụng thành cơng chính sách khốn lương sản phẩm góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của Cơng ty.

Kiên quyết xử lý các khoản phải thu, nợ trước kia và xây dựng chính sách thu tiền đối với cá nhà phân phối.

Thay đổi chính sách bán hàng, có chiến lược kinh doanh cụ thể và rõ ràng, định vị sản phẩm, phát triển sản phẩm mới giúp doanh thu tăng vọt. Đây là cơ sở tiền đề cho sự phát triển của công ty trong các năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được Công ty cổ phần Bibica cũng cịn nhiều hạn chế trong cơng tác quản lý tài chính như:

Về khoản nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Bibica thấp, dường như cơng ty q thận trọng trong tài chính. Cơng ty cần xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ mang lại cho cơng ty được rất nhiều lợi thế ví dụ như được lợi về thuê thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng vốn chủ sở hữu.

- Về hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho chiếm được tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản (10,88%) làm tăng chi phí lưu kho, làm giảm tỷ số thanh toán nhanh

42

- Về các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Bibica chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ, điều này nói lên cơng ty đang bị chiếm dụng vốn tương đối nhiều. Công ty cần cố gắng hơn để đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Về chi phí bán hàng: Năm 2013 chi phí bán hàng tăng 22,18% trong khi doanh thu chỉ tăng 12,8% đã cho thấy chính sách bán hàng của công ty chưa hiệu quả, cơng tác quản lý chi phí bán hàng ngày càng yếu dần, hiệu quả quản lý của các khoản chi phí bán hàng càng thấp. Cơng ty cần quản lý chặt chẽ hơn chi phí bán hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Hệ số sinh lời của tổng tài sản năm 2013 đạt 5,4% tăng 2,4% so với năm 2012. Tuy nhiên, qua 3 năm hoạt động hệ số ROA mà công ty tạo ra vẫn thấp hơn năm 2011, điều này cho thấy Bibica sử dụng không hiệu quả tài sản của công ty làm cho tài sản đó khơng phát huy được hết tác dụng. Vì vậy, cơng ty cần phải có biện pháp nâng cao tỷ số này trong thời gian tới.

1.6.1.2. Cơng ty cổ phần bao bì Tiền Phong

Cơng ty cổ phần bao bì Tiền Phong có tên giao dịch quốc tế là TIFOPACK

Địa chỉ: Số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 031.385.2073 – 3640973

Fax: 84.31.640.133

Số tài khoản: 10390.0 Ngân hàng INDOVINA Hải Phòng. Mã số thuế: 0200590620

Cơng ty CP bao bì Tiền Phong( sau đây gọi là cơng ty) là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Vốn điều lệ của Cơng ty là 90 tỷ VNĐ.Trong đó, nhà nước nắm 51% cổ phần, 38,72% số đó đã được bán cho lao động trong công ty và 10,28% cho đối tượng ngồi cơng ty.

Công ty chuyên sản xuất các loại bao PP, bao xi măng và các loại mành KP phục vụ cho việc đóng gói lương, thực phẩm, hóa chất, phân bón, xi

43

măng. Gần đây, cơng ty có nhập thêm dây chuyền sản xuất ống nhựa PVC dùng cho gia dụng và các cơng trình xây dựng.

Cơng ty cổ phần bao bì Tiền phong tiền thân là Cơng ty liên doanh sản xuất bao bì VINAPAC, tên giao dịch là VINAPAC CO.LTD, được thành lập vào ngày 26 tháng 11 năm 1992 theo giấy phép đầu tư 471/GP của UB nhà nước về hợp tác và đầu tư, nay là Bộ kế hoạch và đầu tư, gồm 4 bên tham gia với số vốn 3.550.000 USD ( vốn pháp định 2.000.000 USD); Liên hiệp sản xuất nhập khẩu nhựa VINAPLAST; SUMITOMO CORPORATION ( Nhật Bản); SUMITOMO CORPORATION ( SINGARPO) PTE.LTD ( Singapore);TEGO SENDIRIAN BERHAD ( Malaysia);

Ngày 30.06/2004 quyết định cổ phần hóa Nhà máy bao bì VINAPAC trực thuộc Cơng ty nhựa thiếu niên Tiền phong thành Cơng ty cổ phần bao bì Tiền phong với tổng số vốn điều lệ là 90 tỷ đồng. Tên giao dịch quốc tế của công ty là Tienphong packing joint stock company( TIFOPACK.JS,CO).

Trong quá trình hình thành và phát triển cơng ty đã đạt được kết quả tương đối khả thi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động quản lý tài chính nói riêng:

- Vạch ra kế hoạch chiến lược dài hạn cho công ty, điều này chứng tỏ rất chú trọng đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty.

- Ln duy trì và đảm bảo chi trả đầy đủ và đúng quy định những khoản nợ đến hạn, khơng để xảy ra tình trạng nợ đọng, ln được đối tác và khách hàng tin tưởng.

- Luôn thực hiện nghiêm túc các vấn đề về nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Ln hạch toán đầy đủ các khoản phải nộp nhà nước và có nghĩa vụ nộp đúng thời gian quy định không để nợ tồn đọng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cơng ty vẫn còn những tồn tại và hạn chế trong cơng tác quản lý tài chính cần khắc phục. Những tồn tại này

44

có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình phát triển của công ty và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thua lỗ của công ty. Dựa trên những hạn chế này cần phải khắc phục và giải quyết để cải thiện hoạt động tài chính của cơng ty.

- Các khoản phải thu của công ty tăng từ 5.994.713.537 đồng năm 2006 lên 7.677.509.867 năm 2007 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các khoản phải thu phát sinh chủ yếu từ khách hàng. Vấn đề này xảy ra là do chính sách bán hàng và thu tiền của cơng ty còn nhiều bất cập, dẫn đến chậm thu hồi các khoản phải thu và ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn cũng như lợi nhuận của cơng ty.

- Các khoản phải trả của Công ty trong năm 2007 đã tăng lên so với 2006, từ 11.015.389.101 đồng lên 13.012.246.531 đồng, chủ yếu là các khoản vay và nợ ngắn hạn. Đây là các khoản công ty sử dụng để đầu tư ngắn hạn. Các khoản phải trả này cũng gây áp lực trả nợ cho công ty hay áp lực lên lợi nhuận của cơng ty. Do đó, lượng tăng này cũng khơng đáng kể và cơng ty có thể khắc phục được.

- Hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty cịn tương đối hạn chế, tốc độ ln chuyển cịn chậm làm cho chi phí sản xuất của cơng ty tăng nhanh và cao mà chưa kịp được bù đắp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng cao nhưng lợi nhuận của công ty vẫn đạt giá trị âm.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần thiết bị và hóa chất thăng long (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)