11 Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải tiến 50% 50%
2.1.3. Nguyên tắc tính thực tiễn
Các tri thức của môn GDCD ở trường THPT liên quan trực tiếp với những vấn đề đang diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… Do đó, nó tác động trực tiếp và thường xuyên tới nhận thức, cũng như hành động của HS, thông qua HS tác động trực tiếp tới mọi thành viên của xã hội. Vì vậy, việc giảng dạy và học tập môn GDCD gắn liền với cuộc sống sinh động của xã hội, làm cho những tri thức của bộ môn thực sự là có sở cho hành vi và hoạt động của HS chính là bản chất của nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.
- Cơ sở và ý nghĩa của nguyên tắc tính thực tiễn
Mọi tri thức khoa học suy cho cùng đều xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, là kết quả nhận thức của con người trong qua trình hoạt động thực tiễn.
Trong nhà trường, muốn HS tiếp thu được các tri thức khoa học, tránh được sự mò mẫm trong hoạt động nhận thức thì cần phải khái quát những tri thức khoa học sẽ trang bị cho HS bằng những kết quả thực tiễn, quá trình dạy học phải luôn liên hệ với thực tiễn, với đời sống. Tri thức được truyền thụ cho HS càng gần với thực tiễn cuộc sống sinh động, càng gắn với sự biến đổi không ngừng của hiện thực khách quan bao nhiêu thì giá trị và vai trò của nó đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS càng cao bấy nhiêu.
Đối với môn GDCD, thực tiễn là đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Cơ sở của những đường lối, chủ trương, chính sách đó là các kiến thức về thự nhiên, xã hội, tư duy được khái quát từ các bộ môn Triết học, Kinh tế chính trị học, Đạo đức học, Pháp luật học…Đây cũng chính là nội dung học tập của môn GDCD. Thực tiễn của môn GDCD còn là những diễn biến xảy ra
trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta và trên thế giới mà SGK không thể phản ánh được một cách đầy đủ, nhanh chóng. Thực tiễn của môn GDCD còn bao gồm cả đời sống của bản thân HS do hàng ngày, hàng giờ các em được tiếp xúc với các hoạt động kinh tế - xã hội, đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình, hoạt động học tập và lao động sản xuất… Do đó, nếu đảm bảo được nguyên tắc tính thực tiễn thì dạy học môn GDCD sẽ thuận lợi, sâu sắc và hiệu quả hơn.
Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn GDCD là nguyên tắc gắn liền với nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy, nếu GV chỉ dừng lại ở những luận điểm khoa học chung, không gắn chúng với cuộc sống thì sẽ dễ dàng đi đến chủ nghĩa duy lí, chủ nghĩa giáo điều, không thể tạo ra ở HS niềm tin vào sự đúng đắn của những luận điểm đó, bài học không có sức thuyết phục. Nhưng nếu GV lại sa vào sự kiện cụ thể mà không hướng vào việc dùng lí luận để khái quát, lí giải những sự kiện thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy giác, coi thường lí luận, rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, điều đó sẽ cản trở việc hình thành và phát triển tư duy lý luận, tư duy khoa học của HS. Vì thế, chỉ có kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn tri thúc của môn học với thực tiễn sinh động trong quá trình giảng dạy mới có thể khẳng định giá trị đích thực của môn GDCD, mới giúp cho HS hiểu rõ ý nghĩa của môn học để từ đó tạo ra sự say mê, niềm tin vào tri thức mà các em được trang bị.
Trong quá trình dạy học môn GDCD, thông qua nguyên tắc tính thực tiễn để thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đối với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, rèn luyện năng lực sáng tạo và năng lực hoạt động thực tiễn cho HS. Một mặt lấy thực tiễn để bổ sung cho nội dung môn học, làm cho nội dung đó ngày càng phong phú, sinh động, mặt khác tập cho HS cách vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động và các hoạt động
khác. Tuy nhiên để đạt đến những mức độ hoạt động thực tiễn có hiệu quả, thì GV phải có nghệ thuật sư phạm, HS phải nắm chắc các tri thức của môn GDCD đến mức có thể làm chủ được chúng, sử dụng tương đối thành thạo chúng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình.
- Những yêu cầu cơ bản trong việc đảm bảo nguyên tắc tính thực tiễn Đảm bảo tính thực tiễn không chỉ giới hạn trong phạm vi của vài giảng, mà còn phải thực hiện trong toàn bộ hoạt động nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức của HS dưới sự định hướng của GV. Do đó cần thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
Một là, đảm bảo tính thực tiễn trong bài giảng.
Căn cứ vào nội dung tri thức, trình độ nhận thức và khả năng lĩnh hội tri thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV. Do đó cần thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
Hệ thống tri thức khoa học của học thuyết Mác – Lênin là sự kế thừa có phê phán, có phát triển sáng tạo những tư tưởng tốt đẹp nhất mà loài người đã đạt được trong lịch sử, là sự khái quát những kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của nhân dân, kể cả đấu tranh với tự nhiên, là những thành tựu khoa học mà loài người đã đạt được. Vì thế, trong bài giảng nếu chỉ ra được nguồn gốc thực tiễn của các tri thức khoa học, của các khái niệm, phạm trù, nguyên lý và quy luật thì HS sẽ hiểu được căn cứ thực tiễn, cơ sở khoa học của những tri thức mà họ cần lĩnh hội và thấy được những tri thức đó là rất cần thiết cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Tri thức của môn GDCD vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính trừu tượng nhưng không có nghĩa là chúng rời xa thực tiễn, không có tính cụ thể. Tri thức càng trừu tượng thì sẽ thể hiện rõ rệt cái cụ thể trong tư duy. Nếu biết khai thác tối đa ý nghĩa thực tiễn của tri thức sẽ làm cho HS thấy
rõ hơn giá trị của môn học đối với cuộc sống, sẽ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của tri thức môn học, và hiệu quả của bài giảng sẽ được nâng cao.
Giảng dạy tri thức của môn học cần tới sự hỗ trợ đắc lực của các ví dụ đã được chọn lọc kĩ, thích hợp với nội dung, trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của HS. Ví dụ đưa ra phải chính xác, phù hợp với nội dung tri thức cần truyền thụ. Ví dụ phải được phân tích tỉ mỉ để thông qua đó HS hiểu rõ hơn lý luận, tức là ví dụ vừa được dùng để minh họa, vừa phải dùng để giải thích tri thức. Tuy nhiên, nếu trong giảng dạy GV chỉ dừng lại ở việc đưa ra ví dụ thì sẽ dẫn đến tầm thường hóa tri thức của học thuyết Mác – Lênin sẽ thủ tiêu bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết này. Do đó cần có sự kết hợp linh hoạt giữa việc nắm vững tri thức với việc chỉ rõ nguồn gốc của tri thức và đưa ví dụ minh họa, phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể, phải phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học. thực hiện yêu cầu trên đòi hỏi GV phải nắm chắc, hiểu sâu lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm vững đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thường xuyên trau dồi, bổ sung tri thức mới, có vốn sống phong phú, có năng lực sư phạm và tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
Hai là, đảm bảo tính thực tiễn trong các hình thức hoạt động khác của GV và HS:
Lí luận liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành là nguyên tắc chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học. Do đó, ngoài hoạt động lên lớp, GV còn cần thực hiện nhiều hình thức hoạt động dạy học khác có tính chất bổ trợ nhằm nâng cao tri thức cho HS, bước đầu đưa HS vào hoạt động thực tiễn, biết vận dụng tri thức môn học vào cuộc sống xung quanh. Trong bất cứ hình thức tổ chức giảng dạy và học tập nào, GV cũng nên tìm cách kết hợp
lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tùy theo mục đích yêu cầu của mỗi hình thức tổ chức dạy học, tùy theo nội dung của tri thức khoa học, đặc điểm của địa phương, tại những thời điểm cụ thể, tùy theo nhiệm vụ của từng trường, lớp… để tìm ra cách kết hợp nhuần nhuyễn, không gượng ép, gò bó, và mang lại hiệu quả cao. Khi thực hiện yêu cầu này, tùy theo khối lượng tri thức, nội dung tri thức và khối lớp có thể GV và HS cùng thực hiện, hoặc HS độc lập học tập dưới sự hướng dẫn của GV, mức độ thực hiện có thể nâng dần từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng và khái quát. Nhưng, dù thực hiện dưới hình thức nào, trước hết, GV phải định hướng cho HS, phải chọn lọc, vạch ra nội dung và kế hoạch chi tiết đồng thời phải khai thác vốn sống của HS để minh họa và giải quyết những vấn đề lý luận thì mới mang lại hiệu quả trong dạy học bộ môn.