1.5. Các tiêu chí đánh hoạt động quản lý tài chính
1.5.2 Một số chỉ số đánh giá kết quả quản lý tài chính
Hệ số nợ
Hệ số nợ được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ, được tính như sau:
Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản phải trả, các khoản nợ ngân hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhưng chưa nộp, các khoản phải trả công nhân viên, số nợ qua việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng nhỏ thì càng tốt đối với doanh nghiệp. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có nghĩa doanh nghiệp chưa khai thác địn bảy tài chính, tức chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số ngày mà cao quá hàm ý doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn tự kinh doanh. Điều này hàm ý mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Hệ số này khoảng 25%<H<45% là hợp lý.
Hệ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ. Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; hàm ý doanh nghiệp chịu rủi ro thấp. Tuy nhiên, cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Hệ số này khoảng 33%<H<82% là hợp lý. Hệ số nợ trên tài sản tự có = Tổng số nợ của doanh nghiệp
Tổng Tài sản của doanh nghiệp
Hệ số nợ trên vốn tự có = Tổng số nợ của doanh nghiệp Tổng vốn của doanh nghiệp
36
Khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời( H1):
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải nợ ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện như sau:
+ H 1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp trong việc trả nợ các khoản nợ ngắn hạn. Khi H1 càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả và gia tăng nguy cơ phá sản.
+H 1: Thể hiện doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản cuả DN là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính khơng sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hóa thành tiền.
- ( H2) =
Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với hệ thanh toán hiện thời. Hệ số này cho biết khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà khơng phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.
+ H2 0.5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp
+ 0.5 : Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh tốn tốt, tính thanh khoản cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
37
=
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền và đầu tư ngắn hạn khác có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền.
Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dừng tỷ số khả năng thanh tốn tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót. Do đó, một doanh nghiệp có lượng lớn nguồn tài nguyên không sử dụng đồng nghĩa do DN sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn.
Tình hình quản lý nợ phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu:
- Số vòng quay các khoản phải thu =
Chỉ tiêu này là một trong các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu đó.
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Tình hình quản lý hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho việc kinh doanh được tiến hành một cách bình thường, liên tục và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho, Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Hệ số khả năng tức thời
38
- =
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ.
Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải mức tồn kho thấp là xấu, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu các khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =
Tỷ suất vòng quay lợi nhuận vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau) thuế.
- Hàm lượng vốn lưu động =
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần giá trị
Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho
39
còn lại của ngun giá TSCĐ. Vốn cố định bình qn được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau) thuế.
- Hàm lượng vốn cố định =
Hàm lượng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Nó là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh:
Vịng quay tồn bộ vốn kinh doanh:
- Vịng quay tồn bộ vốn =
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE) =
Tỷ suất lợi nhuận VCSH
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau ) thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
40
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là cơng ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của cơng ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình qn của tồn ngành mà cơng ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vịng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính tìm hiểu nó trong sự kết hợp với vòng quay tài sản.