Khác biệt văn hóa giữa các cá nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 36 - 37)

Mỗi cá nhân là một thực thể văn hóa với một nét văn hóa riêng vì họ được sinh ra trong một hệ thống gia đình mà ở đó tồn tại những tín ngưỡng, giá trị, quy luật và cách vận hành văn hóa riêng. Văn hóa gia đình là một cái nôi văn hóa hình thành đầu tiên cho một đứa trẻ và bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực xã hội, những yếu tố về chủng tộc và sắc tộc, và những biến đổi văn hóa khác. Ở một số gia đình, điểm nhấn có thể ở sự giáo dục, tôn giáo và những thành tựu đạt được. Một số gia đình khác thì điểm nhấn lại nằm ở thể thao, công việc mang lại thu nhập cao và những vai trò không chính thống của phái mạnh và phái yếu. Xuất thân cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa cá nhân của một con người. Những các nhân muốn hướng về cội nguồn tổ tiên sẽ có một định hướng về lịch sử và di sản văn hóa gia đình khác với những người dân nô lệ, người dân nhập cư hay những người có truyền thống và nền tảng gia đình thấp.

Con người là sản phẩm tinh tuý với những đặc điểm cô đọng nhất tiêu biểu cho văn hoá của mỗi quốc gia. Với nhiều nước Tây Âu, khi một người đã

trí nhất định, khi một trưởng phòng xuất nhập khẩu được giám đốc uỷ quyền thực hiện một hợp đồng với một đối tác khác, anh ta có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Nhưng ở một số nước châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, do quan hệ ràng buộc và mang tính truyền thống khá cao nên trong công việc mọi vấn đề phải do người có vị trí cao nhất quyết định, các thủ tục phải theo những trình tự bắt buộc từ thấp tới cao. Thường thì một người muốn phát biểu, trước tiên anh ta phải thăm dò thái độ của những ngươì lớn tuổi hơn hoặc phải có ý kiến từ cấp trên của anh ta. Tư tưởng “tôn ti trật tự” là khá phổ biến trong tâm lý của những thành viên trong nhiều doanh nghiệp châu Á.

Các chiều trong mô hình xác định đặc tính cá nhân sau đây là một bản tóm tắt về sự phức tạp và đa dạng trong mỗi cá nhân. Qua mô hình này, một người có thể nhận ra những chiều khác biệt hình thành nên đặc trưng văn hóa riêng của mỗi các nhân.

Chiều A: Tuổi tác, văn hóa, chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, thể chất, định hướng về giới, sắc tộc và tầng lớp xã hội.

Chiều B: Trình độ học vấn, vị trí địa lí, thu nhập, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, kinh nghiệm làm việc, địa vị công dân, kinh nghiệm quan đội, sở thích hay tiêu khiển giải trí.

Chiều C: Thời khắc hay kỉ nguyên lịch sử

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)