Đánh giá về thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 86 - 90)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà Nội

3.2.6. Đánh giá về thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà

Với kết quả khảo sát mức độ hài lòng của cán bộ và giảng viên về trường Đại học Hà Nội, theo đánh giá chung ta thấy:

- Trên 80% cán bộ, giảng viên tham gia khảo sát thấy tự hào khi được làm việc cho trường; an tâm để gắn bó lâu dài với trường và cảm thấy yêu thích cơng việc hiện tại của mình.

- Với lãnh đạo, trên 70% cán bộ, giảng viên thấy có thể chia sẻ ý kiến của mình một cách thoải mái với lãnh đạo và được giải quyết cơng bằng các vấn đề của mình. Đáng chú ý, gần 90% cán bộ và giảng viên đánh giá cấp trên có trình độ về mặt chun mơn và có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong cơng việc và xã hội.

3.2.6. Đánh giá về thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động tại trường Đại học Hà Nội Hà Nội

3.2.6.1. Phương diện tài chính

Điểm mạnh:

- Là đơn vị được giao tự chủ tài chính, ĐHHN ln nghiêm chỉnh chấp hành các quy định trong công tác tổ chức và quản lý nguồn thu từ ngân sách và thu sự nghiệp, tạo được nguồn tài chính hợp pháp phục vụ đào tạo và NCKH trong trường.

- Công tác tài chính và quản lý tài chính của Nhà trường được xây dựng dựa trên cơ sở thực tế, được chuẩn hóa theo hướng tin học hố, cơng khai, minh bạch và hiệu quả.

- Nguồn tài chính của Nhà trường được quản lý tập trung, ngày càng tăng, đảm bảo nâng cao thu nhập cho CB, CNV nhà trường.

Tồn tại:

- Nguồn thu từ chuyển giao kết quả của hoạt động NCKH còn khá khiêm tốn.

75

3.2.6.2. Phương diện người học Điểm mạnh:

- Nhà trường có những biện pháp cụ thể giúp người học thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ln đảm bảo các chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và đảm bảo an toàn trong trường học.

- Cơng tác Đồn, Hội và phong trào sinh viên trong Nhà trường phát triển mạnh, có tác dụng đối với việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

- Các hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt luôn được quan tâm và chú trọng, tạo điều kiện để người học có mơi trường học tập và sinh hoạt tốt hơn.

Tồn tại:

- Vấn đề khảo sát đánh giá của SV đối với chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của Nhà trường chưa thực sự đa dạng về hình thức nên tỉ lệ tham gia khảo sát của sinh viên chưa cao.

3.2.6.3. Phương diện hoạt động nội bộ

Tổ chức và quản lý

Điểm mạnh:

- Cơ cấu của Nhà trường đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện tại theo phương châm gọn nhẹ, đảm bảo vận hành có hiệu quả.

- Chiến lược phát triển của Nhà trường phù hợp với sứ mệnh và xu thế phát triển hội nhập về kinh tế và xã hội của đất nước.

Tồn tại:

- Các Hội đồng khoa chưa được thành lập theo quy định của Điều lệ trường đại học.

- Nhà trường chưa có bộ phận chuyên trách và cơ chế rà soát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn và trung hạn. Các kế hoạch dài hạn và trung hạn trong từng lĩnh vực chưa được đánh giá hiệu quả thực hiện bằng các chỉ số, thang đo cụ thể.

76

Chƣơng trình đào tạo

Điểm mạnh:

- Chuẩn đầu ra của CTĐT (dạy bằng tiếng Anh) được xây dựng có sự tham khảo chuẩn nghề nghiệp của một số tổ chức quốc tế.

- Giai đoạn 2015-2019, Nhà trường thực sự quan tâm việc điều chỉnh CTĐT một cách toàn diện và triệt để.

- CTĐT chú trọng tính liên thơng các CTĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho SV học cùng lúc hai chương trình, rút ngắn thời gian đào tạo.

- Việc chuyển đổi quy trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ được thực hiện theo một lộ trình với các mốc thời gian cụ thể, đảm bảo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Tồn tại:

- Việc lấy ý kiến đánh giá của cựu SV về CTĐT chưa được triển khai định kỳ. - Trong quá trình điều chỉnh một số CTĐT bậc sau đại học, Nhà trường chưa tham khảo ý kiến của các nhà tuyển dụng lao động một cách chính thống.

- Việc ký thoả thuận công nhận CTĐT bậc ĐH và SĐH chưa được thực sự rộng rãi, chưa phát huy hết tiềm năng của Nhà trường.

- CTĐT theo học chế tín chỉ mới được triển khai từ năm học 2017-2018, do vậy, Nhà trường chưa tiến hành đánh giá về tính hiệu quả của việc triển khai; từ đó có các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo.

Hoạt động đào tạo

Điểm mạnh:

- Giảng viên được đánh giá toàn diện bởi quản lý các cấp và đồng nghiệp. Ý kiến đánh giá đã được các giảng viên tiếp thu và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phương thức kiểm tra - đánh giá của Nhà trường rất đa dạng, kết hợp hài hịa giữa định tính và định lượng, đánh giá được quá trình và năng lực của người học, đảm bảo tính khách quan, chính xác và cơng bằng.

77

Tồn tại:

- Các tiêu chí đánh giá hoạt động chun mơn của giảng viên là do từng khoa xây dựng nên chưa thể hiện tình đồng nhất trong tồn trường.

- Việc khảo sát ý kiến SV về phương pháp kiểm tra - đánh giá chưa có mẫu biểu riêng, mà chỉ là một nội dung nằm trong bảng khảo sát SV khi đã hồn thành mơn học.

3.2.6.4. Phương diện học hỏi và phát triển

Công tác NCKH, ứng dựng và phát triển khoa học và công nghệ

Điểm mạnh:

- Công tác NCKH, ứng dụng và phát triển KH&CN của ĐHHN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bám sát nhu cầu thực tế của Trường và xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã được áp dụng hiệu quả vào quy trình đào tạo của ngành và Nhà trường.

- Hầu hết đề tài KH&CN đã được đánh giá cao, các kết quả nghiên cứu được áp dụng vào đào tạo bậc đại học và sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ các cấp. Khuyến khích CBGV và SV tích cực tham gia NCKH bằng văn bản và hỗ trợ tài chính cụ thể.

Tồn tại:

- Việc cơng bố các sản phẩm NCKH của Nhà trường còn chưa được thể hiện cụ thể trong kế hoạch hoạt động KH&CN.

- Các đề tài đăng ký được duyệt chưa được đảm bảo đủ nguồn lực và tổ chức thực hiện đạt yêu cầu, đúng kế hoạch.

- Chưa xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng nguồn thu từ đề tài, dự án, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ.

- Số lượng bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế cịn ít; chưa có văn bản quy định riêng về quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

78

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MƠ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại trường đại học hà nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)