CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Đề xuất mơ hình Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả tại trường Đại học
4.2.2. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển của trường Đại học Hà
4.2. Đề xuất mơ hình Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả tại trƣờng Đại học Hà Nội
4.2.1. Thành lập nhóm BSC
Nhà trường không thể giao nhiệm vụ thực hiện và triển khai chiến lược của trường cho một cá nhân nào mà phải lập nhóm BSC mới đem lại hiệu quả. Nhóm này sẽ bao gồm Ban giám hiệu, trưởng phó các phịng ban và các khoa. Khi đó, kiến thức mà các nhà quản lý cần để xây dựng các mục tiêu chiến lược và các thước đo đều nằm trong ý tưởng của tất cả các đồng nghiệp khắp tồn trường. Vì vậy, các mục tiêu, các thước đo đưa ra sẽ xác thực và đầy đủ hơn.
4.2.2. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển của trường Đại học Hà Nội Hà Nội
81
Trường Đại học Hà Nội xác định sứ mệnh là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ, cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao, giỏi chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Tầm nhìn
Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học ứng dụng có uy tín trong nước và khu vực; chuyên sâu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực ngôn ngữ và các chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh như quản trị kinh doanh, kế tốn, tài chính-ngân hàng, quốc tế học, cơng nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện dựa trên thế mạnh truyền thống về ngoại ngữ.
Chiến lược phát triển Trường Đại học Hà Nội giai đoạn 2020-2025
Mục tiêu chiến lược chung giai đoạn 2020-2025 của ĐHHN thể hiện qua báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ trường ĐHHN lần thứ 17. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục triển khai tự chủ đại học, đào tạo đa ngành theo định hướng ứng dụng, phát huy thế mạnh truyền thống về đào tạo ngoại ngữ và giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ; đổi mới mạnh mẽ quản trị đại học trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phụng sự cộng đồng nhằm đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia, tiệm cận chuẩn quốc tế; có lộ trình tham gia xếp hạng các trường đại học, nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường trong khu vực và quốc tế. Mục tiêu chung đã được xây dựng thành các mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất.
Về cơng tác chính trị, tư tưởng: Phấn đấu Đảng bộ hoàn thành xuất sắc hoặc
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 5 năm liền; hằng năm có 80% số chi bộ hồn thành tốt nhiệm vụ và 20% số chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và 20% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khơng có Đảng bộ, chi bộ hay đảng viên khơng hồn thành nhiệm vụ. Phấn đấu tăng thêm 10-15% đảng viên mới.
Về công tác đào tạo: Phấn đấu mở mới 6 – 8 chương trình đào tạo bậc đại
82
đào tạo với nước ngồi. Tăng quy mơ tuyển sinh bậc đại học hệ chính quy từ 8 – 10%/năm; tuyển sinh từ 100 – 150 học viên cao học và 10 nghiên cứu sinh trở lên mỗi năm; từ 90-95% sinh viên tốt nghiệp hằng năm; tối thiểu 70% sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá trở lên; tối thiểu 95% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm; từ 50% số ngành đào tạo bậc đại học trở lên đạt tiêu chí chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định quốc gia; có ít nhất 03 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định khu vực và quốc tế.
Về công tác khoa học và công nghệ: Phấn đấu thành lập 05 nhóm nghiên
cứu. Thực hiện mỗi năm từ 2 – 3 đề tài khoa học/nhiệm vụ khoa học cấp Bộ hoặc đề tài khoa học cấp Nhà nước. Phấn đấu mỗi năm có ít nhất 05 bài báo đăng ở tạp chí chun ngành có trong danh mục ISI/SCOPUS và 20 cơng trình khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế.
Về công tác hợp tác quốc tế: Phấn đấu tăng số lượng sinh viên quốc tế đến
học tại Trường từ 5% -10%, số sinh viên của Trường đi học trao đổi tăng từ 5% - 10%. Mỗi năm có ít nhất 20 – 30 giảng viên được đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi bằng nhiều hình thức. Mở thêm 2 – 3 chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi trong đó có 01 chương trình tiến sĩ.
Về cơng tác tài chính, xây dựng cơ sở vật chất: Phấn đấu tăng tổng thu của
Nhà trường từ 10 – 12%/năm; tăng thu nhập bình quân đầu người từ 8 – 10%/năm.
Về công tác tổ chức cán bộ: Phấn đấu đến năm 2025, 100% giảng viên đạt
trình độ thạc sĩ trở lên, 20 – 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu; nâng tỷ lệ giảng viên có chức danh GS, PGS trên tổng số giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ lên 5%.
Các mục tiêu này phù hợp với sứ mệnh của Nhà trường là đào tạo ―nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế‖. Sinh viên của Nhà trường là các công dân ―Nhiệt huyết và năng động; Trung thực và trách nhiệm; Tư duy độc lập và phản biện; Sáng tạo khơng ngừng; Thích ứng mơi trường làm việc quốc tế‖ (giá trị cốt lõi được đăng tải trên trang web
83
của Nhà trường). Trong mục tiêu đào tạo cũng như các giá trị cốt lõi, ngoài các kiến thức và năng lực chuyên môn, Nhà trường đề cao khả năng sử dụng thuần thục ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và các kỹ năng thích ứng với mơi trường quốc tế để sinh viên, học viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập thị trường lao động khu vực, trước hết là ASEAN. Mục tiêu đào tạo này được cụ thể hố trong các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục (Điều 2) và Luật Giáo dục đại học (Điều 5).
Các mục tiêu được thực hiện, rà soát 5 năm một lần thông qua các báo cáo chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 và rà sốt hằng năm thơng qua các báo cáo của Hội nghị cán bộ viên chức.