Thái độ đa văn hóa trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 29)

Mức độ thích nghi các nền văn hóa khác nhau không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh trong nền kinh tế đó mà còn phụ thuộc vào thái độ của chính công ty và các nhà quản lý của nó. Dưới đây là ba xu hướng chính trong thái độ phản ứng của các công ty trước bối cảnh đa văn hóa.

a. Xu hướng Đa trung tâm (Polycentrism)

Trong một tổ chức theo trường phái đa trung tâm, người ta tin rằng các đơn vị kinh doanh ở các nước khác nhau nên ứng xử giống như các công ty bản địa. Nhiều cuộc tranh luận tập trung vào những vấn đề liên quan đến thích nghi văn hóa mà các công ty quốc tế gặp phải khi kinh doanh ở nước ngoài đã góp phần củng cố xu hướng này. Tuy vậy, xu hướng Đa trung tâm có thể là những phản ứng thận trọng thái quá đối với sự khác biệt văn hóa.

Các công ty mang nặng xu hướng đa trung tâm thường né tránh một vài quốc gia nhất định hoặc ngại ngùng khi áp dụng những tập quán và phương thức kinh doanh của công ty mẹ vào tình hình nước sở tại ngay cả khi nó có hiệu quả cao. Trên thực tế, để cạnh tranh thành công với những công ty bản xứ, các công ty quốc tế thường thực hiện các chức năng của mình một cách hoàn toàn khác biệt, ví dụ như bán một sản phẩm mới hoặc đưa ra những phương pháp sản xuất khác lạ. Do đó, thái độ quá thiên về Đa trung tâm có thể dẫn tới sự bắt chước cách làm kinh doanh của nước sở tại và công ty đánh mất sự sáng tạo, đổi mới của chính mình.

b. Xu hướng Vị chủng (Enthnocentrism)

Vị chủng là thái độ cho rằng văn hóa của chính công ty mình là ưu việt hơn hẳn. Trong kinh doanh quốc tê, nó là từ được dùng để mô tả những công ty hay cá nhân thấm nhuần tư tưởng rằng điều gì làm nên thành công ở nước mình thì cũng sẽ thành công ở nước sở tại bất kể những khác biệt xã hội. Xu hướng Vị chủng có 3 dạng chính:

Một là, các nhà quản lý bỏ qua những yếu tố quan trọng trong văn hóa ngoại quốc, bởi họ đã quá quen thuộc với những mối quan hệ nhân quả ở

nước mình. Để khắc phục xu hướng này, các nhà quản lý cần tham khảo những yếu tố dẫn đến khác biệt văn hóa để đảm bảo rằng họ luôn cân nhắc những nhân tố chính trong làm ăn kinh doanh.

Hai là, các nhà quản trị nhận ra được những khác biệt trong môi trường làm việc, nhưng chỉ tập trung vào việc đạt được những mục tiêu của công ty mẹ thay vì những mục tiêu toàn cầu hoặc mục tiêu ở nước ngoài. Hậu quả của nó có thể là giảm tính cạnh tranh trong dài hạn do công ty không thể kinh doanh hiệu quả như các đối thủ và sự đối đầu ngày càng tăng lên ở biên giới quốc gia của công ty mẹ.

Ba là, các nhà quản lý nhận thức được sự khác biệt nhưng lại cho rằng việc áp dụng những cách thức mới để sản xuất và bán sản phẩm của mình là cần thiết nhưng dễ dàng trong khi thực tế đó là một quá trình vô cùng phức tạp.

Vị chủng không hoàn toàn tiêu cực. Hầu hết những hiệu quả ở nước nhà cũng có thể thành công ở nước khác nhưng vị chủng một cách thái quá sẽ dẫn đến những thất bại đắt giá trong kinh doanh.

c. Xu hướng Địa cầu là trung tâm (Geocentrism)

Xen giữa hai thái cực Đa trung tâm và Vị chủng là một xu hướng mang tính thỏa hiệp hơn. Đó là sự kết hợp giữa những tập quán nước mẹ, nước sở tại cũng như những tập quán hoàn toàn mới. Ví dụ, công ty Toyota đã pha trộn một cách có chủ đích cả văn hóa Nhật và Pháp trong một phân xưởng sản xuất ô tô tại Pháp. Xu hướng Geocentrism – Địa cầu là trung tâm tồn tại khi một công ty hoạt động của mình trên một nền tảng kết hợp cả tập quán, văn hóa và kiến thức kinh doanh của chính nó ở nước mẹ cũng như những nhu cầu, những khả năng và hạn chế của nước sở tại. Đây là cách tiếp cận kinh doanh được ưa thích hơn cả khi đối mặt với những nền văn hóa khác nhau bởi vì nó kích thích sự sáng tạo học hỏi và cách tân đồng thời giảm thiểu những nguy cơ thất bại.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 29)