Vai trò của quản trị đa văn hóa trong kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 29 - 32)

Đó là điều quan trọng để thấy rằng quản trị đa văn hóa không phải là hành động mang tính pháp lý bắt buộc, mặc dù một số vấn đề trong quản trị đa văn hóa có liên quan gián tiếp đến những vấn đề hay những mối quan tâm mang tính pháp lý. Ví dụ như, hành động được điều chỉnh bởi pháp luật như cân bằng sân chơi và tạo cơ hội tham gia vào đội ngũ nhân lực đối với phụ nữ, người da màu, những người bị giới hạn về mặt thể chất và những người khác mà được gọi là những nhóm người thiểu số. Trong khi những hành động pháp lý tập trung vào sắc tộc, giới tính và đạo đức, quản trị đa văn hóa lại tập trung vào tất cả các yếu tố đa dạng, ngoài phạm vi sắc tộc, giới tính và đạo đức, để bao hàm những đặc tính như trình độ học vấn, tôn giáo, định hướng giới tính, địa vị xã hội và nhiều hơn nữa. Khái niệm về quản trị đa văn hóa bao hàm nhiều mặt. Một điều quan trọng nữa là không giống những hoạt động pháp lý, các chính sách quản trị đa văn hóa là những chương trình tự nguyện và được tạo ra bởi các tổ chức chứ không phải bởi luật pháp liên bang.

Vậy thì tại sao quản trị đa văn hóa lại quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế? Đó là bởi vì nếu chúng ta không quản trị đa văn hóa thì sẽ dẫn đến xung đột. Những ví dụ về những kiểu xung đột này bao gồm:

 Cư xử phân biệt chủng tộc

 Chỉ lĩnh hội được một phần do đa dạng văn hóa

 Áp dụng chính sách không công bằng, ưu tiên nhóm này hơn nhóm khác

 Xung đột liên nhóm gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc

 Thiếu giao tiếp bởi sự khác biệt

 Những hành động phân biệt vì những đặc tính đa dạng

 Nhạo báng đạo đức qua những hình vẽ thiếu tích cực

 Khiếm nhã hay không tôn trọng đến sự khác biệt của ai đó

Và những xung đột không dừng lại ở môi trường làm việc, xảy ra giữa nhân viên với nhau hay với nhà quản lý công ty, mà nó còn xảy ra trên thị

trường kinh doanh. Đó là những mâu thuẫn của khách hàng với nhà sản xuất về sản phẩm do những đặc tính như công thức chế biến hay hình tượng quảng cáo sản phẩm đó không phù hợp với văn hóa địa phương, gây cho họ sự phẫn nộ và bất bình. Và đó còn là những mâu thuẫn giữa nhà cung cấp và phân phối cũng như chính quyền địa phương với công ty sản xuất sản phẩm do họ không am hiểu văn hóa địa phương và không xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với khu vực mà họ đang hoạt động kinh doanh.

Nếu không có những chiến lược hay mô hình quản trị đa văn hóa phù hợp hay các tập đoàn còn chưa sẵn sàng để hành động thì họ sẽ phải trả giá bởi sự tổn hại đến hình tượng và lợi nhuận của mình.

Trong những vụ việc về phân biệt chủng tộc, các tổ chức đã phải bỏ ra rất nhiều tiền của và thời gian để giải quyết kiện tụng kéo theo đó là tỷ lệ nhân viên thuyên chuyển lớn cùng với cái nhìn tiêu cực từ phía cộng đồng về tổ chức. Và nếu trên thị trường và trong cộng đồng địa phương, tổ chức không thay đổi để thích ứng phù hợp với văn hóa địa phương thì kết quả cũng xảy ra tương tự. Ví du, một dây chuyền phục vụ ăn nhanh đã phải gửi đến công chúng hàng ngàn lời xin lỗi và mất chi phí thiệt hại lên tới hàng chục triệu đôla khi họ phát hiện ra rằng món khoai tây chiên dành cho người ăn kiêng được nấu với mỡ bò là một điều cấm kị đối với những người Hindus ( Doing business in a multicultural world – trang 42).

Xét về mặt đạo lý, quản trị đa văn hóa quan trọng vì cả xã hội sẽ bị ảnh hưởng nếu khi một nhóm hay một phân khúc dân số bị phân biệt và đối xử tệ bạc. Tại môi trường làm việc, một nhóm công nhân đa dạng có nhiều điều để chia sẻ hơn một nhóm tương đồng về nguồn gốc xuất thân, kinh nghiệm, địa vị kinh tế, giới tính và đạo đức. Đối với những công ty với mục đích lợi nhuận hàng đầu, những nhóm công nhân đa dạng có thể cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường, dựa trên khả năng kết nối với những nhóm khách

Những chương trình thiết kế hay những cách thức quản trị đa văn hóa hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, nhân viên và cho toàn xã hội. Chẳng hạn, sẽ giảm xung đột giữa các nhóm đa văn hóa. Và điều này sẽ làm cho đạo đức của các nhân viên được cải thiện. Khi các nhân viên hiểu và tôn trọng sự khác biệt cũng như tính tương đồng của nhau, mối quan hệ gắn bó, hợp tác và làm việc nhóm sẽ ngày càng tăng. Và khi đã đi đến một sự đồng thuận cao nhất, nó sẽ cho phép họ chia sẻ thông tin nhiều hơn, tạo ra một môi trường nơi khuyến khích sự sáng tạo và các quyết định dung hòa dựa trên nhiều quan điểm khác nhau. Hay khi các tổ chức quản trị đa văn hóa thành công trên thị trường kinh doanh đồng nghĩa với việc họ dung hòa được sản phẩm của mình với những khác biệt văn hóa của khách hàng. Sản phẩm của họ được chấp nhận rộng rãi hơn và việc mở rộng thị trường cũng như gia tăng lợi nhuận là điều tất yếu.

CHƢƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)