Quản trị trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 76 - 79)

Ngoài những mối quan hệ kinh doanh với những nhân viên, đối tác và khách hàng, các tập đoàn phải quản trị các mối quan hệ với những cộng đồng và chính phủ và coi những vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội như một mối quan tâm chung.

Như đã nói ở trên, khả năng tạo dựng mối quan hệ với các chính quyền và cộng đồng địa phương cần thiết để đảm bảo rằng tập đoàn có một “giấy phép vận hành” tại các thị trường đa dạng trên khắp thế giới.

Có một vài cách mà tập đoàn có thể phát triển sự hiểu biết xuyên văn hóa trong cộng đồng rộng lớn hơn: thông qua những đàu tư xã hội hay ủng hộ từ thiện cho những chương trình xã hội với mục tiêu phát triển sự hiểu biết xuyên văn hóa, qua việc điều chỉnh những ảnh hưởng của kinh doanh thuần túy theo cách thương thức với văn hóa địa phương và qua việc ủng hộ các chính sách khuyến khích quan hệ xuyên văn hóa.

a. Tổ chức các chương trình hiểu biết xuyên văn hóa như một ưu tiên đầu tư xã hội của các tập đoàn

Để thể hiện trách nhiệm tập đoàn đối với xã hội, các tập đoàn đã tổ chức và ủng hộ các chương trình nhằm cải thiện đời sống con người trong xã hội nơi họ hoạt động kinh doanh. Ngày càng có nhiều tập đoàn thực hiện những tiếp cận “chiến lược” với cộng đồng, “đầu tư xã hội” có mục tiêu để tìm ra những nhu cầu quan trọng trong cộng đồng liên quan đến quá trình kinh doanh của công ty và những ưu tiên cho sự phát triển bền vững, hợp tác với chính phủ và nhóm cộng đồng dân cư địa phương. Một vài tập đoàn đã coi sự hiểu biết văn hóa như một chủ đề chính trong sự phát triển bền vững hay trong những chương trình và tầm nhìn nhân văn của họ.

Phát triển quá trình học hỏi xuyên văn hóa nhằm vào đối tượng các thế hệ thanh niên và sinh viên

Học hỏi xuyên văn hóa đã trở thành một thành phần quan trọng trong các hoạt động xã hội của các tập đoàn trong những năm gần đây. Nhiều tập đoàn như BMW đã tổ chức những dự án về trao đổi và học hỏi ý tưởng giữa các sinh viên để tìm ra những vấn đề vướng mắc và tạo ra những đóng góp cải tiến cho sự hiểu biết quốc tế. Một dự án cũng khá hữu ích đó là tạo cho sinh viên những cơ hội thú vị và thiết thực để phát triển những quan điểm của mình qua quá trình học ở các quốc gia khác nhau hay kết hợp những trường song ngữ đặc biệt giúp cải thiện mối quan hệ giữa những cộng đồng hiềm khích qua nhiều thế hệ. Học hỏi xuyên văn hóa có thể thực hiện thông qua giao lưu văn hóa nghệ thuật bằng cách tạo lập những không gian riêng cho các sinh viên hay người dân tìm hiểu và phát triển những văn hóa nghệ thuất của quốc gia mình cũng như của nước bạn, tổ chức những chương trình văn hóa nghệ thuật xuyên quốc gia để tăng thêm sự hiểu biết về văn hóa giữa các cộng đồng cũng như tình hữu nghĩ giữa các quốc gia.

Tổ chức các chương trình nhằm thể hiện sự tôn trọng văn hóa giữa các cộng đồng và coi đó sự đa dạng văn hóa như một di sản thế giới cần bảo tồn

và phát huy như chương trình “quốc kì quốc gia”, hay các chương trình khác mà ở đó làm nổi bật được bản sắc dân tộc độc đáo cũng như những nét riêng ở từng dân tộc.

b. Xây dựng lòng tin với chính quyền địa phương

Để có được những quyền lợi cũng như sự đồng tình của chính quyền địa phương trong quá trình hoạt động kinh doanh của tập đoàn, ngoài việc tổ chức các chương trình xuyên văn hóa như một ưu tiên hàng đầu của tập đoàn thị họ con phải tạo dựng lòng tin với chính quyền địa phương thông qua việc xây dựng những mối quan hệ dài hạn như tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, phát triển những hợp đồng và mua bán lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định của các doanh nghiệp địa phương, đầu tư và giáo dục và các chương trình huấn luyện, , gia tăng những mối tương tác với các lãnh đạo và nhóm dân cư địa phương để tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và mời các doanh nghiệp cũng như những ai có nhu cầu ở cộng đồng địa phương tham gia và chiến lược kinh doanh của tập đoàn.

Ngoài ra, các tập đoàn cũng phải kinh doanh có trách nhiệm và dựa trên sự tôn trọng văn hóa của cộng đồng sở tại vì chỉ có như vậy thì chính họ mới có được sự tôn trọng của cộng đồng địa phương, đóng góp cho sự phát triển bền vững dài hạn trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như các mục tiêu kinh tế đề ra.

Và hơn nữa, các tập đoàn cũng phải tham gia vào các chính sách đối thoại cũng như ủng hộ chính quyền địa phương tìm ra những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích xã hội và môi trường kinh doanh. Họ phải kí những cam kết với chính quyền địa phương về việc tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, phù hợp với con người và văn hóa xã hội cũng như đem lại lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần cho khu vực mà họ kinh doanh.

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 76 - 79)