Khái niệm về quản trị đa văn hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 26 - 27)

Khi các thị trường được toàn cầu hóa, nhu cầu tiêu chuẩn hóa về sắp xếp, tổ chức, hệ thống và quy trình cũng tăng lên. Song, các nhà quản lý cũng chịu áp lực khi làm cho tổ chức của họ thích nghi với các đặc điểm của thị trường, pháp luật, thể chể tài chính, hệ thống chính trị - xã hội và hệ thống văn hóa. Sự cân bằng giữa tính nhất quán và tính thích nghi là thiết yếu đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Việc trang bị những tri thức về các nền văn hóa giúp các nhà quản lý hiểu được sự khác biệt giữa các nền văn hóa và từ đó có những cách thức điều hành phù hợp với sự đa dạng văn hóa của các nhóm người, các tổ chức và các quốc gia. Thay vì coi đa dạng văn hóa là những thách thức khó vượt qua và mang lại những bất lợi cho công ty, sự chấp nhận và quản trị đa văn hóa đã được đề cao và được xem như là một công cụ hữu ích nhằm giải quyết các vấn đề xung đột.

Quản trị đa văn hóa được hiểu là: việc nghiên cứu cách cư xử của con người trong các tổ chức trên khắp thế giới và đào tạo họ làm việc trong các tổ chức với nhân viên và khách hàng. Nó miêu tả cũng như so sánh những lối cư xử có tổ chức trong các quốc gia và các nền văn hóa và có lẽ quan trọng nhất là tìm cách để hiểu và cải thiện mối quan hệ giữa những công nhân, khách hàng, người cung cấp và các đối tác từ những quốc gia và các nền văn hóa khác nhau. Quản trị đa văn hóa do đó chính là sự mở rộng của quản trị trong nước đến phạm vi quốc tế và đa văn hóa (Adler: “International Dimensions of Organizational Behavior” (1991)

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 26 - 27)