11 Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải tiến 50% 50%
3.1.1. Giả thuyết thực nghiệm
Đề tài đưa ra giả thuyết thực nghiệm rằng: Với việc kết hợp các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho học sinh sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD phần “Công dân với pháp luật”. Sự kết hợp thành công các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho HS THPT và huy động tối đa ưu điểm của các biện pháp. Chúng tôi tiến hành soạn giáo án và dạy thực nghiệm để chứng minh giả thuyết này.
3.1.2.Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm thẩm định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho học sinh trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến tỉnh Hà Nam.
Chúng tôi lựa chọn một số đơn vị kiến thức ở phần “Công dân với pháp luật” để tiến hành soạn giáo án và dạy thực nghiệm. Trên cơ sở tiến hành giảng dạy song song giữa hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng ở trường THPT nguyễn Khuyến tỉnh Hà Nam, tác giả lựa chọ hai bài giảng dành cho cả bốn lớp. Trong đó hai lớp thực nghiệm sử dụng một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật, hai lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống. Sau đó lấy kết quả học tập của học sinh qua mỗi bài để so sánh kết quả học tập ở nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng.
Quá trình thực nghiệm đặc biệt là kết quả thực nghiệm là bằng chứng để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao kĩ năng thực hành pháp luật cho học sinh THPT thông qua dạy học phần “Công dân với pháp luật” mà chúng tôi đã đưa ra.
3.1.3.Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng
* Đối tượng: Khối lớp 12 của trường THPT Nguyễn Khuyến - Đối tượng thực nghiệm: Lớp 12 A1 và 12 A2
- Đối tượng đối chứng: Lớp 12 A3 và 12 A4
Cả bốn lớp trên đều thuộc nhóm lớp học ban cơ bản của nhà trường. * Địa bàn: Trường THPT Nguyễn Khuyến tỉnh Hà Nam
*Thời gian: Học kì II năm học 2014 – 2015