Về phương diện hoạt động nội bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 70 - 76)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà Nội

3.2.4. Về phương diện hoạt động nội bộ

Về công tác tuyển sinh

Công tác tuyển sinh của trường được thực hiện theo đúng quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hội đồng tuyển sinh của trường được thành lập theo đúng quy định. Hội đồng Tuyển sinh làm việc đúng nguyên tắc, các cuộc họp của Hội đồng đều được ghi biên bản và thông báo công khai. Các thông tin về tuyển sinh được nhà trường công bố rộng rãi và rõ ràng trên website của nhà trường.

Trước, trong và sau kỳ tuyển sinh, Đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến thanh tra công tác tuyển sinh của trường và Hội đồng tuyển sinh của nhà trường cũng đã họp đánh giá công tác tuyển sinh. Qua kết quả thanh tra và đánh giá chung của trường, công tác tuyển sinh được thực hiện đúng theo các quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Cuối năm học, phòng Quản lý đào tạo sẽ đánh giá về kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh. Trên cơ sở số liệu về chỉ tiêu tuyển sinh và số thực nhập học (bảng 3.12), phịng Quản lý đào tạo sẽ tính tốn tỷ lệ nhập học so với chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 so với năm 2018. Cụ thể, tỷ lệ nhập học trên chỉ tiêu tuyển sinh đạt tỷ lệ khá cao, trên 90%, đạt yêu cầu Bộ giao. Tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 so với năm 2018 có sự biến động do sự gia tăng quy mơ đào tạo và các nhóm ngành mới.

59

Bảng 3.11. Số liệu tuyển sinh

Năm học Số thí sinh dự thi (ngƣời) Số trúng tuyển (ngƣời) Số nhập học thực tế (ngƣời)

Điểm tuyển đầu vào (thang điểm 30) Số lƣợng sinh viên quốc tế nhập học (ngƣời) Tiến sĩ 2014-2015 1 1 1 Xét tuyển 2015-2016 1 1 1 Xét tuyển 2016-2017 3 3 3 Xét tuyển 2017-2018 7 6 6 Xét tuyển 2018-2019 35 30 30 Xét tuyển Thạc sĩ 2014-2015 96 96 96 5.0 2015-2016 98 98 98 5.0 2016-2017 77 74 66 5.0 2017-2018 174 165 158 5.0 2018-2019 225 212 210 5.0 Đại học 2014-2015 4910 2189 1734 Theo ngành 350 2015-2016 2335 2062 Theo ngành 315 2016-2017 2517 1405 Theo ngành 235 2017-2018 2351 2073 Theo ngành 220 2018-2019 2450 2108 Theo ngành 252 Cao đẳng K K Trung cấp K K Khác K K

(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo)

Ghi chú: K - là không đào tạo.

Số lượng sinh viên hệ chính quy đang học tập tại trường: 8465 người.  Về công tác đào tạo

Quy mô đào tạo tăng dẫn đến khối lượng công tác chuyên môn tiếp tục tăng so với các năm trước. Tuy nhiên, khối lượng giảng dạy tính bình qn trên một giáo viên có giảm đi (chi tiết tại bảng 3.13), cụ thể số giờ bình quân 1 giáo viên năm 2019 giảm 16 giờ, tương ứng giảm 5,2% so với năm 2018.

Mặc dù khối lượng giảng dạy có giảm đi nhưng nhà trường đã và đang củng cố nguồn lực cho tương lai. Nguồn lực nhà trường phải đảm bảo về chất lượng và số lượng, giúp nhà trường đạt được mục tiêu chung.

60

Bảng 3.12. Số liệu về khối lượng giảng dạy của giảng viên

2016 – 2017 2017 – 2018 2018 – 2019

Khối lượng công tác giảng dạy (theo giờ

thực tế quy đổi) 190.292 192.708 185.076

Số lượng giảng viên (người) 452 477 477

Bình quân 1 giáo viên (giờ) 421 404 388

(Nguồn: Phòng quản lý đào tạo)

Nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và học, nội dung và chương trình đào tạo. Hàng năm, hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo ln được tổ chức. Nhà trường đưa ra mục tiêu nhưng lại chưa đưa ra các thước đo để đánh giá, cho nên các đánh giá của nhà trường chỉ định tính khơng có con số rõ ràng nên khơng thể đánh giá được là có đạt mục tiêu hay khơng.

Nhà trường có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của trường và được thể hiện rõ trong các báo cáo tổng kết. Chẳng hạn, số liệu về tình hình sinh viên tốt nghiệp năm từ năm 2015 – 2019 (xem Bảng 3.13).

Bảng 3.13. Bảng tổng hợp số liệu sinh viên tốt nghiệp

Đơn vị: người Các tiêu chí Năm tốt nghiệp 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019

1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

2 2 2 1 1

2. Học viên tốt nghiệp cao học 87 94 72 82 94

3. Sinh viên tốt nghiệp đại học Trong đó:

Hệ chính quy 1429 1547 1621 1645 1837

Hệ khơng chính quy 994 148 456 347 481

4. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng K K K K K

5. Sinh viên tốt nghiệp trung cấp K K K K K

6. Khác K K K K K

(Tính cả những học viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng đang chờ cấp bằng).

61

Mặc dù có những con số tăng giảm về tình hình đào tạo và tình trạng tốt nghiệp của sinh viên nhưng hoạt động đánh giá của nhà trường về phương diện này vẫn mang tính chung chung, chưa làm rõ được hiệu quả đạt được nằm ở mức nào so với mục tiêu đặt ra. Và đa số nội dung, chiến lược, mục tiêu do ban giám hiệu nhà trường đưa ra và cũng chưa có sự giải thích, truyền đạt đến cán bộ, giảng viên nên chưa tạo được sức mạnh nội bộ trong việc triển khai và thực hiện mục tiêu, chiến lược chung của nhà trường.

Công tác đánh giá và cải tiến chất lượng CTĐT được tiến hành một cách định kỳ. Nhà trường đánh giá và cải tiến chất lượng CTĐT thông qua tự đánh giá và đánh giá đồng cấp. Kết quả đánh giá được Nhà trường sử dụng triệt để trong việc đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng . Tuy nhiên, cho đến nay, Nhà trường chưa tiến hành đánh giá ngồi chất lượng CTĐT.

Thơng qua các Hội thảo kết nối doanh nghiệp, ĐHHN thu thập và tổng hợp ý kiến đánh giá từ nhà tuyển dụng và các bên liên quan khác. Qua đó, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh CTĐT phù hợp với nhu cầu xã hội. Cụ thể, Khoa Ngôn ngữ Pháp, Bồ Đào Nha đã điều chỉnh hơn 30% sau khi tham khảo ý kiến của nhà sử dụng lao động và cựu sinh viên.

Đồng thời, Nhà trường còn triển khai các biện pháp khác: bổ sung, chỉnh sửa nội dung CTĐT, cập nhật nội dung mơn học. Ví dụ, Khoa Ngơn ngữ Nhật đã điều chỉnh hơn 30% CTĐT sau khi tham khảo CTĐT của Nhật Bản và một số trường đại học uy tín ở Việt Nam có giảng dạy tiếng Nhật. Khoa Ngôn ngữ Pháp phân bổ lại thời lượng các môn học theo hướng hợp lý hơn. Một số khoa khác như Quốc tế học, Ngôn ngữ Nga, Bồ Đào Nha, Nhật cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp, tăng thời lượng thực hành, bổ sung thêm các môn tự chọn tạo sự nối tiếp, dễ dàng cho việc học liên thông, liên kết.

Về việc đánh giá đối với đội ngũ giảng viên thông qua khảo sát (kết quả thu được tại bảng 3.14):

- Về trình độ chun mơn và thái độ của giảng viên: hầu hết sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý về các nội dung như: giảng viên có trình độ cao, hiểu biết sâu

62

rộng về chuyên môn giảng dạy; giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy, trong đó nhiều sinh viên cho rằng ―GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên‖ nhất (91.8%). Điểm trung bình của các nội dung này đều trên 4 cho thấy các sinh viên tham gia khảo sát đều hài lịng về trình độ chun mơn và thái độ của giảng viên tại trường Đại học Hà Nội.

- Về phương pháp giảng dạy của giảng viên: 85.8% sinh viên cho rằng ―GV sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc giảng dạy‖ ; sinh viên bị phân vân nhiều nhất với nội dung ―GV có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu‖ (25.4%). Điểm trung bình của các nội dung khảo sát dao động từ 3.77 đến 4.04 cho thấy sinh viên chưa hồn tồn hài lịng với phương pháp giảng dạy của giảng viên.

- Về kiểm tra, đánh giá của giảng viên: hầu hết sinh viên cho rằng giảng viên đánh giá kết quả học tập cơng bằng; giảng viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá mơn học và đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập… Điểm trung bình của các nội dung này tiến đến gần 4 cho thấy sinh viên gần hài lòng về kiểm tra, đánh giá sinh viên của giảng viên.

63

Bảng 3.14. Thống kê mô tả yếu tố đánh giá đội ngũ giảng viên

Nội dung

Tỉ lệ % các mức Điểm Trung

bình

1 2 3 4 5

Trình độ chun mơn và thái độ của GV

GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh

nghiệm với sinh viên 3.0 0 5.1 49.7 42.1 4.28

GV có trình độ cao, hiểu biết sâu rộng

về chuyên môn giảng dạy 3.6 1.0 9.1 49.2 37.1 4.15 GV có thái độ gần gũi và thân thiện 3 0 12.2 44.2 40.6 4.19 GV giảng dạy theo đúng kế hoạch đã

phân công 3 0 13.2 56.3 27.4 4.05

GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch

giảng dạy 2.5 2 13.2 56.9 25.4 4.01

Phƣơng pháp giảng dạy của GV

GV sử dụng công nghệ thông tin hỗ

trợ việc giảng dạy 3.6 2.0 8.6 58.4 27.4 4.04

GV đã sử dụng nhiều phương pháp

giảng dạy 3.6 3.0 23.4 49.7 20.3 3.80

GV có phương pháp truyền đạt tốt, dễ

hiểu 3.0 2.5 25.4 52.8 16.2 3.77

Kiểm tra, đánh giá của GV

GV đánh giá kết quả học tập công

bằng 3.6 1.0 19.8 54.3 21.3 3.89

GV kiểm tra đánh giá thường xuyên

trong suốt quá trình học tập 3.0 2.0 20.8 56.3 17.8 3.84 GV sử dụng nhiều hình thức kiểm tra

đánh giá môn học 3.0 0.5 22.3 59.4 14.7 3.82

GV đánh giá kết quả học tập chính xác 2.5 1.0 26.4 55.3 14.7 3.79

64

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)