8. Kết cấu của đề tài
1.4. Cấu trúc hệ thống đào tạo trực tuyến
1.4.3. Nội dung đào tạo
Xây dựng nội dung đào tạo
Nội dung khóa học là thành phần hết sức quan trọng, quyết định thành cơng của tồn bộ khóa học e-Learning ở trường đại học. Nội dung khóa học cần được thiết kế đảm bảo khơng có chỗ cho các thơng tin thừa thãi, và phải phù hợp với đối tượng tiếp cận. trong q trình xây dựng nội dung khóa học cần lưu ý một số yêu cầu sau đây:
Nội dung cần kết nối với chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bất kỳ nội dung nào được đưa vào đào tạo cũng phải hướng đến mục đích cuối cùng là chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo. Các nội dung cần được làm mới mẻ và bám sát tình hình thực tế nhằm tránh gây nhàm chán cho người học. Người thiết kế cần khai thác triệt để các yếu tố nền tảng của khóa học, tuy nhiên các kiến thức mở rộng cũng cần thiết được truyền tải song song.
Hình thức thiết kế cần đảm bảo đơn giản và dễ hiểu. Hình thức khóa học có thể được tích hợp đa dạng các yếu tố như: video, hình ảnh, khối văn bản, đồ họa...Vì vậy, việc sắp xếp chúng cần thiết phải khoa học, dễ hiểu, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Các thông tin quan trọng nhất cần được hiển thị rõ ràng sau đó mới đào sâu vào các vấn đề chi tiết hơn.
Bố cục khóa học cần rõ ràng, chặt chẽ, làm nổi bật nội dung. Muốn làm được điều này, bản thân người xây dựng khóa học cần nắm vững các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, các yêu cầu về chuẩn đầu ra, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp. Người xây dựng khóa học cần có kiến thức
chuyên môn sâu về lĩnh vực đào tạo. Các kênh thông tin như học liệu bắt buộc, học liệu tham khảo sẽ giúp cho người xây dựng nội dung đi sát với yêu cầu của chuẩn đầu ra học phần. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu một số khóa học có cùng chủ đề trên mạng Internet cũng được xem là một kênh tham khảo hữu ích.
Thu hút sự chú ý của người học là yêu cầu quan trọng trong dạy học e- Learning. Để làm được điều này, người xây dựng nội dung khóa học cần xác định trọng tâm của bài giảng, định hướng cho người học cần tập trung vào nội dung gì và tại sao như vậy. Một số kỹ năng CNTT đơn giản có thể tỏ ra hữu ích trong trường hợp này, ví dụ như: in đậm các dịng tiêu đề, tơ màu các nội dung cần chú ý, thiết kế bài giảng đơn giản hướng tâm, các nội dung quan trọng nhất nên đặt ở đầu màn hình...
Khơng q chạy theo tính thẩm mỹ mà bỏ qua tính thực tế của bài học. Khi sử dụng các video, hình ảnh cần lưu ý video, hình ảnh đó cần gắn liền với nội dung bài học, giúp nội dung của bài thêm phần nổi bật, các video không quá dài, thường chỉ 3-5 phút và hướng vào những mục tiêu cụ thể của bài học.
Nội dung khóa học cần phải tạo điều kiện tốt nhất cho người học trong việc tương tác bao gồm: Người học với người dạy, người học với nhau, người học với nội dung bài học,...Đảm bảo người học có điều kiện để lập nhóm và làm việc nhóm hiệu quả.
Nội dung đào tạo cần chuyển tải được đầy đủ nội dung của đề cương chi tiết học phần, kịch bản bài giảng điện tử, phương pháp giảng dạy, các hoạt động học tập và tương tác được cụ thể hóa.
Thẩm định, đánh giá và điều chỉnh nội dung đào tạo
Các nội dung trước khi đưa vào đào tạo cần thiết phải được thẩm định. Hội đồng thẩm định do đơn vị đào tạo quyết định thành lập. Để việc thẩm định đạt hiệu quả, cần lưu ý bám sát các tiêu chí đánh giá khóa học e-Learning. Sau khi có kết quả thẩm định, khóa học e-Learning cần phải được chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng thẩm định trước khi đưa vào đào tạo chính thức.
Sau khi ứng dụng khóa học vào đào tạo cần kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả của khóa học. Việc kiểm tra, đánh giá cần dựa vào nhiều kênh thông tin: Giảng viên tự đánh giá, người học đánh giá, chuyên gia đánh giá...Đề việc đánh giá có hiệu quả, cơ sở đào tạo cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, bộ tiêu chí
này cần được cung cấp rộng rãi tới các chủ thể liên quan đến quá trình đào tạo trực tuyến. Có thể tham khảo bảng tiêu chí sau đây:
Tiêu chí Đạt Khơng đạt
1. Thiết kế về bố trí và tổ chức khóa học
1.1. Khóa học được tổ chức và điều hướng rõ ràng. Người học có thể hiểu các thành phần chính của khóa học
1.2. Hầu hết các cửa sổ/liên kết mở trong các khung thích hợp mà khơng gây nhầm lẫn cho người học. Khơng có các khung (ứng dụng) ngoại lai
1.3. Các trang của khoa học nhất quán về mặt trực quan. Tên các hoạt động ngắn gọn. Các hình ảnh, video được sử dụng chỉ với những đối tượng có đóng góp vào trải nghiệm học tập
1.4. Các tập tin video/audio có kích thước phù hợp, chất lượng rõ ràng, tương thích với nhiều hệ điều hành và chỉ yêu cầu một trình plug – in miễn phí, tiêu chuẩn và dễ tải xuống
2. Thiết kế về hướng dẫn và chuyển giao
2.1. Khóa học cung cấp thơng tin đầy đủ về sự kết hợp trực diện/trực tuyến, xác định và phân định rõ vai trò mà thành phần trực tuyến sẽ đóng trong khóa học kết hợp
2.2. Nội dung khóa học được sắp xếp hợp lý. Các hướng dẫn điều hướng mô tả rõ làm thế nào để bắt đầu và vị trí có thể tìm thấy các thành phần khác nhau của khóa học
2.3. Khóa học cung cấp đầy đủ các tài nguyên đa phương tiện (video/audio), hình ảnh, hình ảnh động...để tăng cường học tập của người học và phù hợp với các sở thích học tập khác nhau
2.4. Khóa học sử dụng các cơng cụ tương tác tạo điều kiện giao tiếp và học tập
2.5. Khóa học cung cấp đầy đủ các hoạt động để giúp người học nắm vững nội dung, phát triển tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Tiêu chí Đạt Khơng đạt
3.1. Khóa học cung cấp đầy đủ cơ hội cho sự tương tác và giao tiếp giữa các người học. Các yêu cầu cho sự tương tác được xác định rõ ràng
3.2. Khóa học cung cấp cơ hội đầy đủ cho sự tương tác và giao tiếp giữa người dạy và người học. Các tiêu chuẩn rõ ràng được thiết lập cho sự phản hồi và tính sẵn sàng của người dạy
3.3. Khóa học cung cấp đầy đủ cơ hội cho tương tác giữa người học với nội dung
3.4. Khóa học cung cấp đầy đủ cơ hội cho sinh viên để làm việc theo nhóm, hướng dẫn cách lập nhóm và thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm
4. Hỗ trợ và cung cấp tài nguyên cho người học
4.1. Khóa học chứa thơng tin đầy đủ về việc trở thành người học kết hợp/trực tuyến và cung cấp đầy đủ tài nguyên để người học thành cơng trong khóa học kết hợp/trực tuyến 4.2. Khóa học cung cấp đầy đủ tài nguyên dành riêng cho khóa học, thơng tin người dẫn phù hợp
4.3. Khóa học cung cấp đầy đủ thơng tin về hỗ trợ kỹ thuật và các công nghệ liên quan khác đến khóa học để hỗ trợ người học sử dụng hiệu quả các cơng nghệ trong khóa học kết hợp/trực tuyến
4.4. Khóa học cung cấp quyền truy cập đầy đủ vào các tài nguyên liên quan đến hỗ trợ học tập của đơn vị đào tạo, nhằm hỗ trợ người học cải thiện chiến lược để thành công trong học tập và đạt được mục tiêu học tập.
4.5. Khóa học cung cấp quyền truy cập và các tài nguyên đầu đủ liên quan đến các chính sách, quy trình và quy dụng của đơn vị và chương trình đào tạo, đồng thời cung cấp một số thông tin liên hệ đến phịng/ban và chương trình
Bảng 1-Danh mục tiêu chí đánh giá khóa học e-Learning (Dành cho khóa học e-Learning được xây dựng trên hệ thống quản lý nội dung học tập) 1
Lưu ý: Mỗi tiêu chí phải đạt ít nhất 75% chỉ tiêu thì khóa học mới được đánh giá Đạt