nghiệp Việt Nam
a. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thực tế môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thuận lợi cho việc xâydựng văn hoá kinh doanh. Bộ máy nhà nước còn nhiều biểu hiện quan liêu, giấy tờ, nhiều loại thuế cao và pháp luật không rõ ràng, chưa có một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu đãi hơn về vốn, tín dụng, đất đai...Hay như Luật thuế giá trị gia tăng sau khi được ban hành, có thêm 200 văn hoá dưới luật để hướng dẫn, điều chỉnh. Trong hệ thống luật và văn bản dưới luật không ít các
b. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong cộng đồng là yếu tố nền tảng để đạt tới sự thống nhất sức mạnh trong công việc kinh doanh. Chẳng hạn như tổ chức hiếu, hỉ, thăm hỏi và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, cùng nhau quan tâm tới lợi ích chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời phải xây dựng mối giao lưu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Ví dụ quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật, bảo tồn vốn của nhà nước và làm nghĩa vụ nộp ngân sách, giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp ( cung cấp thiết bị điện, nước, tài chính, nguyên liệu, vật liệu...) giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với các đối tác cạnh tranh hay bạn hàng...Ngay từ khâu tuyển dụng, cần đặt ra yêu cầu cao đối với nhân sự, buộc các thành viên mới tham gia doanh nghiệp phải phát huy trí lực, tính năng động, sáng tạo trong việc tạo ra hiệu quả của công việc. Tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu của toàn đơn vị. Trong kinh doanh hiện đại, xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp còn tổ chức ký đi tham quan, nghỉ mát, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao...để tạo ra bầu không khí lành mạnh thoả mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo một “bầu không khí” riêng, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
c. Xây dựng một đội ngũ doanh nhân văn hoá.
Văn hoà là một thước đo, bên cạnh thước đo về kỹ năng chuyên môn để đánh giá cán bộ xí nghiệp, nhất là cán bộ chỉ huy, quản lý. Nếu các nhà kinh doanh có trình độ văn hoá (không phải chỉ là bằng cấp chuyên môn), họ sẽ có nhiều cơ hội đóng góp vào sự nghiệp phát triển có văn hoá, hạn chế rất nhiều sự phát triển kinh tế không văn hoá, tức là hạn chế những kiểu kinh doanh bất chính, phi nhân bản. Phải bằng các biện pháp giáo dục, giáo dục kiến thức văn hoá cho các nhà doanh nghiệp để giúp họ nâng cao nhận thức và hành động. Phải thông qua các chương trình văn học nghệ thuật, thông tin nghe nhìn, giải
trí, du lịch, câu lạc bộ...để giáo dục những người làm kinh tế, kinh doanh nhất là những người chủ chốt, cũng như những người tiêu dùng.
Doanh nhân văn hoá đòi hỏi phải có những phẩm chất như chủ nghĩa yêu nước và ý thức công dân, cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham mưu cho nhà nước về đường lối, chiến lược và chính sách kinh tế, đề xuất các giải pháp và là cầu nối cho nhà nước trong các quan hệ đối ngoại, có các kiến thức, kỹ năng kinh doanh và tinh thần sáng tạo, có khả năng hợp tác và có tính năng động.
d. Nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hoá kinh doanh.
Nhận thức bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành động. Cầu phải bắt đầu từ nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hoá kinh doanh. Điều này dựa trên những cơ sở sau:
Một là, hiện tại các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa chú ý tới sự cần thiết tất yếu của văn hoá kinh doanh trong hoạt động của mình. Những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận làm cho các doanh nghiệp không chú ý tới vấn đề văn hoá kinh doanh hoặc coi đó là yếu tố phụ trợ.
Hai là, các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ chú ý tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của kinh doanh. Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt khía cạnh văn hoá trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành có nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ sự thiếu hụt rõ ràng trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách.
Ba là, định hướng xã hội nhằm vào tạo dựng văn hoá kinh doanh còn thiếu, văn hoá tiêu dùng tạo nên bầu không khí và áp lực dư luận xã hội, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hóa kinh doanh cần phải được bắt đầu ngay. Sự phối hợp giữa Chính phủ – doanh nghiệp – tổ chức xã hội phi chính phủ là yếu tố rất quan trọng trong công việc này. Phải làm cho toàn bộ xã hội nhận thức và nhận dạng đúng vai trò, vị trí của doanh nghiệp, doanh nhânViệt