Nguyên tắc tính khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Hà Nam (Trang 34)

11 Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải tiến 50% 50%

2.1.1. Nguyên tắc tính khoa học

Nguyên tắc tính khoa học trong dạy học GDCD là đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bản, thiết thực, hiện đại phù hợp với thực tiễn của môn học và đặc điểm nhận thức của học sinh

- Cơ sở và ý nghĩa của nguyên tắc tính khoa học

Nội dung môn học nào trong trường THPT cũng phản ánh một cách đầy đủ, trung thực nhất những tri thức khoa học cơ bản. Nói cách khác, nội dung của môn học bao giờ cũng mang tính khoa học. Tính khoa học của nội dung môn học sẽ quyết định tính khoa học của viêc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn. Nội dung môn GDCD bao gồm những vấn đề cơ bản nhất của các môn khoa học Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế, môn GDCD mang tính khoa học sâu sắc, do

đó việc giảng dạy môn học này cũng phải đảm bảo tính khoa học.

Trong trường THPT, môn GDCD trực tiếp trang bị cho HS một cách có hệ thống những tri thức về thế giới quan, phương pháp luận, về đạo đức, pháp luật, về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Hệ thống những tri thức này chủ yếu được trình bày dưới dạng khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật, luận điểm và được khái quát từ thực tiễn, phản ánh đúng đắn bản chất của hiện thực. Cho nên khi trình bày phải thuyết minh và làm sáng tỏ các căn cứ khoa học của nó.Không thể áp đặt bắt HS thừa nhận một tri thức khi tri thức đó chưa được luận giải và chúng minh trên cơ sở khoa học. Hơn nữa hệ thống tri thức của môn GDCD nhằm góp phần quan trọng vào việc giáo dục HS trở thành những người công dân mới của đất nước. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi đảm bảo được nguyên tắc tính khoa học trong dạy học bộ môn.

Thực hiện nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD sẽ đảm bảo việc thực hiện những yêu cầu của quy luật về sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục, giữa dạy “chữ” và dạy “người”. Thông qua dạy và học “chữ” để dạy và học làm “người”, và ngược lại. Đây là quá trình biện chứng, quy định lẫn nhau của quá trình dạy học.

Đảm bảo tính khoa học trong dạy học môn GDCD là điều kiện cần thiết để biến tri thức mà HS tiếp thu được thành niềm tin, thôi thúc HS hành động theo lẽ phải, chân lý. HS sẽ say mê, hứng thú hơn với môn học.

Tri thức khoa học bao giờ cũng là cơ sở của việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, là tiền đề xây dựng phương pháp tư duy khoa học, phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức, hình thành và củng cố những thói quen tốt cũng như định hướng cho hoạt động của HS. Quá trình xây dựng hệ thống giá trị của con người cho HS luôn gắn liền với quá trình truyền thụ tri thức. Việc truyền thụ tri thức mang tính khoa học ngày càng cao bao nhiêu thì việc

xây dựng hệ thống giá trị (kể cả giá trị tinh thần, tư tưởng) sẽ càng nhanh chóng và vững chắc bấy nhiêu. Như vậy, kết quả của việc dạy học môn GDCD không chỉ đơn thuần là đánh giá mức độ HS thu nhận tri thức lý luận của môn học mà điều cần thiết là phải đánh giá HS ở mức độ tư tưởng, hành vi và thói quen được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cũng chỉ có được khi thực hiện tốt nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD.

- Những yêu cầu cơ bản trong việc đảm bảo nguyên tắc tính khoa học

Để đảm bảo nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD GV cần phải nghiêm túc thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, truyền thụ đầy đủ, chính xác các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm.

Sự hiểu biết đúng đắn của con người về hiện thực khách quan phần lớn bắt nguồn từ những tri thức do khoa học cung cấp và trang bị thông qua việc hiểu và nắm vững hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm, tức là hiểu và nắm vững nội dung khoa học. Có thể nói khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm, chính là công cụ của nhận thức khoa học, là những nấc thang giúp con người đi sâu vào bản chất của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.

Các tri thức khoa học của môn GDCD vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính trừu tượng và chủ yếu xây dựng từ những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm. Đặc thù tri thức này dễ làm cho HS có những cách hiểu khác nhau, không đúng với thực chất nội dung của môn học, dẫn đến hiểu không đầy đủ, thiếu chính xác nội dung của bộ môn khoa học này. Vì thế, việc truyền thụ đầy đủ chính xác các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm của môn học là rất cần thiết và mang tính bắt buộc.

Truyền thụ đầy đủ, chính xác các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm của môn GDCD không phải là nhắc lại nguyên văn, từng câu, từng chữ, mà điều quan trọng là nêu bật được bản chất, tức là làm rõ

nội hàm và ngoại diên, sự phát sinh và phát triển của những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm đó. Để làm được như vậy cần hiểu và nắm vững lý luận về khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm do môn logic học cung cấp, nắm vững hệ thống tri thức khoa học của học thuyết Mác – Lênin, biết vận dụng những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm vào việc giải thích những hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội, nắm vững đối tượng HS, môi trường xung quanh.

Hai là, nêu sự kiện phải chân thực, khái quát phải đúng, kết luận phải chính xác.

Nội dung môn GDCD dù khái quát và trừu tượng vẫn mang ý nghĩa thực tế sâu sắc. Nó trực tiếp gắn với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra trong đời sống. Những vấn đề đó trực tiếp tác động đến nhận thức của HS. Hơn nữa, quá trình lĩnh hội tri thức của HS còn là quá trình xác lập những mối liên hệ giữa những tri thức cũ với những tri thức mới, những tri thức thu được trong nhà trường với những tri thức tiếp thu được trong cuộc sống, quá trình đó sẽ có khả năng nảy sinh những mâu thuẫn. Do đó, để góp phần hình thành năng lực hoạt động, khả năng lý giải các hiện tượng của cuộc sống cho HS và nâng cao tính thực tiễn, tính thuyết phục của tri thức môn học tất yếu phải đưa vào bài giảng những sự kiện thực tế sinh động đã được chọn lọc.

Những sự kiện nêu ra trong quá trình dạy học có thể có hai loại: Thứ nhất, chúng phù hợp với tri thức lý luận của bài học.

Thứ hai, chúng mâu thuẫn với những tri thức lý luận của bài học.

Cần phải nêu cả hai loại sự kiện, nhưng nên lựa chọn những sự kiện điển hình,dù chúng là những biểu hiện tiêu cực của những hiện tượng xã hội. Bởi vì, điều quan trọng của việc nêu sự kiện không phải ở chỗ chúng biểu thị mặt tích cực hay tiêu cực của xã hội, mà là tính chân thực của sự kiện. Vì thế, phải hiểu rõ sự kiện, những nguyên nhân nhận thức và nguyên nhân xã hội dẫn tới sự kiện đó, phải biết vận dụng tri thức khoa học kể cả

các tri thức không thuộc phạm vi bài giảng, tri thức của các khoa học khác, tri thức cuộc sống, kinh nghiệm công tác và giảng dạy để giải thích. Đối với những sự kiện do HS nêu ra, trước hết, cần làm rõ mức độ chân thực của chúng, sau đó dùng lý lẽ để giải thích. Tốt nhất, nên gợi mở để HS tự trả lời và rút ra kết luận. Cần đảm bảo tính chân thực của sự kiện thì mới có thể khái quát đúng đắn và kết luận chính xác, mới đem lại tính thuyết phục cao. Để thực hiện được cần lưu ý những vần đề sau: những sự kiện nêu ra cần được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo tính chân thực của chúng, cần làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân, các mối liên hệ của sự kiện nêu ra với nhựng sự kiện khác, cần có thái độ tôn trọng các ý kiến do HS nêu ra, biết hướng dẫn, gợi mở cho HS tự lý giải, phải đảm bảo tính chính xác, tính thuyết phục của kết luận, nếu có thể nên vạch ra xu hướng vận động và phát triển của những sự kiện.

Ba là, đảm bảo hệ thống logic của bài học

Nguyên tắc tính khoa học thể hiện ở việc trình bày các tri thức và kết cấu bài học logic, chặt chẽ. Dạy học theo trình tự của sách giáo khoa GDCD chính là đảm bảo hệ thống logic của bài học vì khi xây dựng nội dung môn học các tác giả đã phải quan tâm đến yêu cầu tính logic khoa học của nội dung. Trong dạy học môn GDCD, việc đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa tri thức đã học và những tri thức mới cũng chính là đảm bảo hệ thống logic của bài học. Ngoài ra để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, khi dạy học có thể sử dụng cách trình bày hệ thống tri thức mới, hiện đại phù hợp với đối tượng HS mà vẫn đảm bảo được mối liên hệ biện chứng của các tri thức trong bài học. Để thực hiện được đòi hỏi GV phải có trình độ khái quát cao, kiến thức khoa học chắc chắn, vốn sống và kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Nếu thực hiện tốt cách dạy học này sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành, phát triển tư duy khoa học cho HS và đồng thời còn gắn chặt lý luận của môn học với thực tiễn luôn vận động và phát triển.

Thực hiện nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD sẽ thực hiện được những yêu cầu của quy luật về sự thống nhất giữa chức năng giáo dưỡng, chức năng giáo dục và chức năng phát triển đồng thời là điều kiện cần thiết để biến tri thức đã lĩnh hội của HS thành niềm tin, thôi thúc HS hành động theo lẽ phải, theo chân lý.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Hà Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w