Xác định nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Hà Nam (Trang 54)

11 Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải tiến 50% 50%

2.2.2.Xác định nội dung dạy học

- Nội dung dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Nội dung dạy học chính là sự triển khai cụ thể hóa mục tiêu dạy học đã được xác định. Sau khi xác định được mục tiêu dạy học, căn cứ vào những thông tin tổng hợp được, giáo viên phân loại những thông tin cần biết, nên biết và có thể biết. Những thông tin cần biết là những tri thức mang tính phổ thông, thiết thực, cơ bản. Trong bài giảng, những thông tin cần biết giáo viên phải phân tích sâu, nhấn mạnh.

- Nội dung cơ bản nằm trong sách giáo khoa GDCD. Tuy nhiên nội dung sách giáo khoa không thể cập nhật ngay, kịp thời thực tiễn sôi động đang xảy ra. Vì vậy người giáo viên ngoài việc giảng dạy nội dung tri thức trong sách giáo khoa cần phải nghiên cứu, chọn lọc những kiến thức nào là phù hợp, là cần thiết, cần phải thu thập, xử lý thông tin ngoài sách giáo khoa, liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiến thức cho bài học thêm phong phú sinh động. Giáo viên phải biết chọn lọc kiến thức nào là thiết thực, gần gũi với các em, là vấn đề mà các em đang mắc phải hay cần được giáo dục. Có như vậy bài học mới hấp dẫn, cuốn hút và thực sự ý nghiã đối với học sinh.

Trong bài 3 “Công dân bình đẳng trước pháp luật”, GV cần làm rõ những nội dung trọng tâm sau đây:

- Bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trên thực tế.

- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân, do đó công dân được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội; việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân trên cơ sở bình đẳng, không bị phân biệt đối xử.

- Công dân vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật, không phân biệt nghề nghiệp, địa vị xã hội… Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí cần xem xét mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật.

- Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ, đồng thời xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Khi xác định được nôi dung trọng tâm thì giáo viên tìm phương pháp dạy học tích cực để đạt được mục tiêu nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho học sinh. Để làm được điều đó giáo viên cần phải có sự hiểu biết rộng để từ đó vận dụng linh hoạt những hiểu biết đó vào bài giảng. GV cần căn cứ vào nội dung kiến thức, vào mục tiêu cụ thể của từng bài, vào từng đối tượng học sinh khác nhau, căn cứ vào điều kiện học tập…để giáo viên lựa chọn và vận dụng từng phương pháp cho phù hợp. Nhàm hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để xử lý những tình huống pháp luật hay gặp trong cuộc sống, qua đó biết phân tích, đánh giá những sự kiện pháp luật đang diễn ra trong nước và quốc tế. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tham gia các buổi ngoại khóa, tổ chức các trò chơi…để học sinh hiểu biết thêm

những kiến thức pháp luật.

2.2.3.Xác định phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Để xác định phương pháp dạy học cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học và đối tượng dạy học. Nội dung dạy học là yếu tố quy định trực tiếp phương pháp dạy học. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra trên nền tảng của nội dung dạy học, mọi phương pháp dạy và học đều phụ thuộc vào nó theo nguyên lý phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung dạy học. Môn GDCD ở trường THPT với đặc thù tri thức riêng cũng có những phương pháp đặc trưng để dạy tri thức đó. Vì thế trong thực tiễn giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng phần, từng bài, từng đơn vị kiến thức để lựa chọn được những phương pháp thích hợp. Căn cứ vào đối tượng dạy học để lựa chọn phương pháp dạy học. Đối tượng của môn GDCD lớp 12 là học sinh THPT cuối cấp, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần. Ngoài những đặc điểm chung về lứa tuổi, giáo viên cũng cần tìm hiểu những đặc điểm riêng của học sinh nơi mình dạy. Học sinh ở những vùng khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau, những ảnh hưởng của môi trường xã hội xung quanh khiến các em có những quan điểm tương đối khác nhau. Ở mỗi trường, mỗi lớp, ở từng học sinh có những đặc điểm riêng biệt. GV càng hiểu học sinh bao nhiêu thì quá trình giáo dục nói chung và việc lựa chọn phương pháp dạy học càng trở nên thuận lợi dễ dàng bấy nhiêu. Chẳng hạn lớp có nhiều học sinh nhận thức hạn chế giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp giảng giải, phân tích, lấy nhiều ví dụ liên hệ thực tiễn cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu bài học. Nội dung chương trình GDCD lớp 12 là phần kiến thức khó, kiến thức pháp luật đối với các

em cũng có phần hơi khô khan dễ gây nhàm chán ở học sinh. Học sinh không phải thi tốt nghiệp môn này nên các em cũng không có định hướng học tập phần kiến thức này. Chính vì vậy cần sử dụng những phương pháp dạy học sao cho làm khơi dậy sự hứng thú cho học sinh để tránh gây tâm lý chán nản ở học sinh. Có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” chúng tôi đã sử dụng những phương pháp dạy học chủ đạo sau đây:

Thứ nhất: Phương pháp hoạt động nhóm

Về mặt lý thuyết việc tổ chức các nhóm học tập sẽ giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ mọi người có thể học hỏi lẫn nhau về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm điều gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chức không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Biện pháp này rèn luyện kỹ năng hợp tác giữa các thành viên và thực sự hữu ích khi tiến hành thảo luận các tình huống PL. Bởi vì sự hợp tác đó sẽ là cơ sở để các thành viên bổ sung kiến thức và rèn luyện khả năng xử lý các tình huống PL dưới sự dẫn dắt của GV. Biện pháp này có thể tiến hành ở một số đơn vị kiến thức trong phần “Công dân với pháp luật”. Sau đây là ví dụ tiêu biểu:

Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật khi giảng Bài 2: Thực hiện pháp luật, GV có thể chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra yêu cầu đối với các nhóm:

Nhóm 1,3 nghiên cứu và thảo luận ví dụ 1 (SGK trang 16) để trả lời câu hỏi sau:

- Hành động nào trong ví dụ này thể hiện Luật Giao thông đường bộ đã được mọi người thực hiện?

- Vì sao mọi người lại hành động như vậy?

- Theo em, hiện nay những quy định của Luật Giao thông đường bộ đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa? Cho ví dụ minh họa?

Nhóm 2, 4 nghiên cứu và thảo luận ví dụ 2 (SGK trang 16) để trả lời câu hỏi sau:

- Cảnh sát giao thông đã làm gì đối với ba thanh niên? Hành động của cánh sát giao thông trong trường hợp này có hợp pháp không? Cảnh sát giao thông đã căn cứ vào đâu để hành động như vậy?

- Cảnh sát giao thông xử phạt ba thanh niên đó nhằm mục đích gì?

- Trong trường hợp này giữa cảnh sát giao thông và ba thanh niên bên nào thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ? Tại sao?

HS thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các thành viên còn lại trong nhóm và các nhóm khác bổ sung

Thông qua việc tổ chức nhóm học trên HS ngoài việc hiểu rõ những quy định của PL về quyền học tập mà quan trọng hơn là sử dụng quyền đó trong thực tiễn. Điều này thực sự hữu ích cho các em trên con đường học tập của mình.

Có thể tiến hành theo các bước sau đây:

- Bước 1: Lựa chọn nội dung bài giảng để tổ chức nhóm học tập cho phù hợp (về nội dung kiến thức và phù hợp với khả năng của học sinh)

- Bước 2: Lựa chọn hình thức tổ chức nhóm học tập cho phù hợp với nội dung bài giảng (nhóm 5 – 7 học sinh, nhóm 2 – 3 học sinh, nhóm 8 – 16 học sinh, nhóm đồng tâm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát)

- Bước 3: Tổ chức nhóm học tập trên lớp

+ Phân công nhóm (phân công nhóm trưởng; sau đó nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên còn lại). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm.

+ Cử đại diện phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

- Bước 4: Tổng kết, nhận xét đánh giá kết quả học tập cho các nhóm. + Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.

Trong quá trình thực hiện biện pháp này có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm từ giờ trước để đảm bảo yêu cầu về thời gian cho giờ học sau. Phần thảo luận từ các nhóm cần quy định về thời gian để hoàn thành công việc đúng tiến độ. Để khích lệ việc học tập của học sinh giáo viên sau khi tổng kết có thể đánh giá cho điểm phù hợp với kết quả mà học sinh đạt được.

Thứ hai: Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề

Đặt câu hỏi nêu vấn đề là một phương pháp dạy học mà trong quá trình trình bày GV nêu lên câu hỏi chứa đựng tình huống có vấn đề. GV điều khiển HS phát hiện vấn đề một cách tự giác, tích cực chủ động và giải quyết vấn đề đặt ra trong câu hỏi. Sau đây là ví dụ tiêu biểu:

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Khi tìm hiểu về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh GV đưa ra tình huống có vấn đề sau: Chị Oanh về quê với một số vốn lớn sau nhiều năm lao động vất vả ở nước ngoài. Chị dự định thành lập doanh nghiệp và kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Có người khuyên chị không nên đầu tư vào lĩnh vực trên vì ở đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, những người lãnh đạo các doanh nghiệp này đều là nam giới, chị là phái nữ chắc chắn bị các doanh nghiệp trên gây khó khăn trong kinh doanh vì thế chị nên tìm một lĩnh vực kinh doanh phù hợp với mình hơn.

Nếu là cán bộ lãnh đạo của địa phương, em làm gì trước sự việc trên HS trả lời:

GV đặt câu hỏi:

Qua tình huống trên, em cho biết trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh.

Chính sách bình đẳng giới ở nước ta quy định “ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”, theo em có mâu thuẫn với quy định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh hay không? Vì sao?

Có thể vạch ra quy trình thiết kế của biện pháp này như sau:

- Bước 1: Xác định chuẩn xác nội dung tri thức bài học. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp người dạy đặt câu hỏi chính và phụ hướng trọng tâm vào nội dung tri thức cơ bản của bài học.

- Bước 2: Xác định câu hỏi chính, tức là câu hỏi được nêu ra dưới dạng nêu vấn đề. Vấn đề được nêu trong câu hỏi chính phải có tính trái ngược nhau, mâu thuẫn với vấn đề nghiên cứu; vượt ra ngoài phạm vi kinh nghiệm và hiểu biết của người học. Nội dung câu hỏi nêu vấn đề càng bức xúc, “trọc tức” tư duy, hiểu biết người học càng nhiều thì giá trị kích thích đối với học sinh càng cao và đó là thành công của biện pháp.

- Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi phụ hay cách giải quyết gợi mở giúp người học tự lực từng bước giải quyết vấn đề trong câu hỏi chính. Ở đây đòi hỏi tính linh hoạt trong sử dụng các thủ thuật sư phạm của người dạy, nhất là kỹ thuật kết hợp giảng giữa nêu vấn đề và đàm thoại. Bằng cách đó học sinh sẽ tích cực chủ động trong học tập, nắm vững tri thức và phương pháp làm ra tri thức trong niềm say mê của sự nghiên cứu khám phá. Mục tiêu cao nhất là giúp học sinh “tháo gỡ” khó khăn, vướng mắc trên con đường khám phá và giải quyết vấn đề đặt ra trong câu hỏi chính.

sáng tỏ qua câu hỏi phụ để giải quyết câu hỏi chính. Trong bước này, trên cơ sở những quan điểm mà học sinh đã trình bày, giáo viên hoặc học sinh khái quát hóa những nội dung đó để trả lời câu hỏi chính. Đây cũng là kết luận về nội dung tri thức và phương pháp dành lấy tri thức trong phần nghiên cứu.

Thứ ba: Phương pháp ứng xử qua đóng vai

Trong đời sống xã hội, con người chỉ tồn tại và phát triển thông qua sự tương tác với người khác. Trong quá trình tương tác, con người học được các hành vi ứng xử của người khác và nhận ra hành vi của mình thông qua những phản ứng của người đối diện từ đó điều chỉnh hành vi của mình. Do vậy để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cần khuyến khích HS thâm nhập vào thực tế và thử đặt mình vào các vị trí khác nhau để giải quyết các tình huống pháp luật cụ thể trong cuộc sống. Muốn vậy GV cần tổ chức cho HS thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định theo nội dung của bài học. Thực hành ứng xử qua đóng vai thì “diễn” không phải là phần chính mà phần chính là thảo luận sau phần diễn. Do vậy, sau khi tổ chức diễn GV cho thảo luận để khẳng định đơn vị kiến thức của bài học. Khi HS được hóa thân vào các vai diễn thì đã giúp các em tập xử lý những tình huống trong cuộc sống. Sau đây là ví dụ:

Dạy bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, GV sử dụng phương pháp đóng vai để thông qua vai diễn làm nổi bật lên các vấn đề trong tình huống:

Gia đình ông N và bà M có 3 người con (một trai 20 tuổi và hai gái 14 và 10 tuổi) sinh sống tại thị xã X trong một ngôi nhà cấp 4 trên diện tích đất 200m2 mà vợ chồng ông đã mua được lúc mới cưới. Khi người con trai cả lập gia đình, ông N đã quyết định bán nhà, chuyển về quê sống để lấy tiền cho anh

này tổ chức lễ cưới và mở quán cà phê. Thấy thế, bà M ra sức ngăn cản, bà nói:

Tôi còn ít vốn của mẹ tôi để lại, tôi sẽ cho thằng cả để nó mở quán. Nhà mình gần trường, lâu nay tôi bán hàng tạp hóa cũng kiếm thêm chút tiền nuôi hai đứa nhỏ, vả lại hau đứa nhỏ còn đang đi học, quen trường, quen bạn nếu chuyển về quê sẽ ảnh hưởng đến các con.

Ông N cho rằng mình có toàn quyền quyết định. Ông to tiếng:

Tại sao bà có vốn riêng mà không nói với tôi, bà không được phép làm

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Hà Nam (Trang 54)