Về phương diện tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà Nội

3.2.2. Về phương diện tài chính

Trường ĐHHN là đơn vị tự chủ kinh phí chi thường xuyên từ năm 2008 theo cơ chế tài chính của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường ĐHHN giai đoạn 2015-2020.

Kết quả các đợt thanh tra, kiểm toán nhà nước, thẩm định duyệt quyết tốn của trường ĐHHN trong vịng 5 năm liên tục trở lại đây về tài chính khơng vi phạm các quy định về quản lý tài chính. Điều này thể hiện trong kết luận của thanh kiểm tra và kiểm toán nhà nước, biên bản thẩm định quyết toán hàng năm của Nhà trường.

Trên cơ sở số liệu của năm 2019, cán bộ phịng Tài chính – Kế tốn sẽ phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách cho năm 2020 và lập dự toán ngân sách. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, nhà trường sẽ tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời đưa ra kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Cuối năm, sau khi lập báo cáo tài chính và báo cáo ngân sách, nhà trường sẽ quyết toán thu chi, đây là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự tốn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo và quyết toán là thước đo hiệu quả của cơng tác lập dự tốn của trường. Đó là đánh giá về việc giải ngân kinh phí của nhà trường, việc đánh giá này sẽ căn cứ vào số chi thực tế và số giao dự tốn. Thơng qua đánh giá này, nhà trường sẽ nắm được số liệu kinh phí giải ngân có đúng dự tốn thu chi hay khơng để điều chỉnh.

48

Bảng 3.1 Tổng hợp dự toán thu sự nghiệp

ĐVT: triệu đồng

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 (ƣớc thực hiện) Nguồn thu sự nghiệp 201,135 223,727 244,121 269,500 Học phí chính quy 129,563 128,403 134,500 152,000 Học phí khơng chính quy 40,099 19,418 24,000 20,000

Thu sự nghiệp khác 6,347 66,177

Thu dịch vụ, thu khác 25,126 9,729 85,621 97,500

(Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn)

Tổng thu tài chính trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019 dao động từ 201 tỷ đến 244 tỷ đồng. Trong đó, thu từ học phí hệ chính quy dao động từ 129 tỷ (năm học 2016-2017, chiếm 53% tổng thu) đến 134,5 tỷ (năm học 2018 – 2019 chiếm 55% tổng thu). Dự kiến tổng thu sự nghiệp năm 2020 là 269,5 tỷ, tăng 10% so với năm 2019. Đáng chú ý là nguồn thu dịch vụ và thu khác tăng nhanh từ năm 2019 là 85,6 tỷ và dự kiến tăng lên 97,5 tỷ trong năm 2020.

Bảng 3.2. Tổng hợp thu nhập bình qn của cán bộ, cơng nhân viên chức và lao động

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng thu nhập 45.142.000.000 53.706.000.000 56.028.000.000

Tổng SL CNVCLĐ 664 702 715

TNBQ một người/năm 68.003.012 76.504.274 79.811.966 TNBQ một người/tháng 5.666.918 6.375.356 6.650.997

(Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn)

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ và giảng viên trường Đại học Hà Nội về chế độ lương thưởng và phúc lợi, ta thấy khơng có cán bộ, giảng viên nào tham gia khảo sát hồn tồn khơng đồng ý về nội dung này (kết quả tại bảng 3.3) . Khoảng trên 70% cán bộ, giảng viên của trường đồng ý và hoàn toàn đồng ý với tất cả các nội dung trên, trong đó cao nhất là với nội dung ―Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động phong trào có ý nghĩa‖ (87.1%). Nội dung ―Nhà trường có chế độ lương, phụ cấp và thưởng tương xứng với cơng việc‖ có điểm trung bình thấp nhất (3.66). Điểm trung bình của các nội dung trên dao động từ 3.66 - 4.03, từ đó ta thấy hầu hết các cán bộ, giảng viên của trường đều đồng ý với chế độ lương, phụ cấp, thưởng và các phúc lợi khác của trường.

49

Bảng 3.3. Thống kê mô tả yếu tố lương, thưởng và phúc lợi

Nội dung

Tỉ lệ % các mức Điểm Trung

bình

1 2 3 4 5

Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động

phong trào có ý nghĩa 0 0 12.9 71 16.1 4.03

Nhà trường ghi nhận thành tích làm

việc của các nhân viên 0 3.2 12.9 75.3 8.6 3.89

Nhà trường quan tâm đến các phúc lợi

lâu dài của nhân viên 0 4.3 24.7 55.9 15.1 3.82

Nhà trường có cơ cấu khen thưởng rõ

ràng và phù hợp 0 5.4 26.9 54.8 12.9 3.75

Nhà trường có chế độ lương, phụ cấp

và thưởng tương xứng với công việc 0 12.9 22.6 50.5 14 3.66

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Bảng 3.4. Các khoản chi thường xuyên khác năm 2019

Khoản mục chi Số tiền (đồng)

Chi hoạt động chun mơn 139.972.000.000 Chi phí khấu hao tài sản cố định 13.000.000.000

(Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn)

Việc lập dự tốn ngân sách và kế hoạch tài chính hàng năm là nhiệm vụ của Phịng Tài chính - Kế tốn có sự phê duyệt của Hiệu trưởng. Các bộ phận liên quan trong nhà trường chưa được phối hợp thực hiện kịp thời trong việc xây dựng kế hoạch tài chính năm. Vì vậy, kế hoạch tài chính đưa ra chưa tạo được sự gắn kết với kế hoạch phát triển chung của nhà trường, và chưa có sự phổ biến cho tồn thể cán bộ, giảng viên cùng thực hiện. Hơn nữa, hoạt động kế toán của nhà trường chỉ chú trọng đến kế tốn tài chính mà khơng có bộ phận kế tốn quản trị. Vì vậy, nhà trường chưa xây dựng được các thước đo để đo lường hiệu quả hoạt động về khía cạnh tài chính nên khó có cơ sở phấn đấu thực hiện cũng như chưa có căn cứ để đánh giá mục tiêu đề ra có đạt được hay khơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)