Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 45)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn của mình, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo quy trình như sau:

34

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Để thu thập dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu trong khn khổ của luận văn, tác giả thực hiện thông qua ba phương pháp: Phương pháp tổng hợp tài liệu; Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và Phương pháp điều tra khảo sát. Các phương pháp này được thực hiện đồng thời và xuyên suốt quá trình nghiên cứu tại đơn vị đang thực hiện đề tài nghiên cứu.

2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu

2.2.1.1. Mô tả phương pháp

Với phương pháp tổng hợp tài liệu, tác giả đã tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được cơng bố từ các nguồn khác nhau. Trên cơ sở đó, tác giả chọn lọc các cơng trình nghiên cứu có nội dung phù hợp với đề tài mà tác giả đang thực hiện nghiên cứu. Từ các cơng trình nghiên cứu này, tác giả phân tích cách tiếp cận, giải quyết vấn đề và tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn. Từ cách tiếp cận đó, tác giả thực hiện tiến hành các nghiên cứu sâu hơn, qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Với phương pháp tổng hợp tài liệu, tác giả có thể kế thừa được các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của những nghiên cứu trước đây đồng thời giúp tác giả phát triển được mơ hình nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

2.2.1.2. Quy trình thực hiện

Tác giả đã thực hiện thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các cơng trình nghiên cứu bao gồm sách, báo viết, các tài liệu chuyên khảo … viết về BSC; các báo cáo, tài liệu về vận dụng mơ hình Thẻ điểm cân bằng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại các trường đại học.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1. Mô tả phương pháp

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các nguồn:

35

− Các tạp chí khoa học, báo cáo chun ngành và các cơng trình nghiên cứu khoa học.

2.2.2.2. Quy trình thực hiện

Tác giả thu thập và tổng hợp thông tin thông qua nghiên cứu tại bàn gồm: − Các thông tin liên quan đến lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hà Nội.

− Các báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tự đánh giá, báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 2017-2019.

− Các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận án và luận văn của nhiều tác giả khác nhau về đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục dựa trên phương pháp thẻ điểm cân bằng.

2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát

2.2.3.1. Mô tả phương pháp

Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra khảo sát hướng tới mục tiêu điều tra với số lượng người tham gia khảo sát đủ lớn trong khoảng thời gian ngắn, số lượng thông tin thu thập bao quát, tiếp cận vấn đề đa chiều. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 11/2020 – tháng 02/2021 nhằm mục tiêu tìm ra các điểm hạn chế cịn tồn tại từ đó có thể giúp tác giả đi sâu hơn tìm hiểu và phân tích các ngun nhân của vấn đề.

36

2.2.3.2. Quy trình thực hiện

Tác giả thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau :

- Bước 1 - Lập phiếu điều tra: Trên cơ sở phương pháp tổng hợp tài liệu,

tác giả thực hiện thiết kế Phiếu điều tra khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên và mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ, giảng viên tại trường Đại học Hà Nội.

- Bước 2 - Chọn mẫu nghiên cứu: Dựa trên số lượng thống kê cán bộ,

giảng viên của trường Đại học Hà Nội mà tác giả thu thập được từ phòng Tổ chức cán bộ và thống kê sinh viên được thu thập từ Phòng Quản lý đào tạo, cỡ mẫu điều tra tác giả chọn lựa ngẫu nhiên là 100 người, bao gồm các cán bộ và giảng viên đang công tác tại trường Đại học Hà Nội và 200 người, là các sinh viên đang học tập tại trường Đại học Hà Nội. Đây là đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đối với kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động. Các đối tượng này cũng là thành phần chịu ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên trong q trình triển khai áp dụng mơ hình BSC. Với số lượng mẫu trên, thơng tin cung cấp có độ tin cậy và mang tính đại diện.

- Bước 3 - Gửi phiếu điều tra: Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện

bằng hình thức gửi phiếu điều tra online thông qua gửi đường link Google Docs tới email cá nhân và đăng tải trên các diễn đàn của nhà trường.

- Bước 4 - Thu thập phiếu điều tra: Trong quá trình thu lại phiếu điều tra,

do quy mô điều tra nhỏ nên tác giả sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng câu trả lời, qua đó có phương án khắc phục đối với các phiếu cần lấy bổ sung.

- Bước 5 - Tổng hợp và xử lý dữ liệu: Sau khi đã thu nhận các phiếu điều

tra trả lời bằng hình thức online, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Sau khi làm sạch dữ liệu và loại bỏ những phiếu trả lời cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc trả lời không trung thực, số phiếu thu về là 49 phiếu trả lời của cán bộ, 44 phiếu trả lời của giảng viên và 197 phiếu trả lời của sinh viên. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS và Excel, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính cịn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp khắc phục.

37

2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa trên các thông tin thứ cấp thu thập được từ việc tổng hợp tài liệu, tác giả thực hiện nghiên cứu các tài liệu, các bài nghiên cứu và lý thuyết khác nhau đã thu thập được bằng cách phân tích các dữ liệu thành từng bộ phận để có thể tìm hiểu sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. Tác giả cũng tiến hành liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và chi tiết về phương pháp thẻ điểm cân bằng.

2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê

Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp phân tích theo chiều dọc, phương pháp so sánh. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung cần phân tích để đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của đối tượng dưới nhiều góc độ và mục đích khác nhau. Từ các phân tích này, tác giả rút ra được các kết luận liên quan tới việc áp dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà Nội.

38

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

3.1. Giới thiệu về trƣờng Đại học Hà Nội

3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường

Tên trường: Trường Đại học Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi University Tên viết tắt: HANU

Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo Năm thành lập trường: 1959

Loại hình trường: Cơng lập Điện thoại: 024 38544338 Website: www.hanu.vn.

Địa chỉ: Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) là trường đại học công lập, được thành lập năm 1959. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trường đã khẳng định được vị thế và uy tín là một cơ sở đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ (Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ) và là đơn vị nghiên cứu ngoại ngữ hàng đầu ở Việt Nam. Đây cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 08 chương trình cử nhân chun ngành giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và 01 chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp.

Với 11 ngành ngoại ngữ, 9 chun ngành khác ngồi ngơn ngữ, dạy-học hồn toàn bằng ngoại ngữ; 6 trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế… Trường Đại học Hà Nội tự hào là cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo, nghiên cứu về ngoại ngữ và chuyên ngành bằng ngoại ngữ của cả nước.

Lịch sử hình thành:

Trường Đại học Hà Nội là trường đại học công lập, được thành lập theo các Quyết định: (i) Quyết định số 376-BGD do Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn ký ngày 16/7/1959 về việc thành lập Trường Ngoại ngữ; và Quyết định số 126/CP của Hội đồng Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/8/1967 về việc thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

39

Tháng 8 năm 2006, Trường chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Hà Nội tại Quyết định số 190/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/8/2006. Từ đây, Nhà trường bước sang một trang phát triển mới: trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng ứng dụng, tiên phong trong việc quốc tế hóa các chương trình đào tạo thông qua việc mở mới các chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng nước ngoài: tiếng Anh (ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính-Ngân hàng, Kế tốn, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Quốc tế học, CNTT), tiếng Nhật (ngành Công nghệ thông tin) và gần đây là tiếng Pháp (ngành Truyền thông doanh nghiệp)

Đổi mới

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế dựa trên thế mạnh ngoại ngữ" là mục tiêu chiến lược của trường. Chính vì vậy, hình thức đào tạo chính quy, giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Pháp đã được triển khai tại đây vào năm 2002, thu hút đơng đảo thí sinh dự thi như ngành Quản trị Kinh doanh, Du lịch, Công nghệ Thơng tin, Tài chính-Ngân hàng, Kế tốn, Marketing, Quốc tế học, Truyền thơng đa phương tiện, Truyền thơng doanh nghiệp. Trường đang tích cực mở rộng quy mơ, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tiến tới mở các chuyên ngành mới giảng dạy bằng tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Italia… để đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Về hợp tác quốc tế, nhà trường cố gắng tối đa phát triển các chương trình hợp tác song phương để trao đổi giảng viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học. Thế mạnh ngoại ngữ đã được phát triển tối đa, mỗi sinh viên, giảng viên của Trường đều có thể là một "đại sứ" quảng bá cho hình ảnh của Trường ra nước ngồi. Hiện nay, Trường Đại học Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với trên 70 trường đại học và tổ chức nước ngoài trên khắp thế giới.

Sinh viên cũng được tiếp cận với trình độ quốc tế thơng qua các chương trình đào tạo liên thơng với nhiều trường đại học danh tiếng của hơn 20 quốc gia như: Anh, Úc, Hoa Kỳ, Niu Di-lân, Canada, Italia, Bỉ, Nga, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia…

40

Kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, giao tiếp tự tin bằng ngoại ngữ và làm chủ công nghệ thông tin là những điểm mạnh để sinh viên tìm được việc làm dễ dàng sau khi ra trường.

Giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao

Đội ngũ giảng viên là chìa khóa để có được thành cơng trên. 90% số giảng viên được đào tạo chính quy và tu nghiệp hàng năm tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, tác phong nghiêm túc và làm việc hiệu quả.

Một nhiệm vụ trọng tâm khác của Trường là khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn. Thế mạnh về nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành; nghiên cứu văn hóa - văn minh đã được khẳng định. Nhà Trường đã và đang thực hiện nhiều dự án nghiên cứu quốc gia và quốc tế như: Ứng dụng Khung tham chiếu Ngôn ngữ châu Âu (CEFR), dự án Asia Link (với Anh, Ai- len, Trung Quốc), Innofle (với Bỉ, Lào)… Trường Đại học Hà Nội là cơ quan chủ quản của "Tạp chí khoa học ngoại ngữ" - tạp chí chuyên ngành duy nhất hiện nay của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ.

Năng động

Nắm vững chuyên ngành, giỏi ngoại ngữ, khả năng hội nhập nhanh chóng, đây là những điều đã tạo nên sự tự tin, năng động trong mỗi sinh viên của trường. Ngoài giờ học, sinh viên cũng là những thành viên đầy nhiệt huyết trong nhiều hoạt động tình nguyện của Đồn - Hội, câu lạc bộ như: Hanu Job, Guitar, Tiếng Anh VOH, P- club, Hiến máu nhân đạo, SIFE-HANU, v.v.

Những nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức của sinh viên đã được đền đáp bằng nhiều học bổng danh giá: "Đại sứ Văn hóa" trong chương trình trao đổi Giao lưu Sinh viên Quốc tế do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ năm 2008, sinh viên Việt Nam đầu tiên trúng tuyển chương trình thực tập viên 3 tháng tại tập đồn Microsoft; cũng như các giải thưởng lớn tại các cuộc thi trong và ngồi nước như Vơ địch cuộc thi Phân tích tài chính tồn cầu 2011 (CFA Research Challenge).

41

Môi trường quốc tế

Cơ hội giao lưu đa văn hóa ngay tại trường cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường khả năng hội nhập của cán bộ giảng viên và sinh viên. Hàng năm, Trường Đại học Hà Nội chào đón hàng trăm lượt giáo sư, giảng viên, chuyên gia quốc tế đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và trực tiếp giảng dạy sinh viên.

Với hàng nghìn sinh viên nước ngồi đến từ 22 quốc gia, Trường Đại học Hà Nội coi sinh viên quốc tế như một phần trong cuộc sống thường nhật: chính họ đã đem đến những sắc màu đa dạng và phong phú hơn cho môi trường học tập của Trường.

Hiện đại

Cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển của Trường. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại trường ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện:

- Hệ thống 20 phòng máy dạy và học ngoại ngữ, phòng dạy dịch ca-bin chuyên nghiệp, phòng dạy - học từ xa đạt tiêu chuẩn châu Âu, đi đầu trong số các trường ngoại ngữ tại Việt Nam;

- Hàng chục phòng học đa năng (multimedia) với hàng trăm máy tính nối mạng, được cài đặt các phần mềm học ngoại ngữ, chuyên ngành hiện đại;

- Mạng quản lý điện tử nội bộ với trên 500 máy tính văn phịng, đăng ký tự chọn mơn học, thời gian học trực tuyến giúp sinh viên chủ động trong việc học tập;

- Thư viện mở với trên 50.000 đầu sách, 2.000 băng, đĩa CD, hơn 200 máy tính nối mạng (hoạt động 16/24 giờ/ngày);

- Hệ thống mạng không dây công nghệ mới phủ sóng tồn Trường cho phép sinh viên tự học mọi lúc, mọi nơi;

- Nhà ăn sinh viên sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khu ký túc xá với đáp ứng chỗ ở cho hàng ngàn sinh viên Việt Nam và nước ngồi; sân vận động cho nhiều mơn thể thao.

Chương trình đào tạo: (chi tiết tại Phụ lục 1)

- Chính quy

42 - Bằng Đại học thứ 2

- Đào tạo từ xa - Sau Đại học

- Các chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của trường

Phòng Quản lý Đào tạo: Tham mưu giúp Hiệu trưởng hoạch định chiến

lược và quản lý về công tác đào tạo hệ đại học, sau đại học và các hệ đào tạo và các chương trình đào tạo khác theo nhu cầu xã hội; xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo. Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo. Kiểm tra, giám sát công tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)