8. Kết cấu của đề tài
1.5. Sự cần thiết đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.5.1. Lý do ứng dụng đào tạo trực tuyến
Dạy học trực tuyến là một xu thế trên thế giới và đã được triển khai có hiệu quả ở nhiều trường đại học của Việt Nam từ giai đoạn 2013-2018. Trong bối cảnh kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, Internet cùng các phần mềm trở thành một nguồn tài nguyên vô tận. e-Learning là một trong những mơ hình điển hình của xã hội hiện đại do có tính ứng dụng tốt, khả năng chia sẻ cao, khơng phụ thuộc vị trí địa lý, tạo điều kiện cho mọi người có thể dễ dàng tham gia quá trình học tập ở mọi lúc, mọi nơi. e-Learning đã được thử nghiệm thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhận định về xu thế đào tạo trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, ở các nước trên thế giới, đào tạo trực tuyến diễn ra rất mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Khơng chỉ các khóa đào tạo cấp bằng, những khóa học đại chúng mở, ngắn hạn đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng cũng phát triển nhanh chóng. Ngồi các trường đào tạo trực tuyến, ở những trường đào tạo truyền thống, hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp thơng qua việc học trên không gian mạng chiếm phần lớn nội dung học tập.
Ở Việt Nam, trước thời điểm dịch Covid 19 bùng phát, đã có gần 20 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước cung cấp các khóa học trực tuyến theo các hình thức: trực tuyến hồn tồn, hình thức kết hợp giữa học truyền thống và trực tuyến hoặc một phần các mơn học. Các mơ hình đào tạo trực tuyến tiêu biểu có thể kể đến như Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Mở Hà Nội,… . đào
tạo trực tuyến đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy biến học tập,…2.
Ngày 03 tháng 6 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 Sở GDĐT và 34 trường đại học về đánh giá chất lượng dạy học từ xa, qua Internet, trên truyền hình do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì. Bộ trưởng khẳng định ngành Giáo dục nước nhà có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học; qua đó giải phóng năng lượng lớn cho giáo viên, giảm tải các thủ tục hành chính, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên”.
Dạy học trực tuyến là hình thức dạy học mang lại nhiều giá trị cho cả người dạy và người học. Lợi thế của dạy học trực tuyến là đơn giản và dễ tiếp cận người
học, linh hoạt, chủ động định hướng học tập và học mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình dạy học trực tuyến, người dạy không chỉ cần được trang bị kỹ năng sự phạm mà cần cả kỹ năng công nghệ thông tin, người học không chỉ được khám phá tri thức trong sách vở mà cịn có điều kiện khám phá tri thức rộng lớn trên không gian mạng.
2Ngơ Thị Lan Anh, Hồng Minh Đức, Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện
Hình 2- Phương pháp sử dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập (Nguồn https://tapchicongthuong.vn)
Hơn nữa, nội dung bài giảng được chuẩn hóa, giáo trình và tài liệu có tính đồng bộ cao, người học có điều kiện tiếp cận và lựa chọn giảng viên chất lượng cao trong các môn học này.
Nhờ tính tương tác và hợp tác cao, nhờ phương tiện công nghệ thông tin dễ tiếp cận và thuận tiện, đào tạo trực tuyến tạo ra một môi trường giao tiếp học thuật thuận lợi giữa sinh viên với giảng viên, giữa sinh viên với sinh viên. Điều này khơng chỉ đem lại lợi ích về thơng tin trao đổi mà cịn hình thành và phát triển mơi trường học thuật mới, hiện đại và dân chủ hơn...
Bên cạnh đó từ góc nhìn của các chun gia, đơn vị đã áp dụng thành cơng mơ hình đào tạo trực tuyến trong nước như Viện Đại học mở3, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh4, Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Quốc dân…đã được chứng minh qua nhiều năm với nhiều khóa đào tạo thành cơng. Một số điểm cần lưu ý như: Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin thống nhất, đảm bảo nguồn học liệu đa dạng, đáp ứng chất lượng chuyên môn và kỹ thuật, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu sự chủ động và trang bị kỹ năng CNTT cho người học…
Yêu cầu thực tế khách quan
3 TS. Đinh Tuấn Long, “Đào tạo trực tuyến - kinh nghiệm của Viện Đại học Mở Hà Nội” tại địa chỉ https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=580
4 “Chuyên gia UEH: Kinh nghiệm triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả” tại địa chỉ https://www.ueh.edu.vn/khoa- hoc/chuyen-gia-ueh-kinh-nghiem-trien-khai-day-hoc-truc-tuyen-hieu-qua-57243
Đại dịch Covid 19 đã đem đến cho toàn thế giới hai năm vừa qua đầy những biến động khó lường. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều chịu sự tác động khơng nhỏ của đại dịch này, trong đó có giáo dục – đào tạo. Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã lựa chọn học trực tuyến như là một trong những giải pháp tối ưu để giáo dục tiếp tục duy trì và phát triển trong tình trạng diễn biến bệnh dịch gia tăng. Trong bài phát biểu tại Hội thảo đào tạo trực tuyến ngày 30/6/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định: trong thời điểm cả nước phòng chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, học sinh các cấp học đã được tiếp cận với kiến thức, với thầy cơ qua mơi trường mạng. Nhờ có sự hỗ trợ của dạy học trực tuyến các địa phương cũng như các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước đều kết thúc năm học đúng tiến độ, chất lượng giáo dục được đảm bảo đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.