Khác biệt giữa văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 37 - 39)

Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.

Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó. Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó

mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.

Giống như con người, tổ chức cũng có một điểm bắt đầu và lịch sử hình thành, được xác định bởi những triết lí và sứ mệnh của những người sáng lập ra chúng. Người sáng lập xây dựng nên những ý tưởng ban đầu về mô hình tổ chức mà họ là người đứng đầu, sau đó tìm mọi cách truyền bá các ý tưởng đó. Do là lớp người đầu tiên, họ không bị tác động bởi bất kỳ thành kiến nào và chịu sự sắp đặt nào, họ có quyền tự do lựa chọn khuôn mẫu, cơ cấu tổ chức, mục đích hoạt động của doanh nghiệp mình và xây dựng hệ thống các qui tắc chuẩn mực sao cho phù hợp với cỏ cấu và mục đích đó. Mọi thành viên sẽ chấp thuận và thực hiện theo sự dẫn dắt của người lãnh đạo.

Tại 2 tập đoàn nổi tiếng là IBM và BODY SHOP, văn hoá nơi đây mang đậm tư tưởng của người sáng lập. Ông Thomas Watson của IBM, chủ trương nhấn mạnh đến qúa trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo ra sản phẩm với chất lượng cao. Đối với quản lý nhân sự, để đảm bảo quyền lợi và tạo ra sự an tâm cho người lao động, ông đã ban hành các chính sách bảo hiểm chặt chẽ, đồng thời đưa ra các nội qui rõ ràng về tác phong ăn mặc tại nơi làm việc. Mặc dù ông mất cách đây khá lâu, năm 1956, nhưng cho đến nay mục tiêu hoạt động, các đường lối và qui tắc trên vẫn được coi là những nội dung cơ bản của hãng. Còn bà Roddic, người sáng lập ra “Body Shop” thì đề ra các nguyên tắc kinh doanh như sau: kinh doanh phải dựa trên nền tảng đạo đức, ý thức về môi trường và quan tâm tới các yếu tố xã hội. Khi đến đây, mọi người nhanh chóng nhận ra nét đặc trưng này thông qua các hoạt động của hãng và các thành viên.

công nhân hiếm khi được gặp giám đốc, các chỉ thị giữa người quản lý và nhân viên thực hiện bằng cách mệnh lệnh văn bản hơn là sự gần gũi với quần chúng. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản, giữa chủ và thợ có mối quan hệ rất gần gũi. Giám đốc nhiều khi xuống tận phân xưởng để hỏi han tình hình công nhân và trao đổi trực tiếp với họ về mục tiêu, cải tiến hoặc khen thưởng.Việc đánh giá năng lực và hiệu quả công việc cũng rất khác nhau, giữa một bên đánh giá theo thành tích và một bên là đánh giá theo quá trình song song với kết quả công việc.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 37 - 39)