Xác định mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Hà Nam (Trang 52)

11 Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải tiến 50% 50%

2.2.1.Xác định mục tiêu dạy học

- Mục tiêu dạy học lá dự kiến kết quả phải đạt được của quá trình dạy học, đó sẽ là căn cứ để tổ chức quá trình dạy học của giáo viên và hoạt động của học sinh, là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của quá trình dạy học. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề này là sau quá trình dạy học học sinh đạt được những gì?.

- Trong môn GDCD mục tiêu dạy học được cụ thể hóa bằng chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đây là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học, là căn cứ để đánh giá chất lượng thực sự của quá trình dạy học. Mục tiêu của môn học phải được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phải quán triệt mục tiêu chung của cấp học,

- Mục tiêu dạy học của môn GDCD lớp 12 là:

+ Về kiến thức: Hiểu được bản chất giai cấp và xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức; nhận biết được vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội; nắm được một số nội dung cơ bản của pháp luật lên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của mỗi công dân.

+ Về kỹ năng: Từng bước hình thành năng lực phân tích đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luật trong đời sống hàng ngày của bản thân, gia đình và xã hội; biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản pháp luật đã được trang bị trong nhà trường để tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các quan hệ xã hội mà HS tham gia hang ngày.

+ Về thái độ: Tôn trọng, tin tưởng lẽ phải, sự công bằng, ý thức trách nhiệm và tính tích cực của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật, trước tiên là tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng chống các hiện tượng vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

- Với nội dung cụ thể của từng bài lại có những mục tiêu cụ thể hơn về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Để có kế hoạch cụ thể về phương pháp dạy học, những hoạt động dạy học, giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu dạy học. Với từng

bài giáo viên cần vạch rõ mục tiêu kiến thức nào học sinh cần phải nắm vững, cần phải hiểu, phân tích chứng minh, phần kiến thức nào liên hệ với thực tiễn và phần kiến thức nào học sinh chỉ cần biết. Trong bài dạy những kỹ năng nào cần hình thành cho học sinh. Chẳng hạn giáo viên muốn học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm thì trong bài cần phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Hà Nam (Trang 52)