Giai đoạn 2019 đến nay

Một phần của tài liệu Đào tạo trực tuyến tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 51 - 66)

2.1 .Khảo sát thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.2. Giai đoạn 2019 đến nay

Chủ trương của Nhà trường

Nắm bắt xu thế quốc tế và Việt Nam về đào tạo trực tuyến, nắm bắt những lợi ích của đào tạo trực tuyến trong bối cảnh cách mạng 4.0, đáp ứng yêu cầu thực tế đối phó với đại dịch Covid 19, Trường Đại học Nội vụ đã chủ động triển khai dạy học trực tuyến và coi dạy học trực tuyến từ chỗ chỉ là giải pháp tình thế, đến chỗ xác định đây là một phương thức học tập tích cực cần thiết được ứng dụng rộng rãi, lâu dài. Có thể nói dạy học trực tuyến là việc chủ động của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chứ không phải bị động đến khi đại dịch mới làm. Đại dịch tạo ra áp lực, Nhà trường đã chuyển áp lực thành động lực và thực hiện tốt việc đào tạo trực tuyến.

Tiếp tục quan điểm đầu tư mở rộng dạy học trực tuyển, cũng như đáp ứng yêu cầu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” do dịch bệnh, để định hướng hoạt động đào tạo trực tuyến có hiệu quả, trọng tâm và trọng điểm, ngày 23 tháng 3 năm 2020, Trường Đại học Nội vụ ban hành hướng dẫn số 452/HD-ĐHNV Hướng dẫn đào tạo trực tuyến cho học viên cao học, sinh viên trình độ đại học hệ chính quy của Trường đại học Nội vụ Hà Nội. Tiếp đó, ngày 8 tháng 5 năm 2021, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-ĐHNV Kế hoạch triển khai Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Trưởng bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học trong đó đào tạo trực tuyến là một nội dung quan trọng được xác định. Đi kèm bản Kế hoạch này, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng ban hành bản phân công triển khai thực hiện Thông Tư số 08/2021/TT-BGDĐT trong đó, phân cơng nhiệm vụ đào tạo trực tuyến được thể hiện cụ thể thông qua việc phân công chuẩn bị các điều kiện đào tạo trực tuyến.

Như vậy có thể thấy rẳng, chủ trương đào tạo trực tuyến là quan điểm xuyên suốt của Nhà trường từ trước đến nay. Trong điều kiện hiện nay việc chú trọng đầu tư cho dạy học trực tuyến là u cầu cấp bách, có vị trí ưu tiên số một trong kế hoạch phát triển Nhà trường thời gian tới. Đây là cơ sở rất quan trọng để dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ được thực hiện đầy đủ và khoa học.

Thực trạng đào tạo trực tuyến

Để đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019-nay, từ tháng 12 năm 2020 đến hết tháng 5 năm 2021 nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên Nhà trường ở cả 03 địa điểm quản lý đào tạo: Hà Nội, Quảng Nam và thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức sử dụng phiếu khảo sát trực tuyến. Mẫu phiếu được thiết kế kết cấu bốn phần10:

- Phần 1: Thông tin người đánh giá

- Phần 2: Khảo sát dành cho cán bộ quản lý và giảng viên - Phần 3: Khảo sát dành cho học viên, sinh viên

- Phần 4: Khảo sát dành cho chuyên viên

Hình 3-Giao diện phiếu khảo sát về dạy- học trực tuyến bằng Google form

Chúng tôi đã phát hành phiếu bằng cách gửi email đến lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường, các giảng viên giảng dạy các lớp, các bậc, các hệ đang học tập tại Trường. Tổng quan tình hình khảo sát của nhóm tác giả thu được như sau:

- Tổng số phiếu thu về: 725 phiếu. - Trong đó số phiếu tính theo khu vực: + Số phiếu tại Hà Nội: 692 phiếu

+ Số phiếu tại TP. Hồ Chí Minh: 33 phiếu + Số phiếu tại Quảng Nam: 0 phiếu - Số phiếu tính theo đối tượng khảo sát: + Cán bộ quản lý: 06 phiếu

+ Giảng viên: 33 phiếu + Chuyên viên: 08 phiếu

+ Học viên, sinh viên: 678 phiếu

Nội dung khảo sát tập trung giải quyết các vấn đề: khảo sát mức độ phù hợp của hình thức đào tạo trực tuyến hiện nay; khảo sát nhu cầu của người dạy, người học đối với đào tạo trực tuyến; khảo sát mức độ sẵn sang tham gia vào quá trình đào tạo trực tuyến của cán bộ quản lý và giảng viên; khảo sát năng lực của người dạy và người học khi tổ chức dạy học trực tuyến, thuận lợi khó khăn khi học trực tuyến...

Mức độ phù hợp của hình thức đào tạo trực tuyến hiện đang áp dụng

Từ đầu năm 2020, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như các trường đại học khác trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động tổ chức các đợt học trực tuyến. Ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2020, Nhà trường ban hành hướng dẫn số 452/HD-ĐHNV Hướng dẫn đào tạo trực tuyến cho học viên cao học, sinh viên trình độ đại học hệ chính quy của Trường đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đến nay Nhà trường đã tổ chức hai đợt học trực tuyến (đợt 1 năm 2020 và đợt 2 năm 2021) với hình thức đào tạo trực tuyến đầy đủ (giảng dạy và kiểm tra đánh giá hồn tồn thơng qua lớp học ảo) với sự hỗ trợ của phần mềm đào tạo trực tuyến Trans. Đây là cơ sở rất quan trọng để có sự đánh giá ban đầu đối với hình thức học tập trực tuyến cũng như mơ hình và cách thức đào tạo trực tuyến.

Khi khảo sát về mức độ đáp ứng của hoạt động đào tạo trực tuyến hiện đang áp dụng, chúng tơi nhận được các ý kiến phản hồi từ phía giảng viên như sau:

Biểu đồ 1-Đánh giá về mức độ đáp ứng của giảng viên, CBQL về hoạt động đào tạo trực tuyến tại đơn vị

Nhìn vào biểu đồ này có thể thấy có tới 41% câu trả lời nhận được là đáp ứng ở mức độ vừa phải, 30.8% cho rằng đáp ứng ở mức độ tối thiểu, 25,6% cho rằng đáp ứng khá tốt, 7.6% cho rằng không đáp ứng được và 0 % lựa chọn đáp ứng rất tốt.

Về phía chuyên viên làm việc tại các phịng ban, kết quả phản hồi về nhóm tác giả đối với vấn đề này như sau:

Biểu đồ 2-Phản hồi của chuyên viên đánh giá về mơ hình giảng dạy trực tuyến đang áp dụng tại Trường

Có 87.5% chuyên viên trả lời phỏng vấn cho kết quả là phù hợp, 12.5 % cho rằng hồn tồn khơng phù hợp, khơng có đáp án nào cho rằng rất phù hợp.

Cùng nội dung này chúng tôi đặt câu hỏi đối với người học, kết quả nhận được như sau:

Biểu đồ 3-Phản hồi của người học đánh giá về mơ hình giảng dạy trực tuyến đang áp dụng tại Trường

Kết quả cho thấy có 8,5% số người học được hỏi cho rằng phương pháp giảng dạy trực tuyến hiện tại là rất tốt. Câu trả lời tập trung chủ yếu ở phương án tốt (39%) và bình thường (34,9%). Tuy nhiên vẫn có tới 14,1 % cho rằng ít hiệu quả và một số cho rằng khơng có hiệu quả.

Như vậy, qua khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan đến hình thức dạy học trực tuyến thời gian vừa qua chúng ta có thể thấy, về cơ bản mơ hình và cách thức đào tạo trực tuyến hiện tại đang áp dụng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đem lại những hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập của Nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh không thể tổ chức học tập trung. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của mơ hình và cách thức học tập này chưa thực sự thỏa mãn các kỳ vọng của người dạy và người học. Vậy người dạy và người học kỳ vọng điều gì ở đào tạo trực tuyến? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiếp tục khảo sát ý kiến của giảng viên và người học và đã thu được những kết quả rất hữu ích.

Nguyện vọng của người dạy, người học đối với đào tạo trực tuyến

Khảo sát các đề xuất của giảng viên để đào tạo trực tuyến đạt kết quả cao hơn, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Biểu đồ 4-Nguyện vọng của người dạy đối với đào tạo trực tuyến

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các vấn đề chúng tôi gợi ý đều nhận được sự đồng thuận khá cao của đội ngũ giảng viên. Trong đó, các phương án được lựa chọn nhiều nhất là cần thay đổi phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến (89%), nên kết hợp đào tạo trực tuyến với đào tạo trực tiếp (88,3%), được đào tạo thêm về phương pháp dạy học trực tuyến (84,5 %)...

Cũng nội dung tương tự khi khảo sát người học, nguyện vọng của người học tập trung vào các vấn đề cơ bản: giảng viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy mới để giờ học được sinh động hơn (85 %), cải tiến phần mềm hỗ trợ học tập (78%), nên có các buổi học trực tiếp xen kẽ (79,5%), bổ sung kho học liệu số để dễ dàng tìm kiếm tài liệu (78,6%), tăng tính tương tác giữa người dạy và người học (68,7%)...

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đào tạo trực tuyến đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản nhưng cả người dạy và người học đều có nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến hiện tại. Sự cải thiện này tập trung ở các yếu tố: Môi trường học tập, công nghệ hỗ trợ, phương pháp dạy học, mơ hình đào tạo...

Năng lực ứng dụng công nghệ của người dạy và người học

Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ của người học vào đào tạo trực tuyến, về cơ bản chúng tôi nhận được kết quả tương đối khả quan cho việc ứng dụng công nghệ của đội ngũ giảng viên tham gia khảo sát:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Thay đổi phần mềm hỗ trợ ĐTTT ĐTTT kết hợp ĐT trực tiếp Bổ sung kho học liệu số

Được đào tạo thêm về PPDH trực tuyến Điều chỉnh phương pháp KTĐG Tăng cường cơ sở vật chất

Thành lập bộ phận quản lý ĐTTT

Biểu đồ 5-Năng lực ứng dụng công nghệ của người dạy khi sử dụng phần mềm, thiết bị để dạy học

Kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ giảng viên tham gia khảo sát là những thầy cơ có năng lực ứng dụng cơng nghệ tương đối tốt vào q trình giảng dạy. Điều này có thể lý giải bởi giảng viên Nhà trường cơ bản đều là giảng viên trẻ (chủ yếu trong độ tuổi từ 30 – 44), các thầy cơ đều được đào tạo bài bản và có điều kiện tốt để làm quen với các ứng dụng công nghệ trong dạy học hiện đại.

Thực tế ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trong những năm gần đây không chỉ đối với đào tạo trực tuyến, việc triển khai các phần mềm vào hỗ trợ đào tạo đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Một số phần mềm đã được triển khai như: Phần mềm quản lý đào tạo UniStudent, phần mềm báo cáo của cố vấn học tập, phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến Trans... Hiện tại, giảng viên Nhà trường về cơ bản đã sử dụng khá thành thạo các phần mềm hỗ trợ phục vụ giảng dạy và đào tạo. Theo một khảo sát khác của nhóm tác giả, kết quả nhận được như sau:

Danh mục phần mềm Khả năng sử dụng Rất tốt (%) Khá tốt (%) Chưa tốt (%) Chưa biết sử dụng (%) Phần mềm quản lý đào tạo UniStudent 73,1 22,9 4 0

Phần mềm báo cáo của

cố vấn học tập 35 12 5 48 Phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến Trans... 75.3 21,5 3,2 0 28% 66% 6%0%

Thầy/cô đánh giá năng lực của bản thân khi sử dụng phần mềm, thiết bị công nghệ để giảng dạy trực tuyến?

Tốt (Sử dụng thành thạo, xử lý được các tình huống bất thường xảy ra trong quá trình giảng dạy) Khá (Sử dụng bình thường các phần mềm, thiết bị)

Trung bình (chỉ tắt, mở, đăng nhập, đăng xuất mà khơng tìm hiểu các công cụ bên trong

Yếu (Khơng xử lý được các tình huống bất thường xảy ra trong quá trình giảng dạy)

Bảng 5-Đánh giá khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý đào tạo

Như vậy, căn cứ kết quả khảo sát, có thể thấy, đại đa số các giảng viên được khảo sát cho biết đã sử dụng khá thành thạo các phần mềm phục vụ quá trình giảng dạy và đào tạo. Tỉ lệ sử dụng thành thạo cao nhất tập trung vào hai phần mềm: phần mềm quản lý đào tạo UniStudent và phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến Trans...điều này có thể dễ dàng lý giải bởi đây là hai phần mềm được sử dụng thường xuyên, liên tục trong quá trình làm việc của giảng viên vài năm trở lại đây và giảng viên đã được tập huấn kỹ càng trước khi sử dụng. Một tỉ lệ nhỏ sử dụng chưa tốt hai phần mềm này tập trung chủ yếu vào các giảng viên đã lớn tuổi, kỹ năng thích ứng cơng nghệ mới bị hạn chế. Đối với phần mềm báo cáo của cố vấn học tập, do đặc thù mức độ va chạm không phổ biến nên tỉ lệ sử dụng thành thạo phần mềm này không cao. Các giảng viên sử dụng thành thạo phần mềm này chủ yếu là các giảng viên làm công tác cố vấn học tập hoặc liên quan trực tiếp đến công tác cố vấn học tập. Giảng viên khơng đảm nhiệm vị trí cố vấn học tập thường ít quan tâm đến phần mềm này.

Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ln sẵn sàng thích ứng với việc sử dụng ứng dụng CNTT vào giảng dạy và đào tạo. Đây là một cơ sở quan trọng để ứng dụng công nghệ đào tạo trực tuyến vào giảng dạy chuyên nghiệp, rộng rãi trong thời gian tới.

Đối với người học, khi khảo sát về năng lực sử dụng công nghệ để tham gia các lớp học trực tuyến, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Biểu đồ 6-Khảo sát về năng lực sử dụng CNTT của người học để tham gia các lớp học trực tuyến

Kết quả cho thấy có tới 60,9 % người học được khảo sát phản hồi họ sử dụng tương đối tốt các phần mềm, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, 23,9 % tự tin xử lý được các tình huống bất thường xảy ra trong quá trình học. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cho rằng họ còn khá lúng túng trong sử dụng các thiết bị và phần mềm hỗ trợ học trực tuyến. Điều này có thể dễ dàng lý giải, bởi lẽ, học viên, sinh viên Nhà trường đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước, bao gồm cả những vùng có điều kiện kinh tế tốt và những vùng cịn khó khăn về kinh tế. Đặc biệt, một bộ phận sinh viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên dân tộc thiểu số, và một bộ phận là sinh viên năm thứ nhất, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với khoa học công nghệ hiện đại, cũng chưa từng được làm quen với hình thức học tập này nên khơng tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Mức độ sẵn sang tham gia vào quá trình đào tạo trực tuyến

Để đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia vào quá trình đào tạo trực tuyến, chúng tôi tiến hành khảo sát đối với cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên. Kết quả khảo sát thu được như sau:

Đối với cán bộ quản lý, giảng viên:

Biểu đồ 7-Khảo sát lãnh đạo quản lý về mức độ sẵn sàng của đơn vị trong triển khai dạy học trực tuyến 0 1 2 3 4 5 6 Xác định danh mục học phần ĐTTT Xác định khối lượng tín chỉ ĐTTT Xây dựng đề cương học phần Xây dựng bài giảng điện tử Xây dựng kế hoạch học kỳ Điều chỉnh PPDH Thay đổi cách thức KTĐG Thầy/cô đánh giá như thế nào về mức độ sẵn sàng của đơn

vị trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến dạy, học trực tuyến sau đây?

Đối với chuyên viên:

Một phần của tài liệu Đào tạo trực tuyến tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)