11 Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải tiến 50% 50%
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM TIẾT
Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này HS cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Biết quan sát thực tiễn việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3. Về thái độ
- Có ý thức phấn đấu vươn lên, tính sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.
- Tôn trọng các quyền đó của người khác.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy
1. Sách giáo khoa GDCD lớp 12
2. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 12
3. Sách giáo viên GDCD lớp 12
4. Câu hỏi tình huống GDCD lớp 12
5. Những số liệu, thông tin có liên quan đến nội dung bài học.
• Giao nhiệm vụ, chuẩn bị bối cảnh, kịch bản cho tiết mục
Kết thúc tiết học cuối của bài 7 sau khi tổng kết củng cố toàn bài và giao nhiệm vụ học tập về nhà cho HS, GV nêu định hướng, yêu cầu và giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị thực hiện bài 8: “Pháp luật với sự phát triển của công dân”. Lớp học được phân thành 4 tổ. GV phát cho 4 tổ bản các tình huống gợi ý; yêu cầu các em chuẩn bị phần thảo luận được phân công và đưa ra các tình huống để các tổ “diễn” sau đó thảo luận.
Các tình huống gợi ý:
- Tình huống 1: Anh V và chị Q cưới nhau đã được 5 năm. Đã từ lâu, chị Q mong muốn được học tiếp cao học để có bằng thạc sĩ, nhưng do con nhỏ chưa có điều kiện để thục hiện cho được ước mơ của mình. Chị đem chuyện này bàn với anh V – chồng chị, thì bị anh phản đối ngay: Phụ nữ học xong đại học là đủ rồi, cần gì phải học thêm nữa! Thuyết phục chồng không được chị Q vẫn quyết tâm học ôn để chuẩn bị thi vào cao học.
- Tình huống 2: Hải là học sinh lớp 12 con của một gia đình khá giả. Bố của Hải dự định cho con thi vào học viện kỹ thuật quân sự, chỉ cần Hải đỗ là sau khi học xong có việc làm ngay. Nhưng ước mơ của Hải lại muốn thi vào trường đại học bách khoa để theo đuổi sở thích công nghệ thông tin. Thấy Hải có vẻ giữ quan điểm không thích theo bố, mà bố Hải cho rằng một công việc rất tốt đẹp đang chờ con ở phía trước. Ông nói: “nếu con không nghe lời bố thì bố sẽ không đầu tư cho tiền bạc cho con học bất cứ trường nào cả”.
- Tình huống 3: Hùng nói với Tuấn: Nói công dân có quyền và nghĩa vụ học tập không hạn chế là không đúng đâu. Hạn chế rõ rang quá đi chứ. Chẳng hạn như tụi mình, sau khi học xong trung học phổ thông thì có đứa vào đại học, cao đẳng, có đứa chỉ vào trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, có đứa lại chẳng được học hành gì nữa mà phải đi lao động ngay.
- Tình huống 1: Em có nhận xét gì về việc chi Q đi học cao học? Chồng chi ngăn cản là đúng hay sai?
- Tình huống 2: Em có nhận xét gì về câu chuyện kể trên?
- Tình huống 3: Em có đồng ý với suy nghĩ của Hùng không? Vì sao?
a) Quyền sáng tạo của công dân
- Tình huống 4: Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương cha mẹ vất vả, anh đã mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc. Thấy Lâm vất vả, cha mẹ anh nhiều lần can ngăn, nhưng Lâm vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn một năm sau mới hoàn chỉnh máy tách vỏ lạc và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Cái máy đã giúp giảm nhẹ vất vả trong việc tách vỏ lạc mà năng suất lại cao gấp 40 lần lao động thủ công. Lâm quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu công nghiệp. Thấy vậy cha mẹ e ngại: “Ôi trời gọi là sáng chế thì phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ”.
Câu hỏi thảo luận: Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha anh Lâm? Vì sao?
Tiến trình dạy học
Bài 8: “PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN”
(Tiết 1)
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
Theo em, thực hiện quy chế dân chủ có nghĩa là gì? (Khoanh tròn vào chữ cái đầu)
A. Là công cụ để nhân dân làm chủ
B. Tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo
C. Người dân tham gia quản lý tốt ở địa phương
D. Người dân có quyền tham gia dự thảo kế hoạch xây dựng kinh tế địa phương.
E. Chống tham ô, tham nhũng ức hiếp dân của cán bộ địa phương. Học sinh cả lớp tham gia góp ý kiến.
Giáo viên nhận xét cho điểm